3. 2 Dư nợ trên tổng nguồn vốn
3.4.2.4 Chi dự phòng rủi ro
Điều 2 trong Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ban hành ngày 22/4/2005 có các định nghĩa về dự phòng rủi ro tín dụng như sau:
“Dự phòng rủi ro tín dụng” là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tín dụng không thực hiện được nghĩa vụ theo cam kết. Dư phòng rủi ro được tín theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của các tổ chức tín dụng. Dự phòng rủi ro bao gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung.
“Dự phòng cụ thể” là khoản tiền được trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể các khoản nợ quy định về phân loại nợ và trích lập rủi ro tín dụng.
“Dự phòng chung” là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể trong trường hợp khó khăn về tài chính của các tổ chức tín dụng khi chất lượng các khoản nợ suy giảm.
Theo bảng số liệu trên thì năm 2005 khoản chi dự phòng rủi ro là 16.425 triệu đồng, năm 2006 là 15.144 triệu đồng, giảm 1.281 triệu đồng (7,8%) so với năm 2005, năm 2007 là 13.483 triệu đồng, tăng 1.661 triệu đồng (10,97%) so với năm 2006. Nguyên nhân khoản chi này giảm năm 2006 là do dư nợ giảm 21,84%, tuy nợ quá hạn năm 2006 tăng rất nhiều so với năm 2005 nhưng tổn thất về những khoản nợ này cũng chưa được xác định trong quá trình phân loại nợ nên dự phòng chung cho khoản chi này thấp, đồng thời dự phòng cụ thể cho những khoản nợ đã được phân loại giảm, do đó khoản chi dự phòng này giảm ở năm 2006. Năm 2007 khoản chi này tăng do dư nợ tăng 7,2%, đồng thời chi dự phòng cụ thể tăng nên chi dự phòng rủi ro tăng.
3.4.2.5 Chi khác
Khoản chi này chiếm tỷ trọng khoảng 12,8% trong tổng chi và cũng tăng giảm không đều qua các năm. Năm 2005 khoản chi này là 15.315 triệu đồng, năm 2006 là 14.121 triệu đồng, giảm 1.194 triệu đồng (7,8%) so với năm 2005, năm 2007 là 14.442 triệu đồng, tăng 321 triệu đồng (2,27%) so với năm 2006. Nguyên nhân khoản chi này tăng năm 2007 là do phong trào văn nghệ và thể thao của Chi nhánh phát triển mạnh đòi hỏi phải chi trang phục, dụng cụ và các thiết bị chung phục vụ nhu cầu văn nghệ và thể thao. Ngoài ra còn do các khoản chi ấn chỉ, giấy tờ in, chi trang phục giao dịch, chi mua sắm công cụ lao động, chi bảo dưỡng và sửa chữa thường xuyên, chi văn phòng phẩm, chi thuê nhà, chi xăng dầu, chi công tác phí, chi tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị, chi điện nước, vệ sinh cơ quan, chi hội nghị,…tăng lên làm cho khoản chi này tăng. Năm 2006 khoản chi này giảm do chi hoạt động quản lý và công cụ giảm, chi khấu hao tài sản cố định giảm.