Phương hướng hoạt động

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH TỈNH ĐỒNG THÁP (Trang 31 - 33)

KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH ĐỒNG THÁP

2.6.1. Phương hướng hoạt động

Chi nhánh ngân hàng Công thương Đồng Tháp ra đời trong bối cảnh kinh tế của tỉnh gặp rất nhiều khó khăn, thử thách, với đặc điểm là một tỉnh nông nghiệp thuộc vùng sâu, vùng xa, thiên tai lũ lụt thường xuyên xảy ra; lĩnh vực công nghiệp và thương mại kém phát triển, tỷ trọng chỉ chiếm khoảng 40% cơ cấu kinh tế của tỉnh. Trong những năm đầu hoạt động, Chi nhánh phải chịu sự cạnh tranh bùng phát của các tổ chức tín dụng và sự ra đời của hàng loạt các doanh nghiệp Nhà nước 4 cấp, nhất là cấp huyện, cấp xã. Vốn doanh nghiệp thấp nên hầu hết các doanh nghiệp hoạt động bằng nguồn vốn vay Ngân hàng cùng với năng lực điều hành yếu kém, chưa nắm bắt những tác động của nền kinh tế thị trường nên trong những năm đầu thập niên 1990 các quỹ tín dụng đồng loạt vỡ nợ và trên 90% các doanh nghiệp Nhà nước thua lỗ phải tiến hành giải thể theo Quyết định 315 của Hội đồng Bộ trưởng

(nay là Chính phủ), nhiều đơn vị sát nhập hoặc thành lập lại theo Nghị định 388/ NĐ-CP nhưng hoạt động kinh doanh vẫn kém hiệu quả, làm cho các ngân hàng, nhất là Chi nhánh Ngân hàng Công thương phải gánh chịu hậu quả rất nặng nề, nợ quá hạn có thời điểm lên đến trên 50% tổng dư nợ (năm 1990 là 56% trên tổng dư nợ, năm1991 là 36%, năm 1993 là 26%) dẫn đến hoạt động kinh doanh của đơn vị trong 2 năm 1993-1994 không hiệu quả, đời sống của CB CNV gặp nhiều khó khăn, tưởng chừng khó có thể vượt qua.

Tuy nhiên trước những khó khăn của từng giai đoạn, cùng với sự quan tâm và hỗ trợ tích cực của các cấp, các ngành, của địa phương các cấp, nhất là sự quan tâm giúp đỡ củng cố của Ngân hàng Công thương Việt Nam; cộng với sụ nỗ lực cao độ với tinh thần phấn đấu vươn lên của Ban lãnh đạo và toàn thể CB CNV Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đồng Tháp đã từng bước khắc phục hậu quả tồn tại, đồng thời đổi mới phương thức kinh doanh theo cơ chế thị trường với chủ trương:

- Mở rộng địa bàn, mở rộng đối tượng đầu tư, đầu tư tới mọi thành phần kinh tế trên tất cả các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh dịch vụ, tiêu dùng, sinh hoạt, sửa chữa và xây dựng nhà...

- Ưu tiên vốn cho các DNNN hoạt động kinh doanh hiệu quả, uy tín trong quan hệ tín dụng.

- Xem đầu tư kinh tế hộ là trọng điểm, kiểm soát khâu luân chuyển vốn. - Mục tiêu đầu tư phải phù hợp với chủ trương phát triển KTXH của tỉnh. - Đẩy mạnh CNH-HĐH nông nghiệp và phát triển nông thôn, khai thác tiềm năng lợi thế về đất đai, tài nguyên nước, lực lượng lao động, duy trì một số ngành nghề truyền thống, nâng cao hiệu quả sản xuất của các ngành.

- Tạo bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, đầu tư phát triển kinh tế hạ tầng, kinh tế- xã hội, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh theo hướng ổn định sản lượng, nâng cao chất lượng để xuất khẩu, đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi, phát triển chăn nuôi bò sữa, bò thịt xuất khẩu, thủy sản và gia cầm...

doanh của Chi nhánh NHCT Đồng Tháp từ năm 1995 trở đi luôn đạt hiệu quả, niềm tin của khách hàng đối với Chi nhánh NHCT Đồng Tháp ngày càng được nâng lên, đặc biệt là từ năm 1996 tới nay Chi nhánh NHCT Đồng Tháp luôn được xếp đơn vị khá giỏi và xuất sắc của hệ thống NHCT Việt Nam. Những thành tích đạt được của Chi nhánh NHCT Đồng Tháp là đáng kể đã được Đảng và Nhà nước ghi nhận, tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý, trong đó có Huân chương lao động hạng III do Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam tặng thưởng cho tập thể CB CNV Chi nhánh trong sự nghiệp đổi mới (1997-2001), Thủ tướng Chính phủ tặng 01 Bằng khen, 01 cờ thi đua, Thống đốc NHNN tặng 06 Bằng khen, Chủ tịch UBND tỉnh tặng 12 Bằng khen và thành tích hoạt động kinh doanh xuất sắc.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH TỈNH ĐỒNG THÁP (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w