2.1.4.1. Đầu tư cải thiện điều kiện việc làm Vĩ mô Vĩ mô
Trong những năm gần đây, cùng với sự gia tăng về số lượng doanh nghiệp, thì nguy cơ xảy ra TNLĐ gây thiệt hại về người và tài sản cũng có xu hướng tăng dần
qua các năm. Theo báo cáo của Bộ lao động – thương binh và xã hội, tần suất các vụ tai nạn lao động chết người giai đoạn 2016-2020 đã giảm 16,99% so với giai đoạn 2011-2015, ngồi ra có 960.089 người lao động được khám và phát hiện ra bệnh nghề nghiệp, chiếm 43,68% tổng số lao động có nguy cơ. Các ngành khai khoáng, xây dựng, chế tạo sản xuất kim loại, hóa chất là nhưng ngành có số vụ tan nạn lao động chết người nhiều nhất ở giai đoạn 2016-2020; chỉ tính riêng trong khu vực có quan hệ lao động thì bình qn mỗi năm xảy ra 7.389 vụ tai nạn lao động làm 7.559 người bị nạn với 613 người chết. Tổng số ngày nghỉ do TNLĐ là 138.089 ngày. Nhiều doanh nghiệp chỉ tập trung đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh vì lợi nhuận hơn là cải thiện điều kiện làm việc an toàn cho người lao động. Trong năm 2021, tổng số vụ TNLĐ trên cả nước là 5.797 vụ, giảm 1.676 vụ so với năm 2020, tuy nhiên đây vẫn là con số lớn.
Trước thực trạng đó, các cấp cơng đồn tích cực đẩy mạnh cơng tác BHLĐ như: tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật với nhà nước, chỉ đạo, hướng dẫn các cấp cơng đồn thực hiện công tác BHLĐ; tổ chức và tham gia lao tuyên truyền về bảo hiểm cho người lao động và người sử dụng lao động; củng cố mạng lưới ATNSLĐ; triển khai nội dung chiến dịch hàng năm về BHLĐ. Tích cực lãnh đạo, quản lý tăng cường giám sát, kiểm tra, đôn đốc các doanh nghiệp chấp hành nghiêm chỉnh Luật Lao động, ngày càng hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về điều kiện, tiêu chuẩn ATVSLĐ nhằm tạo điều kiện làm việc tốt nhất cho người lao động.
Vi mô
Theo Luật lao động, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ theo chế độ, đồng thời phải trang bị đầy đủ các thiết bị BHLĐ để đảm bảo an toàn. Trong thời gian qua, mặc dù đã nhận thức được tầm quan trọng, trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong cơng tác đảm bảo ATVSLĐ nhưng vẫn còn nhiều doanh nghiệp kể cả doanh nghiệp nước ngồi vẫn cịn lơ là, chưa thực sự quan tâm đến nó. Một số doanh nghiệp cịn trang bị đối phó với các đợt thanh tra, kiểm tra của các cơ sở chức năng, nhất là các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng, khai thác đá…; còn ở các cơ sở sản xuất nhỏ thì việc tuân thủ các quy định về ATVSLĐ còn hạn chế, và thậm chí khơng được quan tâm đến nhiều. Qua q trình kiểm tra, các ngành chức năng nhận thấy các doanh nghiệp nhỏ rất ít hiểu biết về các văn bản pháp luật của Nhà nước về BHLĐ, dẫn đến việc nội dung của BHLĐ chưa được thực hiện nghiêm túc, trong quá trình lao
động các doanh nghiệp này khơng đảm bảo được an tồn cho hoạt động sản xuất. Vì vậy mà TNLĐ xảy ra nhiều, theo số liệu thống kê trong tổng số các vụ TNLĐ đã xảy ra, nguyên nhân do vi phạm kiểm tra ATLĐ chiếm tỷ trọng nhiều nhất với 29,67%; chiếm 2,2% nguyên nhân là do các thiết bị sản xuất khơng an tồn và doanh nghiệp khơng có biện pháp kiểm tra ATLĐ kịp thời; tổng các nguyên do khác chiếm 68,13%. Vấn đề về BHLĐ, đảm bảo điều kiện làm việc cho người lao động vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa coi trọng trong khi mà số lượng lao động hoạt động làm việc trong môi trường độc hại ngày càng tăng dẫn đến tỷ lệ người lao động mắc bệnh nghề nghiệp ngày càng có xu hướng tăng cao. Theo báo cáo mới nhất của Bộ Y tế, hàng năm chỉ có khoảng 22 – 25% số người lao động được khám sức khoẻ định kỳ và số lượng người lao động làm việc tiếp xúc với các yếu tố độc hại được khám sức khỏe nghề nghiệp chỉ chiếm tỷ trọng dưới 10%; ngồi ra chỉ có khoảng 18 – 20% số doanh nghiệp có nguy cơ cao được giám sát về mơi trường lao động. Có thể thấy, vẫn còn tồn tại nhiều doanh nghiệp chưa chú trọng đến cơng tác huấn luyện an tồn lao động và các vấn đề BHLĐ, ATVSLĐ, chưa đảm bảo cung cấp được mơi trường làm việc đảm bảo an tồn cho người lao động.
2.1.4.2. Đầu tư cải thiện đời sống văn hóa tinh thần của người lao động Vĩ mơ Vĩ mô
Vấn đề cốt lõi của chiến lược phát triển đất nước ta chính là đảm bảo an sinh xã hội, đó cũng chính là mục tiêu cao nhất trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa Việt Năm, không ngừng chăm lo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Ở Việt Nam gồm 5 trụ cột chính trong cấu trúc hệ thống an sinh xã hội bao gồm bảo hiểm y tế; bảo hiểm xã hội; bảo hiểm thất nghiệp; cứu trợ xã hội; Trợ giúp và ưu đãi xã hội.
Trong giai đoạn 2010-2021, cùng với sự phát triển của KT – XH của đất nước, nhận thức về ASXH, quyền ASXH ngày càng được nâng cao trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Hệ thống an sinh xã hội không ngừng được cải thiện, nâng cao được đời sống vật chất và tinh thần của nhân. Do đó, ASXH trở thành chỗ dựa vững chắc giúp đỡ cho nhóm người nghèo, nhóm yếu thế trong xã hội, góp phần hình thành xã hội khơng có các nhóm loại trừ xã hội, bảo đảm an sinh xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa, và phát triển đất nước.
Bên cạnh đó, thì Nhà nước cũng chú trọng đến vấn đề tinh thần cho nhân dân, để góp phần cải thiện sức khỏe tinh thần của người dân thì nhiều các cơng trình phục vụ giải trí, rèn luyện sức khỏe ra đời như nhà nước cho xây dựng, trùng tu các công viên giải trí, nhà thi đấu rèn luyện thể thao… Hay chính việc thay đổi chính sách, gia tăng mức lương tối thiểu của người lao động cũng giúp cái thiện rất nhiều đời sống tinh thần cho người lao động.
Vi mơ
Cùng với các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của Đảng và Nhà nước, nội bộ các doanh nghiệp cũng tích cực tổ chức, cải thiện nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho cơng nhân, người lao động. Đời sống văn hóa, tinh thần của lực lượng cơng nhân làm việc tại các khu cơng nghiệp, nhà máy có đơng cơng nhân, người lao động nói riêng và cơng nhân nói chung từng bước được quan tâm hơn; hệ thống thiết chế văn hóa đang dần được hồn thiện; các hoạt động, phong trào văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao, vui chơi, giải trí... cho cơng nhân, người lao động được tổ chức nhiều hơn với các hình thức đa dạng, phong phú.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy bên cạnh nhiều công ty là “điểm sáng” trong việc cải thiện môi trường làm việc của người lao động thì khơng ít cơng ty lại chểnh mảng, khơng quan tâm đến công tác đảm bảo ATVSLĐ, gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ NLĐ. Có thể kể đến những cách làm hay như Ban Giám đốc Công ty Cổ phần Kết cấu thép Atad Đồng Nai (Khu công nghiệp Long Khánh, TP. Long Khánh) ln tích cực cải tiến các điều kiện làm việc, môi trường, chất lượng nhân sự. Công ty liên tục cải tiến hệ thống quản lý để loại bỏ và giảm thiểu rủi ro về sức khỏe và an toàn cũng như rủi ro về bệnh nghề nghiệp. Đầu tư nhiều không gian xanh thay thế các khối bê tơng, bố trí hệ thống quạt gió, hút bụi tồn nhà máy hoạt động liên tục ... tạo khơng khí mát mẻ, trong lành.
Tương tự, việc thực hiện công tác quản lý ATVS trong doanh nghiệp cũng được công ty cổ phần Vedan Việt Nam (xã Phước Thái, huyện Long Thành) nghiêm túc thực hiện khi cơng ty đã có những biện pháp quản lý ATVS tốt như thành lập phịng chun trách về quản lý an tồn sức khỏe mơi trường tồn cơng ty, xây dựng đội ngũ cán bộ bán chuyên trách quản lý cơng tác an tồn vệ sinh lao động. Bên cạnh đó, hàng năm cơng ty đều trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ lao động cho nhân viên,
đo kiểm tra môi trường điều kiện lao động có đảm bảo, tổ chức khám sức khỏe định kỳ và khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho tồn thể cơng nhân viên, còn đối với các thiết bị có u cầu nghiêm ngặt an tồn lao động cũng được công ty tổ chức kiểm định đầy đủ và đúng thời hạn…
Hay tại Công ty TNHH Việt Nam Suzuki, để tạo nên môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp, công ty cho đầu tư xây dựng 7 khu giải lao tương ứng với 7 bộ phận, được trang bị bàn ghế, nước uống và bài trí tiểu cảnh đẹp mắt. Hằng năm, Cơng đồn đều phối hợp với cơng ty phát động hội thi trình bày khu giải lao đẹp nhất. Bên cạnh đó, để góp phần cải thiện mơi trường làm việc, cơng ty cịn phát động sơi nổi phong trào thực hiện nội quy cơng ty, xây dựng nếp sống văn hóa, an tồn nơi làm việc; phong trào sáng kiến cải tiến giúp ngăn ngừa các rủi ro trong sản xuất; phong trào thi đua giảm thải ra môi trường; cấp phát đồ bảo hộ lao động đúng tiêu chuẩn, đầy đủ, kịp thời cho NLĐ… Từ đó, đảm bảo an tồn vệ sinh trong lao động, góp phần nâng cao ý thức của NLĐ trong việc giữ gìn mơi trường làm việc xanh - sạch - đẹp.
Có thể thấy cải thiệnmơi trường làm việc và đời sống văn hóa tinh thần đã được các doanh nghiệp quan tâm phát triển để tạo môi trường làm việc hiệu quả nhất cho nhân viên.