2.2. Đánh giá chung hoạt đông đầu tư phát triển nguồn nhân lực tại Việt
2.2.3. Nguyên nhân tồn tại hạn chế
Nguyên nhiên của những hạn chế là:
Hạn chế về giáo dục – đào tạo
- Do công tác định hướng việc làm cho học sinh THCS và học sinh trung học phổ thơng cịn chưa tốt; cơng tác đào tạo, giáo dục nghề nghiệp chưa thực sự bám sát, đáp ứng theo nhu cầu xã hội, cơng tác tuyển dụng cịn chưa thu hút được sự tham gia của người sử dụng lao động trong phát triển nguồn nhân lực; thiếu giáo viên và đội ngũ giảng viên, chun mơn yếu, mang tính cục bộ, vùng miền và có sự chênh lệch lớn về trình độ phát triển giữa các vùng.
Hạn chế đầu tư trong lĩnh vực y tế
- Do sự phân bổ ngân sách nhà nước chưa hợp lý ở cả lĩnh vực đầu tư giáo dục đào tạo và đầu tư cho y tế. Nguồn NSNN cấp cho các bệnh viện tuyến dưới như tuyến xã, tuyến huyện còn hạn chế cho nên chưa thực sự khuyến khích người dân sử dụng dịch vụ. Thực trạng này đòi hỏi bệnh viện phải đổi mới và có cơ chế phân bổ tài chính phù hợp hơn, cách phân bổ kinh phí theo thực tế hoạt động của bệnh viện, khuyến khích người dân sử dụng dịch vụ y tế tuyến dưới.
- Tình trạng lãng phí nguồn lực y tế là do cơ chế phân bổ và sử dụng nhân lực của Nhà nước vào ngành y tế chưa hợp lý, nhiệm vụ, trách nhiệm chưa rõ ràng do vậy mà tính trách nhiệm của người cán bộ y tế không cao. Hạn chế năng lực của nguồn lực y tế khi mà việc tuân thủ các chế độ, chính sách sử dụng nhân lực y tế vẫn cịn nhiều vấn đề.
- Lý do của sự thiếu hụt nhân lực y tế ở các vùng đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên là do ở các khu vực này, người dân có thu nhập thấp, kéo theo đó là lương của y bác sĩ cũng sẽ thấp hơn so với các thành phố lớn, vì vậy mà khơng đủ thu hút cán bộ y tế về làm việc.
Hạn chế trong đầu tư tiền lương
- Mức lương tối thiểu được một số các nhà đầu tư, người quản lý lao động vận dụng chưa thỏa đáng. Bên cạnh đó, do nguồn lao động giá rẻ Việt Nam dồi dào trên thị trường lao động mà có tình trạng người sử dụng lao động lợi dụng, chèn ép người cung ứng sức lao động với mức giá thấp hơn với những điều kiện làm việc thấp hơn, ngồi ra họ cịn trốn tránh các nghĩa vụ phải thực hiện với người lao động theo thỏa
thuận ban đầu, cắt xén bớt những chi phí phải trả cho người lao động để giảm bớt chi phí cho doanh nghiệp…
Hạn chế trong đầu tư cải thiện môi trường lao động
-Công tác quản lý phát triển nguồn nhân lực của Nhà nước còn thiếu so với yêu cầu đặt ra. Các văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế, chính sách và kế hoạch phát triển chưa thể chế hóa kịp thời, đồng bộ với các chủ trương, phương hướng phát triển nguồn nhân lực, còn chưa nghiêm túc thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng chưa kịp thời. Ngoài ra, trong việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ phát triển nguồn nhân thì sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội còn chưa chặt chẽ, nhiều mục tiêu phát triển nguồn nhân lực vẫn chưa được tính tốn hợp lý, đầy đủ phù hợp với các điều kiện thực tế.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI VIỆT NAM