2.1.2.1. Tình hình chi ngân sách cho đầu tư phát triển y tế
Đầu tư phát triển y tế luôn là mục tiêu ưu tiên của Nhà nước, cụ thể là đặt mục tiêu tăng tỷ lệ chi NSNN cho y tế cao hơn tỷ lệ tăng chi NSNN, tăng cường đổi mới trong cơ chế phân bổ ngân sách y tế, trong đó 20% ngân sách y tế được sử dụng để hỗ trợ người dân tham gia bảo hiểm y tế (BHYT). Giai đoạn 2010-2021, Nhà nước ta cũng đã quan tâm đến đầu tư phát triển trong lĩnh vực y tế được thể hiện qua sự gia tăng tổng chi NSNN cho y tế
Hình 2.2: Tổng chi ngân sách nhà nước cho y tế giai đoạn 2013-2020
(Nguồn tổng cục thống kê)
Nhìn vào biểu đồ, có thể thấy tỷ lệ chi ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển y tế luôn ở mức trên 6,3%, đặc biệt từ năm 2018 đến 2020 đã tăng rõ rệt 0,83% từ 6,31% lên 7,14% (nhận thấy năm 2020 bắt đầu bùng phát đại dịch Covid 19 cho nên tỷ lệ chi NSNN cho y tế cũng tăng theo đó). Cụ thể, Trung ương đã chi 25.350 tỷ đồng, bao gồm: 18.490 tỷ đồng từ dự phòng ngân sách Trung ương (NSTW) năm 2021 để mua vaccine và chi cho cơng tác phịng, chống dịch (bổ sung cho Bộ Y tế 6.900 tỷ đồng); chi 6.337 tỷ đồng từ nguồn tiết kiệm chi NSTW năm 2020 bổ sung cho Bộ Y tế mua vaccine.
Tổng chi NSNN cho y tế ước thực hiện năm 2021 khoảng 133.837,5 tỷ đồng, cao hơn năm 2020 và cũng là tỷ lệ chi cao nhất từ năm 2013 trở lại đây. Điều này cho thấy sự gia tăng về nhu cầu chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh của người dân kéo theo sự cần thiết phải đầu tư cho y tế.
Bảng 2.1: Thống kê tình hình các cơ sở khám chữa bệnh 2010-2021
2010 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021
Bệnh viện 1030 1071 1097 1176 1190 1247 1296 1332
Bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng 44 61 62 65 63 64 65 65 Phòng khám đa khoa khu vực 622 639 659 689 702 735 789 823 Trạm y tế xã, phương 11028 11130 11156 11173 11180 11182 11198 12011 Trạm y tế của cơ quan, xí nghiệp 710 710 710 805 805 805 810 810 Cơ sở khác 33 32 34 34 34 35 35 35 (Nguồn: Tổng cục thống kê)
Bảng 2.2: Thống kê tình hình cơ sở vật chất khám chữa bệnh 2010-2021
2010 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 Số giường bệnh (Nghìn giường) 246,3 306,1 315,0 308,4 330,3 323,8 350,7 363,3 Giường bệnh bình quân 1 vạn dân (giường) 21,9 26,5 27,0 27,5 28,0 28,5 29,0 29,5 Số bác sĩ (nghìn người) 61,4 73,8 77,5 74,4 84,8 96,2 99,3 101,2 Bác sĩ bình quân 1 vạn dân (người) 7,2 8,0 8,2 8,4 8,6 8,8 8,9 9,0 (Nguồn: Tổng cục thống kê)
Qua số liệu có thể nhận thấy, các cơ sở khám chữa bệnh đã có sự gia tăng theo từng năm. Tuy nhiên số giường bệnh cịn q ít. Năm 2021, bình qn 10.000 người mới có 29,5 giường bệnh. Cho thấy tình trạng thiếu giường bệnh vẫn là bất cập lớn, đặc biệt là những bệnh viện tuyến trên, bệnh viện lớn, có 2-3 bệnh nhân nằm chung điều trị ở một chiếc giường nhỏ hẹp, không đảm bảo được nhu cầu cũng như hiệu quả
chữa bệnh của người dân. Bên cạnh đó, số lượng bác sĩ cũng có sự gia tăng theo từng năm, tuy nhiên vẫn chưa theo kịp được tốc độ gia tăng dân số. Tỷ lệ số lượng bác sĩ trên 10.000 người còn là quá nhỏ, với tỷ lệ này năm 2021 thì trung bình 1 nhân viên y tế sẽ phải chăm sóc cho 1111,1 người. Con số này là quá lớn đối với một nhân viên y tế, do đó sẽ khơng thể đảm bảo được chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân một cách chu đáo, tận tình. Có thể thấy tình hình đầu tư vào cơ sở vật chất khám chữa bệnh và đội ngũ y tế của nước ta vẫn còn nhiều bất cập, cần phải cải thiện hơn trong công tác đầu tư đối với ngành y tế.
2.1.2.3. Tình hình cung cấp trang thiết bị y tế
Chất lượng cơng tác y tế có đạt hiệu quả phụ thuộc rất nhiều vào trang thiết bị y tế, nó giúp bác sĩ chẩn đốn và điều trị bệnh chính xác, nhanh chóng, an tồn và hiệu quả. Trong thời gian qua, hệ thống y tế cả nước đã được đầu tư nâng cấp, trong đó trang thiết bị y tế chiếm tỷ trọng lớn cả về số lượng và giá trị, được đầu tư từ nhiều nguồn khác nhau.
Theo thống kê của Bộ Y tế: “Mỗi năm Việt Nam phải bỏ ra hàng trăm tỉ đồng để nhập khẩu TTBYT và khoảng 80% TTBYT đang sử dụng trong các cơ sở khám, chữa bệnh của Việt Nam là nhập khẩu.”
Hiện nay Việt Nam có khoảng trên 1000 bệnh viện lớn nhỏ, do vậy mà nhu cầu về các TTBYT để khám chữa bệnh là rất lớn và đa dạng, đặc biệt địi hỏi độ chính xác và an tồn cao mà số lượng các cơng ty sản xuất kinh doanh TTBYT trong nước không nhiều. Các TTBYT hiện nay vẫn được mua sắm thực hiện thơng qua hình thức đấu thầu từ các cơ sở y tế nhà nước hoặc từ các chương trình viện trợ của nước ngoài. Các doanh nghiệp đơn vị sản xuất TTBYT trong nước cịn gặp khó khăn khi ra thị trường Việt Nam vì tâm lý “chuộng hàng ngoại” của người Việt; việc cạnh tranh với các TTBYT nhập khẩu còn gặp cản trở bởi thuế nhập khẩu khi mà TTBYT nguyên chiếc có thuế nhập khẩu rất thấp hoặc được hưởng mức thuế ưu đãi (gần như bằng 0) trong khi linh kiện nhập khẩu để sản xuất TTBYT lại chịu mức thuế rất cao do đó hạn chế khả năng cạnh tranh của các sản phẩm y tế trong nước, điều này lại càng khuyến khích các doanh nghiệp nhập khẩu TTBYT về tiêu thụ. Đây những nguyên nhân ấy dẫn đến việc TTBYT sản xuất trong nước ít phát triển.