Hạn chế về giáo dục – đào tạo

Một phần của tài liệu ĐỀ ÁN MÔN HỌC: ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN NĂM 2010 – 2021 (Trang 46 - 47)

2.2. Đánh giá chung hoạt đông đầu tư phát triển nguồn nhân lực tại Việt

2.2.2.1. Hạn chế về giáo dục – đào tạo

- Sự chưa hợp lý trong việc phân bổ cơ cấu chi đầu tư cho giáo dục đào tạo giữa các cấp bậc học, cho các nhiệm vụ, nội dung chi ở từng bậc học, ngành nghề… cụ thể được thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 2.4: Cơ cấu chi ngân sách nhà nước cho giáo dục, đào tạo

- Bảng trên cho thấy so với nhu cầu nâng cao cơ sở vật chất trường học, mua sắm các trang thiết bị, xây dựng phịng thí nghiệm thì chi đầu tư xây dựng cơ bản ở Việt Nam còn thấp thể hiện qua việc thiếu về số lượng và lạc hậu về chất lượng của cơ sở vật chất, thiết bị ở nhiều cơ sở dạy nghề. Cụ thể khi mà vẫn còn khoảng 50,7% số xưởng thực hành và 31% số phòng học ở các trường dạy nghề vẫn là nhà tạm; với con số chỉ khoảng 20% số trường có các trang thiết bị dạy học ở mức độ cơng nghệ khá, số cịn lại chỉ được trang bị cho thực hành, do vậy mà về cơ bản, đa số các trường dạy nghề ở Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu để trở thành trường dạy nghề chất lượng cao.

- Tỷ lệ phân bổ ngân sách cho dạy nghề còn thấp, chỉ chiếm gần 10% tổng chi NSNN cho các cấp học, trong đó định mức chi thực hành, chi cho giáo viên/học sinh còn chưa sát thực tế. Theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định: “mức chi cho mỗi học sinh học nghề là 4,3 triệu đồng” tuy nhiên thực tế, không phải tất cả các học sinh học nghề đều nhận được mức chi như vậy, nó chỉ có khoảng 50% đến 60% học sinh ở các cơ sở đào tạo nghề hiện nay được hưởng. Một bất cập nữa ở các trường đào tạo nghề đó là ngân sách nhà nước khơng đầu tư đối với những người tham gia hệ đào tạo nghề ngắn hạn, do vậy mà kéo theo việc hệ thống các trường

nghề ít được nâng cấp dẫn đến chất lượng đào tạo nghề thấp, không đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vào các hoạt động đào tạo nghề ở Việt Nam cịn rất thấp, thể hiện ở việc các giáo trình, cơ cấu đào tạo nghề ở các trường còn chưa xuất phát từ yêu cầu thực tế của doanh nghiệp cho nên học viên khi ra trường vẫn chưa thể đáp ứng được hoàn toàn yêu cầu của nhà tuyển dụng.

- Trong vi mơ, tình trạng thiếu lao động có trình độ tay nghề cao, thừa lao động thủ công chưa qua đào tạo vẫn còn tiếp diễn, chất lượng đào tạo nghề còn thấp, cơ cấu phân bổ ngành nghề còn chưa hợp lý, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo cịn lớn… Ngồi ra cịn tồn tại tình trạng thiếu đội ngũ lãnh đạo, quản lý và điều hành doanh nghiệp có chất lượng cao; thiếu đội ngũ chuyên gia bao gồm các công nhân kinh tế, kỹ thuật và tay nghề cao.

Một phần của tài liệu ĐỀ ÁN MÔN HỌC: ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN NĂM 2010 – 2021 (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)