Nhìn vào bảng 12 cho thấy qua ba năm tỷ số biến động không theo một chiều tăng hoặc giảm mà có sự giảm sau đó lại tăng. Năm 2005 là 20,5%, năm 2006 là 14,09%, giảm 6,41% so với năm 2005, năm 2007 là 16,55%, tăng 2,46% so với năm 2006. Nguyên nhân năm 2006 chỉ số này giảm nhiều là do tốc độ giảm của thu nhập (14,68%) giảm nhiều hơn tốc độ giảm của chi phí (7,8%), nguyên nhân là do khoản thu từ hoạt động tín dụng giảm. Năm 2007 chỉ số này có tăng nhưng cũng không nhiều lắm là do tốc độ tăng của thu nhập (5,29%) cao hơn tốc độ tăng của chi phí (2,28%). Tỷ số này cho biết hiệu quả của một đồng thu nhập trong việc tạo ra lợi nhuận, tức cứ 100 đồng thu nhập sẽ tạo ra được 20,5 đồng lợi nhuận ở năm 2005;14,09 đồng lợi nhuận ở năm 2006 và 16,55 đồng lợi nhuận ở năm 2007. Tuy tỷ số này có giảm nhưng vẫn còn đạt ở mức khá cao. Để đạt được điều này là nhờ chi nhánh đã có những biện pháp tích cực trong việc tăng thu nhập như áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt, ưu đãi đối với những khách hàng truyền thống,... Nếu như năm 2006, tốc độ giảm của thu nhập là 14,68% thì tốc độ giảm của lợi nhuận đến 41,35%; đến năm 2007, tốc độ tăng của thu nhập và lợi nhuận lần lượt là 5,29% và 23,67%. Ta có thể thấy, thu nhập giảm thì lợi nhuận cũng giảm rất nhiều, thu nhập tăng thì lợi nhuận cũng tăng tương ứng, điều này cho thấy Ngân hàng đã rất linh hoạt trong mối quan hệ giữa thu nhập và lợi nhuận. Tuy nhiên Ngân hàng cần cố
gắng hơn nữa làm sao cho lợi nhuận luôn tăng đều qua các năm để luôn đảm bảo tốc độ tăng trưởng của Ngân hàng.