PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG TỈNH ĐỒNG THÁP
3.2.1. Phân tích doanh số cho vay và doanh số thu nợ 1 Phân tích doanh số cho vay
3.2.1.1. Phân tích doanh số cho vay
Để đảm bảo thực hiện tốt chức năng điều tiết tiền tệ giữa các chủ thể trong nền kinh tế, những năm qua với sự tăng trưởng của nguồn vốn, Vietinbank-ĐT đã đẩy mạnh công tác tín dụng cho các thành phần kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn, đồng thời mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng, giúp Ngân hàng tạo cho mình một chỗ đứng vững chắc trong nền kinh tế thị trường. Trong bối cảnh nền kinh tế đang phát triển như hiện nay, chúng ta cần phát huy thế mạnh của từng địa phương, từng ngành và sức mạnh tổng hợp nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
a.Theo thành phần kinh tế
-Thành phần doanh nghiệp nhà nước: Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tỷ trọng thành phần này giảm dần qua các năm, năm 2005 là 20%, năm 2006 là 17%, năm 2007 là 15%. Năm 2005 doanh số cho vay DNNN là 957.802 triệu đồng, năm 2006 là 711.884 triệu đồng, giảm 245.918 triệu đồng (25,68%) so với năm 2005; năm 2007 là 646.931 triệu đồng, giảm 64.953 triệu đồng (9,12%) so với năm 2006. Doanh số cho vay theo thành phần DNNN giảm dần qua các năm là do trong những năm qua doanh nghiệp Nhà nước làm ăn không hiệu quả (theo trang web
http://www.laodong.com.vn, báo Lao động số 154 Ngày 06/7/2007) nên đa số các Ngân hàng hạn chế cấp tín dụng cho các DNNN, trong đó có Vietinbank-ĐT. Khi cấp tín dụng, Ngân hàng phải tiến hành thẩm định các doanh nghiệp này và chỉ cấp
tín dụng cho các doanh nghiệp nào làm ăn hiệu quả, ngoài ra còn một nguyên nhân nữa là do vốn huy động giảm, nhất là ở năm 2006 nên doanh số cho vay theo thành phần này giảm. Hiện nay Chính phủ đang quyết tâm đẩy mạnh cổ phần hoá DNNN nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và gia tăng khả năng hội nhập của các doanh nghiệp, nhất là khi chúng ta đang cận kề “Cửa ngôi nhà WTO”. Vì vậy đây là vấn đề bức xúc cho các Ngân hàng trong việc chuyển nợ thành vốn góp.
- Công ty cổ phần và TNHH: Tỷ trọng cho vay theo thành phần này tăng giảm không đều qua các năm, năm 2005 chiếm 26,89%, năm 2006 là 28,15% và năm 2007 là 27,82%. Doanh số cho vay theo thành phần này cũng biến động không theo một chiều tăng hoặc giảm mà có sự giảm sau đó lại tăng. Cụ thể năm 2005 doanh số cho vay là 1.287.909 triệu đồng; năm 2006 là 1.178.921 triệu đồng, giảm 108.988 triệu đồng (8,46%) so với năm 2005; năm 2007 là 1.199.780 triệu đồng, tăng 20.859 triệu đồng (1,77%) so với năm 2006. Nguyên nhân doanh số cho vay theo thành phần này giảm năm 2006 là do vốn huy động năm 2006 giảm 17,54% so với năm 2005. Cũng như các Ngân hàng thương mại khác, Vietinbank-ĐT chỉ cấp tín dụng cho các công ty cổ phần và TNHH có uy tín, làm ăn hiệu quả như công ty TNHH thương mại và dịch vụ Minh Trí, công ty cổ phần nhựa Bình Minh,… Nguyên nhân năm 2007 doanh số cho vay tăng là do vốn huy động năm này tăng 7,97% so với năm 2006.
-Thành phần DNTN: Cũng như các thành phần kinh tế trên, tỷ trọng của thành phần doanh nghiệp tư nhân cũng tăng giảm không đều qua các năm, cụ thể năm 2005 là 20,84%, năm 2006 là 23,19%, năm 2007 là 22,9%. Doanh số cho vay theo thành phần này cũng tăng giảm không đều qua các năm, năm 2005 là 997.880 triệu đồng; năm 2006 là 971.248 triệu đồng, giảm 26.632 triệu đồng (2,67%) so với năm 2005; năm 2007 là 987.456 triệu đồng, tăng 16.208 triệu đồng (1,67%) so với năm 2006. Nguyên nhân dẫn đến sự tăng giảm doanh số cho vay ở thành phần này cũng tương tự như các thành phần kinh tế đã phân tích trên.
- Hộ cá thể: Lượng khách hàng này cũng khá quan trọng đối với Vietinbank-ĐT. Bên cạnh việc cấp tín dụng cho hộ nông dân thường xuyên sử dụng vốn vay để trồng
lúa, trồng xoài, chăn nuôi heo, gà, vịt,…Ngân hàng còn cấp tín dụng cho các hộ gia đình kinh doanh trong lĩnh vực thủy sản, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ…hay cho cá nhân vay phục vụ nhu cầu tiêu dùng. Ngân hàng đã giải ngân 1.312.370 triệu đồng cho hộ cá thể năm 2005, chiếm 27,4% trong tổng DSCV theo thành phần kinh tế, năm 2006 cho vay 1.211.318 triệu đồng, giảm 101.052 triệu đồng (7,7) so với năm 2005, năm 2007 là 1.256.970 triệu đồng, tăng 45.652 triệu đồng (3,77%) so với năm 2006.
- Thành phần CBCNV: Doanh số cho vay theo thành phần này chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ, khoảng 4% trong tổng doanh số cho vay và tốc độ tăng trưởng cũng tăng giảm không đều qua các năm. Cụ thể năm 2005 là 233.131 triệu đồng, năm 2006 là 114.183 triệu đồng, giảm 118.948 triệu đồng (51,2%) so với năm 2005, năm 2007 là 221.734 triệu đồng, tăng 107.551 triệu đồng (94,19%) so với năm 2006. Nguyên nhân năm 2007 doanh số cho vay tăng đột biến như vậy là vì Chi nhánh Ngân hàng Công thương thị xã Sa Đéc tách ra ngày 15/7/2006 được nâng lên thành Chi nhánh cấp 1 do NHCT Việt Nam quản lý, do đó hệ thống phần mềm xử lý máy vi tính bị lỗi làm số liệu tăng lên, đồng thời trong năm này nhu cầu mua sắm của CB CNV cũng tăng lên.
Tóm lại: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế năm 2006 giảm 601.458 triệu đồng (12,56%) so với năm 2005 và năm 2007 tăng 125.316 triệu đồng (2,99%) so với năm 2006, nhìn chung là doanh số cho vay theo thành phần kinh tế biến động không theo một chiều tăng hoặc giảm mà có sự giảm sau đó lại tăng. Nguyên nhân chung là do lượng vốn huy động thay đổi qua các năm như đã phân tích ở trên.
2005 2006 2007 2006/2005
Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Tuyệt đối Tương % AThành phần KT 4.789.012 100,00 4.187.554 100,00 4.312.870 100,00 (601.458) (12,56) 1DNNN 957.802 20,00 711.884 17,00 646.931 15,00 (245.918) (25,68) 2Cty CP & TNHH 1.287.909 26,89 1.178.921 28,15 1.199.780 27,82 (108.988) 3DNTN 997.880 20,84 971.248 23,19 987.456 22,90 (26.632) 4Hộ cá thể 1.312.370 27,40 1.211.318 28,93 1.256.970 29,14 (101.052) 5CBCNV 233.131 4,87 114.183 2,73 221.734 5,14 (118.948) (51,02) BTheo thời hạn TD 4.789.012 100,00 4.187.554 100,00 4.312.870 100,00 (601.458) (12,56) 1Ngắn hạn 4.371.792 91,29 3.814.378 91,09 3.893.386 90,27 (557.414) (12,75) 2Trung-dài hạn 278.900 5,82 241.892 5,78 267.875 6,21 (37.008) (13,27) 3Chiết khấu(TTTM) 138.320 2,89 131.284 3,14 151.609 3,52 (7.036) CTheo ngành KT 4.789.012 100,00 4.187.554 100,00 4.312.870 100,00 (601.458) (12,56) 1Nông nghiệp 1.495.753 31,23 1.381.041 32,98 1.553.708 36,02 (114.712) 2Xây dựng 167.654 3,50 150.756 3,60 170.089 3,94 (16.898) (10,08) 3Thương mại, DV 1.835.600 38,33 1.471.214 35,13 1.483.200 34,39 (364.386) (19,85) 4Công nghiệp 1.290.006 26,94 1.184.544 28,29 1.105.873 25,64 (105.462)
Bảng 4: DOANH SỐ CHO VAY TẠI VIETINBANK-ĐT
(Nguồn: Phòng kinh doanh tổng hợp)
b. Theo thời hạn tín dụng
♦Tín dụng ngắn hạn: Trong hoạt động cấp tín dụng, nếu xét về thời hạn thì Vietinbank-ĐT chủ yếucho vay ngắn hạn chiếm hơn 91% DSCV. Bởi mục đích của tín dụng ngắn hạn là bổsung vốn lưu động cho các đơn vị vay vốn để sản xuất kinh doanh, tài trợ xuất nhập khẩu và đáp ứng tiêu dùng cá nhân; nên vòng quay vốn rất nhanh, NH có thể chovay tiếp tục nữa nhưng vẫn đảm bảo khả năng sinh lời an toàn từ đồng vốn củamình.
Nhìn bảng 4, ta có thể thấy tỷ trọng doanh số cho vay ngắn hạn tương đối ổn định trong 3 năm (trên 91% tổng DSCV). Nhưng doanh số cho vay lại biến động không đều qua các năm. Cụ thể năm 2005 DSCV ngắn hạn là 4.371.792 triệu đồng; sang năm 2006 là 3.814.378 triệu đồng, giảm 557.414 triệu đồng (12,75%) so với năm 2005; đến năm 2007 là 2.893.386 triệu đồng, giảm 920.992 triệu đồng (24,15%) so với năm 2006. Nhìn chung DSCV ngắn hạn giảm dần qua các năm, nguyên nhân là do vốn huy động giảm qua các năm.
♦Tín dụng trung và dài hạn
Nếu xét theo thời hạn tín dụng, DSCV trung và dài hạn chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng DSCV ( khoảng 6%) và ổn định qua các năm. Nhưng nói về tốc độ tăng trưởng của nó thì ở năm 2006 DSCV trung và dài hạn là 241.892 triệu đồng, giảm 37.008 triệu đồng (13,27%) so với năm 2005, năm 2007 là 267.875 triệu đồng, tăng 25.983 triệu đồng (10,74%) so với năm 2006. Nguyên nhân năm 2006 doanh số cho vay trung-dài hạn giảm là do Ngân hàng đã đưa ra chính sách mới thay đổi hướng cho vay, có nghĩa là chỉ tập trung vào cho vay ngắn hạn, hạn chế cho vay trung và dài hạn nhằm giảm thiểu rủi ro. Năm 2007 doanh số cho vay trung-dài hạn tăng lên là do ngu ồn v ốn huy động tăng lên, đồng thời nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp cũng tăng, những công trình giao thông thuỷ lợi ở thị xã Sa Đéc sắp được khởi công và nhiều tuyến đường bộ từ Sa Đéc, Lai Vung lên Cao Lãnh cũng đang được thi công sửa chữa nên đòi hỏi nhu cầu vốn cho các dự án này là rất lớn.
♦Chiết khấu (TTTM): Khoảng chiết khấu này chiếm tỷ trọng rất thấp (khoảng 3%) trong tổng doanh số cho vay. Cụ thể năm 2005 là 138.320 triệu đồng; năm 2006 là 131.284 triệu đồng, giảm 7.036 triệu đồng (5,09%) so với năm 2005; năm 2007 là 151.609 triệu đồng, tăng 20.325 triệu đồng (15,48%) so với năm 2006. Nguyên nhân năm 2006 khoảng chiết khấu này giảm so với năm 2005 là do nhu cầu sử dụng vốn của khách hàng thấp.
Hì
n h
5:
Biểu đồ doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng
- Nông nghiệp: DSCV theo ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng khá cao (khoảng 32%) trong tổng DSCV. Cụ thể năm 2005 DSCV là 1.495.753 triệu đồng, năm 2006 là 1.381.041 triệu đồng, giảm 114.712 triệu đồng (7,67%) so với năm 2005; năm 2007 là 1.553.708 triệu đồng, tăng 172.667 triệu đồng (12,5%) so với năm 2006. Nguyên nhân doanh số cho vay năm 2006 giảm so với năm 2005 là do lãi suất cho vay năm 2006 cao (12,1%/năm) so với năm 2005 (11,9%/năm), và còn một nguyên nhân nữa là do vốn huy động giảm ở năm 2006 nên doanh số cho vay giảm.
Năm2007 doanh số cho vay tăng là do nguồn vốn huy động tăng.
- Xây dựng: DSCV theo ngành xây dựng chiếm tỷ trọng rất thấp (khoảng 3,6%) trong tổng DSCV. Cụ thể năm 2005 DSCV là 167.654 triệu đồng, năm 2006 là 150.756 triệu đồng, giảm 16.898 triệu đồng (10,08%) so với năm 2005; năm 2007 là 170.089 triệu đồng, tăng 19.333 triệu đồng (12,82%) so với năm 2006. Nguyên nhân năm 2007 doanh số cho vay tăng là do có nhiều dự án xây dựng công trình giao thông thuỷ lợi, đặc biệt là dự án xây dựng bờ kè dọc tuyến sông thị xã Sa Đéc, công trình giao thông đường bộ trãi dài từ Lai Vung, Sa Đéc lên Cao Lãnh, do đó đòi hỏi vốn cho những dự án này là rất cao.
-Thương mại-dịch vụ: DSCV theo ngành này chiếm tỷ trọng khá cao (khoảng 35%) trong tổng DSCV. Cụ thể năm 2005 DSCV là 1.835.600 triệu đồng, năm 2006 là 1.471.214 triệu đồng, giảm 364.386 triệu đồng (19,85%) so với năm 2005; năm 2007 là 1.483.200 triệu đồng, tăng 11.981 triệu đồng (0,81%) so với năm 2006. Nguyên nhân năm 2006 doanh số cho vay theo ngành này giảm so với năm 2005 là do vốn huy động giảm, tình hình kinh tế không ổn định, dịch cúm gia cầm và bão lụt xảy ra ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất mua bán kinh doanh của các công ty, do đó nhu cầu vốn ở ngành này thấp. Năm 2007doanh số cho vay tăng do vốn huy động tăng.
-Công nghiệp: DSCV theo ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng khoảng 26% trong tổng DSCV. Cụ thể năm 2005 DSCV là 1.290.006 triệu đồng, năm 2006 là 1.184.544 triệu đồng, giảm 105.462 triệu đồng (8,18%) so với năm 2005; năm 2007 là 1.105.873 triệu đồng, giảm 78.671 triệu đồng (6,64%) so với năm 2006. Nguyên
nhân doanh số cho vay theo ngành này giảm dần qua các năm là do những năm gần đây nền kinh tế đất nước luôn biến động, giá cả thay đổi thất thường, giá vàng và dầu tăng mạnh trong 2 năm 2006, 2007, dịch bệnh xảy ra ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nên các nhà sản xuất này tạm thời không mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, vì vậy doanh số cho vay theo ngành này giảm dần qua các năm.