Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH TỈNH ĐỒNG THÁP (Trang 99 - 102)

Dựa trên bảng 13, ta thấy ROA tăng giảm không đều qua 3 năm. Cụ thể năm 2005 là 2,07%, năm 2006 là 1,51%, năm 2007 là 1,75%. Chỉ số này đo lường khả năng sinh lời tài sản, nó nói lên số lợi nhuận ròng thu được trên một đơn vị tài sản có. Nhìn chung chỉ số này cao ở cả 3 năm chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của NH tốt, NH có cơ cấu tài sản hợp lý, có sự điều động linh hoạt giữa các hạng mục trên tài sản truớc những biến động của nền kinh tế. ROA tăng cho thấy ngân hàng phải trả chi phí cho nguồn vốn huy động ít hơn và ngược lại. Tuy nhiên nếu chỉ số này cao quá thì Ngân hàng sẽ phải lo lắng vì rủi ro luôn song hành với lợi nhuận. Nguyên nhân chỉ số này giảm là do chịu ảnh hưởng của 2 nhân tố: lợi nhuận ròng và tổng tài sản. Tốc độ giảm của lợi nhuận ròng qua mốc thời gian (2006/2005 là 41,35%) tốc độ tăng qua mốc thời gian (2007/2006 là 23,67%), tốc độ tăng lợi nhuận vẫn còn thấp hơn so với tốc độ giảm. Tốc độ giảm của tổng tài sản năm 2006 so với năm 2005 giảm (19,3%) thấp hơn so với tốc độ giảm của lợi nhuận ròng. Tốc độ tăng tổng tài sản năm 2007 so với năm 2006 tăng(6,72%) thấp hơn so với tốc độ tăng của lợi nhuận ròng. Để thấy rõ hơn mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ số Lợi nhuận/tổng tài sản, ta lần lượt phân tích chúng theo từng mốc thời gian sau:

ROA chịu ảnh hưởng bởi 2 nhân tố: Tỷ suất LN và Hệ số sử dụng TS

A.Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến ROA năm 2006/2005

1 Xác định đối tượng phân tích Δ R = R06 – R05

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ROA ROA được xác định: Rn = an x bn

+ Lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) thực tế năm 2006 (R06) R06 = a06 x b06 = 14,09 x 0,1069 = 1,51 %

+ Lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) năm 2005 (R05) R05 = a05 x b05 = 20,5 x 0,1012 = 2,07 %

* Đối tượng phân tích:

ΔR = R06 – R05 = 1,51 – 2,07 = - 0,56 %

Vậy: ROA thực tế của ngân hàng năm 2006 so với năm 2005 giảm giảm 0,56% là do ảnh hưởng bởi các nhân tố như: Tỷ suất lợi nhuận và Hệ số sử dụng tài sản.

2 Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố

2.1 Ảnh hưởng bởi nhân tố Tỷ suất lợi nhuận Δa = a06b05 – a05b05

= (14,09 x 0,1012) – (20,5 x 0,1012) = 1,43 2,07 = -0,64 %

Vậy: Do tỷ suất lợi nhuận giảm 6,41%làm ROA ngân hàng giảm 0,64% 2.2 Ảnh hưởng bởi nhân tố Hệ số sử dụng tài sản:

Δb = a06b06 – a06b05

= (14,09 x 0,1069) – (14,09 x 0,1012) = 1,51 – 1,43 = 0,08 %

Vậy: Do hệ số sử dụng tài sản năm 2006 tăng 0,0057 lần so với 2005, làm ROA của ngân hàng tăng 0,08%.

3 Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng

* Nhân tố làm tăng ROA: + Hệ số sử dụng tài sản: 0,08 % * Nhân tố làm giảm ROA: + Tỷ suất lợi nhuận: 0,64 %

Tổng hợp các nhân tố trên:0,08 – 0,64 = -0,56 % = Đối tượng phân tích B.Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến ROA năm 2007/2006

1 Xác định đối tượng phân tích Δ R = R07 – R06

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ROA ROA được xác định: Rn = an x bn

R07 = a07 x b07 = 16,55 x 0,1055 = 1,75 %

+ Lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) năm 2006 (R06 ) R06 = a06 x b06 = 14,09 x 0,1069 = 1,51 %

*Đối tượng phân tích:

ΔR = R07 – R06 = 1,75 – 1,51 = 0,24 %

Vậy: ROA thực tế của ngân hàng năm 2007 so với năm 2006 tăng 0,24% là do ảnh hưởng bởi các nhân tố như: Tỷ suất lợi nhuận và Hệ số sử dụng tài sản.

2 Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố

2.1 Ảnh hưởng bởi nhân tố Tỷ suất lợi nhuận Δa = a07b06 – a06b06

= (16,55 x 0,1069) – (14,09, x 0,1069) = 1,77 – 1,51 = 0,26 %

Vậy: Do TSLN tăng 2,46% làm ROA của Ngân hàngtăng 0,26%. 2.2 Ảnh hưởng bởi nhân tố Hệ số sử dụng tài sản:

Δb = a07b07 – a07b06

= (16,55 x 0,1055) – (16,55 x 0,1069) = 1,75 – 1,77 = - 0,02 %

Vậy: Do hệ số sử dụng tài sản năm 2007 giảm 0,0014 lần so với 2006, làm ROA của ngân hàng giảm 0,02%.

3 Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng

* Nhân tố làm tăng ROA: + Tỷ suất lợi nhuận: 0,26% * Nhân tố làm giảm ROA: + Hệ số sử dụng tài sản: 0,02 %

Tổng hợp các nhân tố trên:0,26 – 0,02 = 0,24 % = Đối tượng phân tích

Nhận xét: Qua kết quả so sánh mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến ROA theo từng năm ta thấy, nhân tố tác động thuận lợi đến ROA là hệ số sử dụng tài sản. Hệ số này luôn tăng, chứng tỏ hiệu quả tạo ra từ 1 đồng tài sản của NH ở năm sau cao hơn năm trước, có nghĩa là hiệu quả hoạt động kinh doanhcủaVIETINBANKĐT đã được khẳng định và cần tiếp tục phát huy hơn nữa. Cụ thể ta thấy năm 2005, ROA là 2,07%; năm 2006 là 1,51%, giảm 0,56% so với năm 2005; năm 2007 là

1,75%, tăng 0,24% so với năm 2006. Nhìn chung tốc độ tăng tuy có nhưng vẫn còn thấp hơn tốc độ giảm. Nguyên nhân là do năm 2006 tốc độ giảm của lợi nhuận (41,35%) vẫn còn thấp hơn tốc độ giảm của thu nhập (14,68%) và tốc độ tăng của lợi nhuận (23,67%) năm 2007 tăng nhanh hơn tốc độ tăng của thu nhập (5,29%). Năm 2006 ROA giảm là do tỷ suất lợi nhuận giảm nhiều (6,41%) trong khi hệ số sử dụng tài sản có tăng nhưng rất thấp (0,57%). Năm 2007 ROA tăng là do tỷ suất lợi nhuận tăng 2,46% nhiều hơn tốc độ giảm của hệ số sử dụng tài sản 0,14%. Tuy ROA có giảm ở 2 năm 2006 và 2007 nhưng nó vẫn >1, cho thấy ứng với 1 đồng tài sản đem đầu tư thì có hơn 1 đồng lợi nhuận. Kết quả này rất khả quan cho thấy hoạt động của Ngân hàng là rất có hiệu quả.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH TỈNH ĐỒNG THÁP (Trang 99 - 102)