Qua bảng 12 trên ta thấy, tỷ lệ tài sản có sinh lời trên tổng tài sản tăng giảm không đều qua 3 năm (2005 – 2007). Cụ thể Năm 2006 đạt 87,41% giảm 0,64% so với năm 2005, do năm 2006 tổng tài sản giảm (19,3%) ít hơn tài sản có sinh lời (19,9%).Năm 2007 tỷ số này tăng trở lại đạt 87,76% tăng 0,35% so với năm 2006 do
giá trị tài sản sinh lời lại có tốc độ tăng (16,7%) nhanh hơn tốc độ tăng tổng tài sản (6,7%). Tuy có giảm nhẹ vào năm 2006 nhưng chỉ số tài sản có sinh lời trên tổng tài sản đã tăng nhanh trở lại vào năm 2007, điều này chứng tỏ khả năng sinh lời từ 1 đồng tài sản của Ngân hàng là rất cao; hoạt động kinh doanh của Ngân hàng rất hiệu quả, tinh thần trách nhiệm của cán bộ nhân viên không ngừng được nâng lên.
3.4.4.2 Chỉ số đo lường rủi ro
Do giới hạn về số liệu nên em chỉ đi vào phân tích chỉ số rủi ro tín dụng của Ngân hàng.
Rủi ro tín dụng đó là rủi ro gắn liền với hoạt động Ngân hàng, cho vay bao giờ cũng bao gồm rủi ro và xảy ra mất mát. Ngày nay, dù có rất nhiều hình thức kinh doanh mới trong hoạt động của Ngân hàng ở nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng tín dụng vẫn là hoạt động kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng. Vì thế rủi ro tín dụng là vấn đề mà Ngân hàng cần đặc biệt quan tâm.
Áp dụng công thức về rủi ro tín dụng ở trang 15 ta tính được các thông số trong bảng bên dưới:
Bảng 14: CHỈ TIÊU VỀ RỦI RO TÍN DỤNG Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch 2006/2005 Chênh lệch 2007/2006 Rủi ro tín dụng % 0,56 2,67 1,19 2,11 -1,48 -Ngắn hạn % 0,51 1,01 0,08 0,5 -0,93 -Trung-dài hạn % 0,05 1,66 1,11 1,61 -0,55
Chỉ tiêu rủi ro tín dụng trong 3 năm qua đều có sự gia tăng, tăng nhiều nhất là ở năm 2006. Cụ thể năm 2005 chỉ tiêu này là 0,56%; năm 2006 l à 2,67%, tăng 2,11% nguyên nhân là do nợ quá hạn tăng cao (272,5%) trong khi mức dư nợ lại giảm (21,84%) so với năm 2005, nguyên nhân nợ quá hạn tăng đột biến như vậy đã phân tích ở mục bên trên. Năm 2007 chỉ số này đã giảm lại chỉ còn 1,19%, giảm 1,48% so với năm 2006, nguyên nhân là do nợ quá hạn năm 2007 đã giảm 52,36%
so với năm 2005, trong khi đó mức dư nợ có tăng (7,2%) nhưng rất thấp so với tốc độ giảm của nợ quá hạn. Ta có thể đi vào chi tiết hơn như sau:
+ Ngắn hạn: Năm 2005 chỉ tiêu rủi ro tín dụng ngắn hạn là 0,51%, có thể nói là rủi ro rất thấp trong khoản thời gian này, năm 2006 là 1,01%, tăng 0,5% so v ới năm 2005, nguyên nhân là do trong năm này nợ quá hạn ngắn hạn tăng đột biến lên đến 341,8% so với năm 2005, trong khi mức dư nợ lại giảm 21,81% rất thấp so với tốc độ tăng của nợ quá hạn, cũng còn nguyên nhân khác là do năm này tình hình lũ lụt, bão, thiên tai và dịch bệnh xảy ra làm cho người dân sản xuất kinh doanh không hiệu quả, một số doanh nghiệp đã bị lỗ dẫn đến phá sản không trả được nợ cho Ngân hàng đúng thơì hạn, đối với nông dân thì mùa màng thất thoát thu nhập không cao nên không đủ khả năng trả nợ, do đó số nợ quá hạn giai đoạn này tăng lên đáng kể. Năm 2007 chỉ số này là 0,08%, giảm 0,93% so với năm 2006 là do Ngân hàng đã đề ra các biện pháp hữu hiệu như khen thưởng những cán bộ nào có tỷ lệ nợ quá hạn thấp, và những cán bộ nào có tỷ lệ nợ quá hạn nhiều sẽ bị trừ lương, do đó công tác vận động khả năng trả nợ của khách hàng ngày càng tích cực hơn, và biện pháp này rất hữu hiệu thể hiện qua tổng nợ quá hạn đã giảm xuống đáng kể (54,83%) so với năm 2006.
+ Trung dài hạn: Năm 2005 chỉ tiêu rủi ro tín dụng trung dài hạn là 0,05%, năm 2006 là 1,66%, tăng 1,61% so với năm 2005, nguyên nhân là do nợ quá hạn tăng 25,64% trong khi mức dư nợ giảm 24,73% so với năm 2005. Năm 2007 chỉ số này là 1,11%, giảm 0,55% so với năm 2006 là do nợ quá hạn đã giảm xuống còn 21,43% so với năm 2005, trong khi đó m ức dư nợ tăng 17,74% so với năm 2006.
Nhìn chung, mặc dù có sự gia tăng qua các năm nhưng chỉ tiêu về rủi ro tín dụng vẫn ở mức thấp. Điều đó cho thấy trong 03 năm qua Ngân hàng cũng đã cố gắng thực hiện tốt công tác tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng của khách hàng, đồng thời luôn tuân thủ nghiêm túc các nguyên tắc của tín dụng để hạn chế được tối thiểu rủi ro tín dụng cũng như ngày càng thu hẹp các khoản nợ xấu của Ngân hàng. Tuy nhiên, Ngân hàng cũng cần phải đề ra những biện pháp cụ thể sao cho vừa giữ vững được tốc độ tăng trưởng tín dụng luôn ở mức cao, vừa đảm bảo
CHƯƠNG 4