Đầu tư phát triển giáo dục đại học, cao đẳng chuyên nghiệp

Một phần của tài liệu ĐỀ ÁN MÔN HỌC: ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN NĂM 2010 – 2021 (Trang 30 - 31)

2.1.1. Tình hình đầu tư trong lĩnh vực giáo dục đào tạo

2.1.1.4. Đầu tư phát triển giáo dục đại học, cao đẳng chuyên nghiệp

Là một phần đóng vai trị quan trọng nhất trong q trình hướng nghiệp và đào tạo nhân lực chuyên sâu chất lượng cao, còn là cấp học đào tạo nguồn lực đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Do vậy mà đầu tư phát triển giáo dục đại học và cao đẳng chuyên nghiệp cần được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm và hỗ trợ.

Thơng qua Ngân hàng Chính sách xã hội, Nhà nước đã có các chương trình tín dụng ưu đãi dành cho sinh viên và đã tạo điều kiện cho hàng triệu học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và người có hồn cảnh khó khăn được vay vốn học tập và lập nghiệp. Tính đến năm 2016, hơn 56 nghìn tỷ đồng là tổng doanh số cho vay của chương trình đạt được; trên 3,3 triệu lượt học sinh, sinh viên vay vốn học tập và lập nghiệp với tổng dư nợ gần 21 nghìn tỷ đồng.

Bên cạnh đó, Nhà nước cũng tích cực tham gia vào nhiều những dự án đầu tư cho giáo dục đại học và cao đẳng trong giai đoạn năm 2010-2021 nổi bật phải kể đến như: ký túc xá Pháp Vân – Tứ Hiệp có nguồn vốn 1.900 tỷ do Sở xây dựng thành phố Hà Nội làm chủ đầu tư và vận hành, tổ hợp gồm 6 toà nhà, mỗi toà gồm 19 tầng, đáp ứng chỗ ở cho khoảng 22.000 học sinh, sinh viên; hỗ trợ các trường Đại học xây dựng và mở rộng quy mô trường học cụ thể đến hết 2018 vốn đã huy động từ các nguồn để đầu tư xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội là 1.981.294 triệu đồng;…

Trước những xu thế của thời đại, các nhà tuyển dụng lại càng khắt khe hơn cho việc lựa chọn ứng viên của mình, vì vậy mà các trường đại học tại Việt Nam đã tích cực đầu tư điều chỉnh chương trình giảng dạy phù hợp với yêu cầu nhà tuyển dụng và tiêu chuẩn quốc tế; nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ của giáo viên, giảng viên; các khn viên trường, khu vực giảng dạy, phịng thì nghiệm cũng được

đầu tư xây dựng mở rộng để đáp úng điều kiện cơ sở vật chất tốt nhất cho sinh viên học tập phát triển tồn diện. Việc tích cực liên kết các trường đại học với doanh nghiệp, ngân hàng và các đối tác tuyển dụng để tổ chức thực hiện các hội thảo hướng nghiệp, liên kết doanh nghiệp giúp học viên định hướng được những kỹ năng cần thiết phù hợp với nhu cầu tuyển dụng. Techcombank, MBbank, ACCA, Vinaphone… là những doanh nghiệp tích cực tổ chức hoạt động, liên kết với các trường đại học ta thường thấy ở Việt Nam. Bên cạnh đó, nhằm tạo mơi trường giáo dục quốc tế, nhiều trường đại học đã tích cực liên kết, hợp tác với các trường đại học nước ngoài, các doanh nghiệp nước ngoài để đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao có thể làm việc linh động trong khu vực và trên thế giới.

Trong giai đoạn 2016-2020, đầu tư phát triển các trường cao đẳng, đào tạo nghề, kỹ thuật chuyên nghiệp đã đạt được những kết quả tích cực như: tuyển sinh vượt kế hoạch được giao đạt 103% kế hoạch với 11,077 triệu người tăng hơn 21% so vơi giai đoạn trước. Trong đó, tuyển sinh trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác đạt hơn 8,6 triệu người; trình độ cao đẳng và trung cấp đạt hơn 2,47 triệu người; hơn 10.2 triệu người tốt nghiệp giáo dục nghề nghiệp đạt 108% kế hoạch.

Năm 2021, cả nước giảm 8 cở sở giáo dục nghề nghiệp và tăng 1 trung tâm giáo dục nghề nghiệp, theo đó cả nước có 1.904 cơ sở GDNN, trong đó 463 trường trung cấp (230 trường công lập), 400 trường cao đẳng (308 trường công lập), 1045 trung tâm GDNN (689 trung tâm công lập), 1227 tổng số cơ sở GDNN công lập (538 trường trung cấp, cao đẳng công lập). Kết quả của việc mở rộng, gia tăng quy mô và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nghề đã góp phần tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực quốc gia trong tình hình mới.

Một phần của tài liệu ĐỀ ÁN MÔN HỌC: ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN NĂM 2010 – 2021 (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)