2005 2006 2007 2006/ 2007/2006 Giá trịTỷ trọngGiá trịTỷ trọngGiá trịTỷ trọng Tuyệt đốiTương đối % Tuyệt đối Tương đối%
3.2.2.2. Phân tích nợ quá hạn
Bất cứ một Ngân hàng nào dù thừa vốn hay thiếu vốn, khi tiến hành cấp tín dụng đều mong muốn thu được nợ và lãi đúng hạn. Khi đó nghiệp vụ cấp tín dụng mới được xem là hoàn tất và Ngân hàng mới đạt được mục đích của mình là tạo ra
lợi nhuận từ cấp tín dụng.
Nợ quá hạn, nợ khó đòi là những biểu hiện rõ nét của chất lượng tín dụng. Khi phát sinh nợ quá hạn cũng đồng nghĩa với khoản vay của Ngân hàng đã bị rủi ro. Vì vậy Ngân hàng cần phải tìm ra các nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn đồng thời tìm ra các giải pháp để hạn chế nợ quá hạn, nhằm giảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động cho Ngân hàng.
Bảng 7: NỢ QUÁ HẠN QUA 3 NĂM TẠI VIETINBANK-ĐT
ĐVT: Triệu đồng
TT Phân loại
Năm Chênh lệch
2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006
Giá trị trọngTỷ Giá trị trọngTỷ Giá trị trọngTỷ Tuyệt đối Tươngđối % Tuyệt đối Tương đối%
A Thành phần KT 7.117 100,00 26.511 100,00 12.630 100,00 19.394 272,50 (13.881) (52,36) 1 DNNN 1.672 23,49 7.843 29,58 4.670 36,98 6.171 369,08 (3.173) (40,46) 2 Cty CP & TNHH 3 DNTN 500 7,03 1.578 5,95 1.078 215,60 4 Hộ cá thể 3.975 55,85 15.567 58,72 7.090 56,14 11.592 291,62 (8.477) (54,45) 5 CBCNV 970 13,63 1.523 5,74 870 6,89 553 57,01 (653) (42,88) B Theo thời hạn TD 7.117 100 26.511 100,00 12.630 100,00 19.394272,50 (13.881) (52,36) 1 Ngắn hạn 5.557 78,08 24.551 92,61 11.090 87,81 18.994 341,80 (13.461) (54,83) 2 Trung-dài hạn 1.560 21,92 1.960 7,39 1.540 12,19 400 25,64 (420) (21,43) 3 Chiết khấu (TTTM) C Theo ngành KT 7.117 100,00 26.511 100,00 12.630 100,00 19.394 272,50 (13.881) (52,36) 1 Nông nghiệp 4.727 66,42 16.611 62,66 6.900 54,63 11.884 251,41 (9.711) (58,46) 2 Xây dựng 500 7,03 1.120 4,22 950 7,52 620 124,00 (170) (15,18) 3 Thương mại, DV 1.890 26,56 8.780 33,12 4.780 37,85 6.890 364,55 (4.000) (45,56) 4 Công nghiệp
(Nguồn: Phòng kinh doanh tổng hợp)
Ghi chú: Dấu “-” thể hiện không có số liệu
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy nợ quá hạn của Ngân hàng năm 2005 là 7.117 triệu đồng, năm 2006 là 26.511 triệu đồng, tăng 19.394 triệu đồng (272%) so với năm 2005, nguyên nhân tăng đột biến như vậy là vì Chi nhánh Ngân hàng công thương thị xã Sa Đéc kể từ ngày 15/07/2006 được nâng cấp thành Chi nhánh cấp 1 phụ thuộc NHCT Việt Nam, do đó phòng giao dịch số 3 cũng được tách ra trực
thuộc chi nhánh NHCT thị xã Sa Đéc nên số nợ quá hạn của Vietinbank-ĐT tăng nhanh như vậy, ngoài ra còn có nguyên nhân khác là do năm 2006 một số doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, dịch bệnh, thiên tai xảy ra làm mùa màng thất thoát, ảnh hưởng đến thu nhập của người dân. Năm 2007 nợ quá hạn là 12.630 triệu đồng, giảm 13.881 triệu đồng (52,36%) so với năm 2007. Để thấy rõ hơn tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng ta tiến hành phân tích cụ thể theo từng bộ phận như sau:
a.Theo thành phần kinh tế
-Doanh nghiệp Nhà nước: Năm 2005 là 1.672 triệu đồng, năm 2006 là 7.843 triệu đồng, tăng 6.171 triệu đồng (369,08%) so với năm 2005; năm 2007 là 4.670 triệu đồng, giảm 3.173 triệu đồng (40,46%) so với năm 2006. Nguyên nhân năm 2006 nợ quá hạn tăng đột biến so với năm 2005 là do một số doanh nghiệp Nhà nước làm ăn thua lỗ, có doanh nghiệp phá sản không có khả năng trả nợ, cán bộ công nhân viên không xiết chặt công tác thu hồi nợ nên nợ quá hạn tăng nhanh như vậy. Năm 2007 nợ quá hạn đã giảm xuống đáng kể là nhờ Ban lãnh đạo đã sáng suốt lập ra Ban quản lý nợ, chú ý nhiều đến nợ quá hạn, buộc các cán bộ công nhân viên hàng tuần phải báo cáo nợ quá hạn cho Ban giám đốc để kịp thời xử lý, nhờ vậy mà nợ quá hạn đã nhanh chóng giảm xuống.
-Doanh nghiệp tư nhân: Năm 2005 nợ quá hạn là 500 triệu đồng, năm 2006 là 1.578 triệu đồng, tăng 1.078 triệu đồng (215,6%) so với năm 2005. Năm 2007 không có nợ quá hạn. Điều này thể hiện công tác thu hồi nợ của Ngân hàng năm 2007 là rất tốt nhờ đề ra biện pháp trên. Nguyên nhân nợ quá hạn năm 2006 tăng so với năm 2005 là họat động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn do nền kinh tế biến động, lợi nhuận của doanh nghiệp giảm thấp trong năm này, có doanh nghiệp cũng bị thua lỗ nên khả năng trả nợ cho nggân hàng là rất thấp
-Hộ cá thể:Năm 2005 là 3.975 triệu đồng, năm 2006 là 15.567 triệu đồng, tăng 11.592 triệu đồng (291,62%) so với năm 2005; năm 2007 là 7.090 triệu đồng, giảm 8.477 triệu đồng (54,45%) so với năm 2006. Nguyên nhân năm 2006 nợ quá hạn tăng nhiều so với năm 2005 là do hệ thống xử lý trên máy vi tính bị lỗi khi Chi nhánh Ngân hàng công thương thị xã Sa Đéc kể từ ngày 15/07/2006 được nâng cấp
thành Chi nhánh cấp 1, phụ thuộc NHCT Việt Nam; cán bộ nhân viên không quan tâm nhiều vào công tác thu hồi nợ, tình hình sản xuất của người dân gặp khó khăn, do đo nợ quá hạn tăng lên đột biến năm 2006. Năm 2007 nợ quá hạn đã giảm lại do Ngân hàng đã đề ra biện pháp hữu hiệu là thành lập Ban quản lý nợ như đã phân tích ở trên, và năm này tinh hình họat động sản xuất của doanh nghiệp có phần khởi sắc lại nên nợ quá hạn giảm đáng kể.
-Cán bộ công nhân viên: Năm 2005 là 970 triệu đồng, năm 2006 là 1.523 triệu đồng, tăng 553 triệu đồng (57,01%) so với năm 2005; năm 2007 là 870 triệu đồng, giảm 653 triệu đồng (42,88%) so với năm 2006. Nguyên nhân nợ quá hạn tăng giảm qua các năm cũng tương tự như đã phân tích trên.
Hình 12: Biểu đồ cơ cấu nợ quá hạn theo thành phần kinh tế
b. Theo thời hạn tín dụng
-Ngắn hạn: Năm 2005 nợ quá hạn là 5.557 triệu đồng, năm 2006 là 24.551 triệu đồng, tăng 18.994 triệu đồng (341,8%) so với năm 2005; năm 2007 là 11.090 triệu đồng, giảm 13.461 triệu đồng (54,83%) so với năm 2006. Nguyên nhân năm 2006 nợ quá hạn tăng nhiều so với năm 2005 là do các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, công tác thu nợ của cán bộ nhân viên không được xiết chặt, Ngân hàng chủ yếu tập
trung cho vay ngắn hạn nên nợ quá hạn ngắn hạn lại tăng nhiều ở năm 2006. Năm 2007 nợ quá hạn đã giảm xuống đáng kể nhờ Ban lãnh đạo đã chỉ đạo kịp thời như đã nói ở phần trên.
-Trung-dài hạn: Năm 2005 nợ quá hạn là 1.560 triệu đồng, năm 2006 là 1.960 triệu đồng, tăng 400 triệu đồng (25,64%) so với năm 2005; năm 2007 là 1.540 triệu đồng, giảm 420 triệu đồng (21,43%) so với năm 2006. Mặc dù nợ quá hạn có tăng ở năm 2006 nhưng tỷ lệ tăng không nhiều vì Ngân hàng chủ yếu tập trung cho vay ngắn hạn. Năm 2007 nợ quá hạn đã giảm trở lại, nguyên nhân cũng đã trình bày phần trên.
c.Theo ngành kinh tế
-Nông nghiệp: Năm 2005 nợ quá hạn là 4.727 triệu đồng, năm 2006 là 16.611 triệu đồng, tăng 11.884 triệu đồng (251,41%) so với năm 2005; năm 2007 là 6.900 triệu đồng, giảm 9.711 triệu đồng (58,46%) so với năm 2006. Nguyên nhân nợ quá hạn năm 2006 tăng nhanh so với năm 2005 là do năm này mùa vụ của người dân bị thất thoát do bệnh vàng lùn xoắn lá, bão lụt,...làm thu nhập của nông dân giảm thấp nên ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng, do đó nợ quá hạn tăng cao.
Năm 2007 nợ quá hạn đã giảm xuống do nông dân được mùa, công tác thu hồi nợ được xiết chặt hơn.
-Xây dựng: Năm 2005 nợ quá hạn là 500 triệu đồng, năm 2006 là 1.120 triệu đồng, tăng 620 triệu đồng (124%) so với năm 2005; năm 2007 là 950 triệu đồng, giảm 170 triệu đồng (15,18%) so với năm 2006. Nguyên nhân nợ quá hạn tăng năm 2006 là do nhiều công trình xây dựng kém chất lượng, họat động không khả thi, không mang lại lợi nhuận cho chủ đầu tư, cùng với những nguyên nhân đã đề cập ở phần trên làm cho nợ quá hạn tăng cao năm 2006. Năm 2007 nợ quá hạn đã giảm trở lại rất nhiều, nguyên nhân đã phân tích ở trên.
-Thương mại, dịch vụ: Năm 2005 nợ quá hạn là 1.890 triệu đồng, năm 2006 là 8.780 triệu đồng, tăng 6.890 triệu đồng (364,55%) so với năm 2005; năm 2007 là 4.780 triệu đồng, giảm 4000 triệu đồng (45,56%) so với năm 2006. Nguyên nhân tăng giảm nợ quá hạn qua các năm cũng tương tự như phần mục đã giải thích ở trên.
Tóm lại có được kết quả trên là nhờ vào sự nỗ lực, phấn đấu hết mình của toàn thể cán bộ công nhân viên Ngân hàng trong công tác vận động khách hàng trả nợ đúng thời hạn cũng như những chính sách, biện pháp mà Ngân hàng đã áp dụng nhằm hạn chế tỷ lệ nợ quá hạn của Ngân hàng.