2.1.3.1. Trong vĩ mô
Để đảm bảo quyền lợi của người lao động khi tham gia lao động, Việt Nam cũng như các nước khác trên thế giới đều quy định một mức lương tối thiểu mà người lao động có thể nhận được. Mức lương tối thiểu ở Việt Nam có khá nhiều yêu cầu ràng buộc với hệ thống an sinh. Cụ thể như, phổ biến trên thế giới, ở nước ngoài, lương tối thiểu gắn liền với yếu tố lạm phát, thường được điều chỉnh kịp thời dựa trên những thay đổi chỉ số, thì ở Việt Nam, lương tối thiểu cịn là cơ sở để xác định mức lương hưu, trợ cấp, bảo hiểm xã hội,… mục đích của việc này là để tạo sự cơng bằng cho tất cả đối tượng được hưởng lương, tuy nhiên điều đó lại làm mất đi tính linh hoạt trong cơ chế điều chỉnh lương, đặt lên vai ngân sách nhà nước gánh nặng rất lớn.
Bảng 2.3: Mức lương tối thiểu vùng qua các năm (từ năm 2010-2021)
(ĐVT: Đồng/tháng) Thời điềm áp dụng Vùng I Vùng II Vùng III Vùng IV Từ 01/01/2010 đến 31/12/2010 980.000 880.000 810.000 730.000 Từ 01/01/2011 đến 01/10/2011 1.350.000 1.200.000 1.050.000 830.000 Từ 01/10/2011 đến 31/12/2012 2.000.000 1.780.000 1.550.000 1.400.000 Từ 01/01/2013 2.350.000 2.100.000 1.800.000 1.650.000 Từ 01/01/2014 2.700.000 2.400.000 2.100.000 1.900.000 Từ 01/01/2015 3.100.000 2.750.000 2.400.000 2.150.000 Từ 01/01/2016 3.500.000 3.100.000 2.700.000 2.400.000 Từ 01/01/2017 3.750.000 3.320.000 2.900.000 2.580.000
Thời điềm áp dụng Vùng I Vùng II Vùng III Vùng IV Từ 01/01/2018 3.980.000 3.530.000 3.090.000 2.760.000 Từ 01/01/2019 4.180.000 3.710.000 3.250.000 2.920.000 Từ 01/01/2020 4.420.000 3.920.000 3.430.000 3.070.000 Từ 01/01/2021 4.420.000 3.920.000 3.430.000 3.070.000 (Nguồn: Tổng cục thống kê)
Qua bảng có thể thấy, mức lương tối thiểu qua từng năm theo các vùng đều tăng đáng kể trong suốt giai đoạn 2010-2021, riêng hai năm 2020 và 2021 mức lương tối thiểu vẫn giữ. Mức tăng này đã cho thấy hiệu quả của các chính sách điều chỉnh mức lương cơ bản phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của Nhà nước. Mức lương tối thiểu tăng lên cùng với đó là lao động của người lao động được trả giá cao hơn, do vậy mà người lao động sẽ có hứng thú hơn trong cơng việc của mình.
2.1.3.2. Trong vi mô Tiền lương Tiền lương
Lương luôn là mối quan tâm hàng đầu của người lao động khi làm việc ở bất kì doanh nghiệp nào. Một doanh nghiệp có chế độ lương tốt sẽ thu hút được rất nhiều người lao động, việc trả lương cho nhân viên được doanh nghiệp đặt lên hàng đầu với việc cân nhắc làm sao trả lương một cách hợp lý nhất, phù hợp với năng lực của người lao động.
Việt Nam hiện nay có trên 300 KCN, KCX, KKT với tổng sử dụng trên 10 triệu lao động tuy nhiên mức lương bình quân trả cho người lao động lại chưa đến 5 triệu đồng/người/tháng cho thấy mức lương bình quân mà NLĐ nhận được ở hầu hết các doanh nghiệp ở Việt Nam là thấp.
Trong các doanh nghiệp ngồi quốc doanh, mức lương bình quân hàng tháng của nhiều doanh nghiệp vượt quá 2 triệu đồng, mà mức lương bình quân này trong phương án của Bộ Lao động và Xã hội chỉ là 1,5 triệu đồng, do vậy dẫn đến sự thiệt thòi cho các lao động tại các cơng ty nước ngồi khi mà các doanh nghiệp nước ngồi
học khơng chấp nhận việc trả lương quá cao so với mức lương tối thiểu mà nhà nước quy định.
Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp cho rằng mức lương tối thiểu này là quá thấp, khiến cho họ gặp khó khi tính dựa vào giá đó và khó tuyển được lao động.Hiện nay, cả khu vực hành chính sự nghiệp và khu vực doanh nghiệp đều cùng áp dụng một mức lương tối thiểu chung và vùng dẫn đến việc khiến mức lương tối thiểu của doanh nghiệp tăng rất chậm khơng phù hợp với tình hình thực tế.
Những vấn đề nêu trên phần nào phản ánh những bất cập của hệ thống tiền lương hiện nay ở Việt Nam. Trong những năm tới, hy vọng rằng khi Đảng và nhà nước cải cách, cập nhật chính sách về tiền lương hơn thì những tồn tại, hạn chế trên có thể giảm bớt, người lao động có thể nhận được mức lương cao hơn và ổn định hơn.
Tiền thưởng và phúc lợi doanh nghiệp
Tiền thưởng có tác dụng khuyến khích người lao động nỗ lực, đổi mới trong q trình làm việc, đảm bảo cơng bằng trong lĩnh vực trả lương ... Thực tế, để ổn định được lực lượng lao động tại chỗ lâu dài nhiều doanh nghiệp sử dụng tiền thưởng như một chiến lược, thu hút lao động giỏi, nâng cao phát triển chất lượng người lao động của đơn vị tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Những lợi ích về vật chất, tinh thần của doanh nghiệp sở hữu lao động dành cho nhân viên của mình ngồi tiền cơng, tiền lương chính là phúc lợi doanh nghiệp. Những phúc lợi này được phân bổ theo quy chế, quy định của doanh nghiệp nhằm động viên, khuyến khích người lao động gắn bó lâu dài với doanh nghiệp và chia sẻ, hỗ trợ người lao động trong các tình huống khó khăn.
Tết năm 2022, mức thưởng Tết Âm lịch bình quân cao nhất đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 6,66 triệu đồng/ người, giảm 0,33 triệu đồng/ người so với năm 2021; đối với doanh nghiệp dân doanh là 5,92 triệu đồng/ người, giảm 0,13 triệu đồng/ người so với năm 2021 và đối với các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là 5,59 triệu đồng/ người, giảm 0,26 triệu đồng/ người so với năm 2021.
Còn đối với mức thưởng Tết dương lịch bình qn năm 2022 có xu hướng giảm mạnh, chỉ bằng 58% so với năm 2021. Trong tổng số 41.826 doanh nghiệp ra
kết quả báo cáo có kế hoạch thưởng Tết dương lịch thì chỉ có khoảng 55,2% doanh nghiệp có mức thưởng bình qn là 1,36 triệu đồng/ người.
Về phúc lợi xã hội, các lợi ích, hoạt động liên quan đến quyền lợi của người lao động như quy chế tuyển dụng, sử dụng lao động, quy chế trả lương, thưởng, nâng lương, thi đua, khen thưởng cho người lao động đạt thành tích tốt, hay các phúc lợi tập thể, an tồn vệ sinh lao động, bảo vệ mơi trường, phòng chống cháy nổ,… đều được đa số các doanh nghiệp xây dựng và ban hành hệ thống quy chế, quy định điều tiết phân bổ phúc lợi riêng trong từng doanh nghiệp.
Người lao động có tên trong danh sách được nhận lương của doanh nghiệp thì ngồi thu nhập từ lương, họ cịn được nhận thêm lương thưởng có thể bằng tiền mặt hoặc quà tương đương trong các dịp lễ, Tết. Bên cạnh đó, người lao động cịn được hỗ trợ thêm tiền ăn trưa, phí gửi xe, hay các đặc quyền khác như được cơng ty hỗ trợ chi phí đi cơng tác, chi phí điện thoại… ở một số doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sẽ có các khoản phúc lợi nêu trên khác nhau tùy thuộc vào tiềm năng tình chính và kết quả kinh doanh của công ty.
Theo thống kê của Bộ Lao động dựa trên báo cáo của các doanh nghiệp thì có 95,7 % số doanh nghiệp thực hiện chế độ trợ cấp, thăm hỏi người lao động bị chết và tổ chức trao quà mừng người lao động kết hôn hoặc thăm hỏi khi người lao động bị ốm đau; 89,8% doanh nghiệp có các khoản trợ cấp cho người lao động gặp khó khăn; số doanh nghiệp thực hiện chế độ thăm hỏi, phúng viếng đối với “tứ thân phụ mẫu” của người lao động và vợ hoặc chồng người lao động khi qua đời chiếm 63,2%. Ngoài ra việc thực hiện phúc lợi của doanh nghiệp còn được triển khai qua các hoạt động đào tạo, văn hóa, thể thao, tổ chức văn nghệ, giải trí mang tính tập thể cho người lao động như tổ chức đào tạo nâng cao tay nghề miễn phí cho nhân viên, tổ chức các hoạt động du lịch, nghỉ mát cho nhân viên, các hoạt động văn hóa như tổ chức các giải thể thao, văn nghệ, giải trí, góp phần tạo tinh thần thoải mái cho nhân viên sau thời gian làm việc áp lực, …