PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG TỈNH ĐỒNG THÁP
3.1.2.2 Tình hình cụ thể
Vốn huy động của Vietinbank-ĐT chủ yếu là từ vốn tiền gửi, vốn huy động thông qua các chứng từ có giá chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng vốn huy động.
Trong nguồn vốn tiền gửi thì tiền gửi của KBNN và NHTW chiếm tỷ trọng nhiều nhất và tăng giảm không đều qua các năm. Cụ thể năm 2005 là 837.411 triệu đồng; năm 2006 là 775.574 triệu đồng, giảm 61.837 triệu đồng (7,38%) so với năm 2005; năm 2007 là 807.336 triệu đồng, tăng 31.762 triệu đồng (4,1%) so với năm 2006. Việc huy động vốn từ nguồn tiền gửi này đã phần nào giảm bớt áp lực về nguồn vốn cho Ngân hàng. Tuy nhiên ở năm 2006 nguồn vốn này giảm là do cơ chế, chính sách, quy định của Ngân hàng Nhà nước làm cho tình hình tự cân đối tại Chi nhánh ngày càng khó khăn hơn. Vì vậy Vietinbank-ĐT cần chủ động hơn nữa trong công tác huy động vốn. Kế đến là tiền gửi doanh nghiệp, đây là nguồn tiền dồi dào nhất trong tổng tiền gửi của khách hàng. Nguồn tiền này cũng tăng giảm không đều qua các năm, cụ thể năm 2006 là 125.993 triệu đồng, giảm 161.087 triệu đồng (56,11%) so với năm 2005, năm 2007 là 180.818 triệu đồng, tăng 54.825 triệu đồng (43,51%) so với năm 2006. Nguyên nhân tiền gửi của các doanh nghiệp giảm năm 2006 là do trong thời gian này ưu thế lãi suất thấp, nhiều doanh nghiệp chia nhỏ số dư tiền gửi ở nhiều ngân hàng, đề nghị được hưởng lãi suất như các hình thức huy động khác. Năm 2007 nguồn tiền gửi này có tăng nhưng tốc độ tăng còn thấp (43,51%) so với tốc độ giảm (56,11%). Ở giai đoạn này lãi suất còn thấp, nhiều nhà đầu tư thay vì gửi tiền vào ngân hàng thì lại đem số tiền đó đầu tư vào chứng khoán vì ở thời điểm này chứng khoán rất "sốt", lãi suất của nó cao hơn lãi suất tiền gửi ở
các ngân hàng nên hầu hết các ngân hàng gặp khó khăn trong việc huy động vốn ở thời điểm này. Mặc dù vậy, Vietinbank-ĐT cũng không bỏ cuộc, ban lãnh đạo Chi nhánh cùng cán bộ công nhân viên đã áp dụng chính sách khách hàng, chính sách về lãi suất, một số loại phí,… Thực hiện tốt chính sách khách hàng không chỉ giữ chân và thu hút khách hàng mà còn tạo ưu thế cho ngân hàng trong cạnh tranh khi có được sự trung thành của khách hàng nên tiền gửi của doanh nghiệp tăng lên trong năm 2007. Về tiền gửi tiết kiệm của dân cư, huy động từ nguồn này cũng khá so với tiền gửi từ các doanh nghiệp. Năm 2005 là 102.511 triệu đồng, năm 2006 là 102.655 triệu đồng, tăng 144 triệu đồng (0,14%) so với năm 2005. Sang năm 2007 đạt 125.072 triệu đồng, tăng 22.417 triệu đồng (21,84%) so với năm 2006. Sở dĩ có sự gia tăng ở 2 năm 2006 và 2007 là vì nền kinh tế phát triển, thu nhập của các tầng lớp dân cư tăng lên, người dân có điều kiện tích lũy nhiều hơn, để thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi này NH đã đưa ra các sản phẩm phù hợp như chương trình tiết kiệm dự thưởng với lãi suất hấp dẫn, cung cấp các sản phẩm trọn gói, tăng cường công tác tiếp thị, chăm sóc khách hàng nên khách hàng đến mở tài khoản tại NH ngày càng tăng.
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn giảm ở năm 2006, nguyên nhân tiền gửi có kỳ hạn của dân cư giảm là do giá vàng trên thị trường năm 2006 có xu hướng tăng lên đáng kể, nên một số người dân nghĩ gởi tiền tiết kiệm không sinh lời bằng mua vàng dự trữ nên loại tiền gởi này tăng chậm. Mặt khác là do sự cạnh tranh gay gắt của các NH trên cùng địa bàn có lãi suất huy động khá cao nên thu hút được lượng khách hàng nhưng cũng không ảnh hưởng nhiều đến Vietinbank-ĐT. Bởi các NHTMCP được tự do ấn định mức lãi suất nên muốn hấp dẫn hơn NHNN thì phải nâng mức lãi suất cao hơn, trong khi Vietinbank-ĐT – NH quốc doanh phải theo khung lãi suất chung do Nhà nước quy định. Đến năm 2007 nguồn vốn này đã tăng trở lại là do ngân hàng đã áp dụng nhiều chương trình khuyến mãi đặc biệt…. Với ưu điểm lớn: uy tín cao, chất lượng tốt, khả năng nguồn vốn đảm bảo an toàn cao hơn…Vietinbank-ĐT sẽ còn rất nhiều khách hàng tiềm
năng trong những năm tới và chi nhánh sẽ tiếp tục khai thác triệt để nguồn đầu tư này nhằm tạo ra nguồn vốn vững chắc.
Tóm lại, qua 3 năm, nguồn vốn huy động của chi nhánh có sự tăng trưởng tốt, tổng vốn huy động chiếm tỷ lệ rất cao trong cơ cấu vốn (khoảng 85%), điều này cho thấy ngân hàng đã thành công trong công tác huy động vốn. Ban lãnh đạo của Chi nhánh đã vận dụng nhiều biện pháp rất linh hoạt để giữ vững tốc độ tăng trưởng vốn huy động trong điều kiện kinh tế biến động.
TT
Phân loại
Năm Chênh lệch
2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006
Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Tuyệt đối Tương đối
% Tuyệt đối Tương đối % 1 Vốn tiền gửi 1.227.002 97,41 1.004.222 96,67 1.113.226 10,10 (222.780) (18,16) 109.004 10,85 A TG doanh nghiệp 287.080 22,79 125.993 12,13 180.818 16,12 (161.087) (56,11) 54.825 43,51 B
Tiền gửi tiết kiệm 102.511 8,14 102.655 9,88 125.072 11,15 144 0,14 22.417 21,84 - Không kỳ hạn 7.423 0,59 7.599 0,73 8.259 0,74 176 2,37 660 8,69 - Dưới 12 tháng 53.279 4,23 54.529 5,25 63.463 5,66 1.250 2,35 8.934 16,38 - Từ 12 tháng đến dưới 24 tháng 37.649 2,99 36.416 3,51 48.926 4,36 (1.233) (3,27) 12.510 34,35 - Từ 24 tháng trở lên 4.160 0,33 4.111 0,40 4.424 0,39 (49) (1,18) 313 7,61 C TG của KBNN và NHTW 837.411 66,48 775.574 74,66 807.336 71,98 (61.837) (7,38) 31.762 4,10 2 VHĐ thông qua các chứng từ có giá 32.678 2,59 34.542 3,33 8.322 0,74 1.864 5,70 (26.220) (75,91) Tổng VHĐ 1.259.680 100,00 1.038.764 100,00 1.121.548 100,00 (220.916) (17,54) 82.784 7,97
(Nguồn: Phòng Kinh doanh tổng hợpqua 3 năm (2005-2007))
Bảng 3: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI VIETINBANK-ĐỒNG THÁP
ĐVT: Triệu đồng