Giải pháp đầu tư cho vấn đề tiền lương

Một phần của tài liệu ĐỀ ÁN MÔN HỌC: ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN NĂM 2010 – 2021 (Trang 60 - 61)

Việc cải cách chính sách tiền lương thời gian tới trước yêu cầu phát triển trong điều kiện có những cơ hội và thách thức đan xen địi hỏi phải có quan điểm về tiền lương đúng đắn, phù hợp với bối cảnh mới. Các giải pháp đưa ra bao gồm:

❖ Tăng mức lương cơ bản đi đôi với việc kiềm chế lạm phát và phản ánh đúng chất lượng người lao động.

❖ Xác định chính sách tiền lương là một bộ phận đặc biệt quan trọng của hệ thống chính sách kinh tế-xã hội.

“Tiền lương là thu nhập chính bảo đảm đời sống cho người lao động và gia đình họ.” Do vậy việc trả lương đúng thời hạn và số lượng chính cũng chính là đầu tư phát triển nguồn nhân lực khi mà nó tạo đam mê, động lực cho người lao động để họ nâng cao năng suất và hiệu quả làm việc của mình lên; ngồi ra cịn góp phần thúc đẩy, nâng cao chất lượng tăng trưởng và phát triển kinh tế-xã hội bền vững; đảm bảo cơng bằng xã hội, ổn định chính trị.

❖ Cải cách chính sách tiền lương

Hiện nay do vẫn còn nhiều các bất cập trong chính sách tiền lương nên Nhà nước cần phải đảm bảo tính tổng thể, hệ thống của chính sách, đồng thời phát huy những ưu điểm, khắc phục hiệu quả những hạn chế; cần tuân thủ nguyên tắc phân phối theo lao động và quy luật khách quan của kinh tế thị trường; … Bên cạnh đó, để tăng lương đáp ứng được yêu cầu hội nhập quốc tết thì cần phải tuân thủ nguyên tắc phân phối theo lao động và quy luật khách quan của kinh tế thị trường, lấy tăng năng suất lao

động là cơ sở để tăng lương và phải có lộ trình phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và nguồn lực của đất nước.

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về tiền lương bằng việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về cải cách chính sách tiền lương đồng bộ với đổi mới sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; tích cực sửa đổi, hồn thiện pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức, lao động, doanh nghiệp, bảo hiểm xã hội và pháp luật có liên quan đến chính sách tiền lương và thơng qua việc thiết lập cơ chế đối ngoại, thỏa thuận giữa các chủ thể lao động để hoàn thiện cơ chế hợp lý nhất về chi trả tiền lương trong doanh nghiệp.

❖ Trong khu vực công

Với nhiệm vụ đảm bảo tính hợp lý trong việc chi trả tiền lương trên thị trường lao động đi kèm với việc thực hiện chế độ đãi ngộ, khen thưởng xứng đáng, tạo động lực nâng cao chất lượng, hiệu quả cơng việc thì Nhà nước thường trả lương cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo, phù hợp với nguồn lực của Nhà nước theo tính tương quan với thị trường lao động đã giúp nâng cao đạo đức nghề nghiệp, góp phần làm trong sạch hoạt động của hệ thống chính trị.

❖ Đối với khu vực tư

“Tiền lương là giá cả sức lao động, hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động theo quy luật của thị trường có sự quản lý của Nhà nước.” Mức lương tối thiểu là một trong những căn cứ để điều tiết thị trường lao động, nó là mức lương thấp nhất mà người lao động có thể nhận được, mức lương này được nhà nước quy định để bảo vệ người lao động yếu thế. Để đảm bảo các mối quan hệ lao động được hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp thì cần phải phân phối tiền lương dựa trên kết quả lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh giúp tạo môi trường cạnh tranh công bằng trong môi trường làm việc của người lao động

Một phần của tài liệu ĐỀ ÁN MÔN HỌC: ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN NĂM 2010 – 2021 (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)