Phân tích dư nợ cho vay và nợ quá hạn 1 Phân tích dư nợ cho vay

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH TỈNH ĐỒNG THÁP (Trang 63 - 70)

2005 2006 2007 2006/ 2007/2006 Giá trịTỷ trọngGiá trịTỷ trọngGiá trịTỷ trọng Tuyệt đốiTương đối % Tuyệt đối Tương đối%

3.2.2. Phân tích dư nợ cho vay và nợ quá hạn 1 Phân tích dư nợ cho vay

3.2.2.1. Phân tích dư nợ cho vay

Dư nợ phản ánh tình trạng hoạt động tín dụng của một Ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Mức dư nợ ngắn hạn cũng như trung hạn đều phụ thuộc vào mức huy động vốn của Ngân hàng. Nếu nguồn vốn huy động tăng thì mức dư nợ sẽ tăng và ngược lại. Bất kỳ một Ngân hàng nào cũng vậy, để hoạt động tốt thì không chỉ nâng cao doanh số cho vay mà còn phải nâng cao mức dư nợ.

Qua bảng 6 ta thấy, nhìn chung tổng dư nợ của Vietinbank-ĐT từ năm 2005 đến 2007 có chiều hướng tăng giảm không đều. Năm 2005 đạt 1.271.262 triệu đồng. Năm 2006 đạt 993.662 triệu đồng, giảm 277.600 triệu đồng tương đương 21,84% so với 2005. Năm 2007 đạt 1.065.197 triệu đồng, tăng 71.535 triệu đồng tương đương 7,2% so với 2006. Dư nợ tín dụng luôn là phần tài sản Có sinh lời lớn, quan trọng của các NHTM, dư nợ năm 2005 và 2006 chiếm hơn 90% tổng tài sản và mang lại nguồn thu nhập lớn cho ngân hàng. Từ số tổng trên ta có thể thấy rõ hơn tình hình dư nợ của ngân hàng khiphân tích theo từng khía cạnh như sau:

a.Theo thành phần kinh tế

- Thành phần doanh nghiệp nhà nước: Nhìn vào bảng số liệu ta thấy dư nợ cho vay DNNN giảm dần qua các năm Cụ thể năm 2005 dư nợ là 254.252 triệu đồng, chiếm khoảng 20% trong tổng dư nợ; năm 2006 là 218.606 triệu đồng, giảm 35.646 triệu đồng (14,02%) so với năm 2005; năm 2007 là 106.520 triệu đồng, giảm 112.086 triệu đồng (51,27%) so với năm 2006. Dư nợ theo thành phần DNNN giảm dần qua các năm là do trong những năm qua có một số doanh nghiệp nhà nước làm ăn không hiệu quả, có doanh nghiệp phải phá sản, vì vậy Ngân hàng đã hạn chế cho vay ở thành phần này nên dư nợ giảm xuống.

- Công ty cổ phần và TNHH: Dư nợ năm 2005 là 310.270 triệu đồng, chiếm 24,41% trong tổng dư nợ; năm 2006 là 254.278 triệu đồng, giảm 55.992 triệu đồng (18,05%) so với năm 2005; năm 2007 là 305.870 triệu đồng, tăng 51.592 triệu đồng (20,29%) so với năm 2006. Nguyên nhân năm 2006 dư nợ giảm so với năm 2005 là

do nguồn vốn huy động giảm, nền kinh tế không ổn định nên nhu cầu vay vốn ở thành phần này thấp. Năm 2007 dư nợ tăng so với năm 2006 là do vốn huy động ở năm này tăng, nhu cầu vay vốn thành phần này tăng mặc dù nền kinh tế trong nước vẫn còn gặp khó khăn.

- Thành phần doanh nghiệp tư nhân: Dư nợ năm 2005 là 290.278 triệu đồng, chiếm 22,83% trong tổng dư nợ;năm 2006 là 175.987 triệu đồng, giảm 114.291triệu đồng (39,37%) so với năm 2005; năm 2007 là 197.800 triệu đồng, tăng 21.813 triệu đồng (12,39%) so với năm 2006. Nguyên nhân dư nợ năm 2006 giảm so với năm 2005 là do vốn huy động giảm và nhu cầu vốn của các doanh nghiệp này giảm do tình hình kinh tế trong nước luôn biến động nên các doanh nghiệp không mở rộng quy mô sản xuất. Năm 2007 dư nợ tăng so với năm 2006 nhưng cũng không nhiều, nguyên nhân là do vốn huy động tăng, nhu cầu sử dụng vốn ở năm này của các doanh nghiệp là cao.

- Hộ cá thể: Dư nợ năm 2005 là 404.462 triệu đồng, chiếm 31,82% trong tổng doanh số thu nợ; năm 2006 là 330.515 triệu đồng, giảm 73.947 triệu đồng (18,28%) so với năm 2005; năm 2007là 440.629 triệu đồng, tăng 110.114 triệu đồng (33,32%) so với năm 2006. Nguyên nhân dư nợ năm 2006 giảm so với năm 2005 là do nguồn vốn huy động ở năm này giảm, lãi suất cho vay năm 2006 cao hơn (12,1%/năm) so với năm 2005 (11,9%/năm). Nguyên nhân năm 2007 dư nợ tăng so với năm 2006 là do vốn huy động tăng, nhiều hộ có nhu cầu mua sắm nhà cửa, kinh doanh buôn bán, …nên nhu cầu vốn cao vì vậy dư nợ tăng lên ở năm này.

- Thành phần CBCNV: Dư nợ năm 2005 là 12.000 triệu đồng, chiếm 0,94% trong tổng dư nợ; năm 2006 là 14.276 triệu đồng, tăng 2.276 triệu đồng (18,97%) so với năm 2005, năm 2007 là 14.378 triệu đồng, tăng 102 triệu đồng (0,71%) so với năm 2006. Dư nợ tăng dần qua các năm là do nhu cầu mua sắm của cán bộ công nhân viên tăng lên, một số người vay vốn để đầu tư vào chứng khoán vì giai đoạn này thị trường chứng khoán rất “sốt”.

TT

Phân loại

Năm

2005 2006 2007 2006/2005

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Tuyệt đối Tương

AThành phần KT 1.271.262 100,00 993.662 100,00 1.065.197 100,00 (277.600) 1DNNN 254.252 20,00 218.606 22,00 106.520 10,00 (35.646) 2Cty CP & TNHH 310.270 24,41 254.278 25,59 305.870 28,71 (55.992) 3DNTN 290.278 22,83 175.987 17,71 197.800 18,57 (114.291) 4Hộ cá thể 404.462 31,82 330.515 33,26 440.629 41,37 (73.947) 5CBCNV 12.000 0,94 14.276 1,44 14.378 1,35 2.276 BTheo thời hạn TD 1.271.262 100,00 993.662 100,00 1.065.197 100,00 (277.600) 1Ngắn hạn 1.080.182 84,97 844.604 85,00 891.239 83,67 (235.578) 2Trung-dài hạn 156.500 12,31 117.800 11,86 138.700 13,02 (38.700) 3Chiết khấu 34.580 2,72 31.258 3,15 35.258 3,31 (3.322) CTheo ngành KT 1.271.262 100,00 993.662 100,00 1.065.197 100,00 (277.600) 1Nông nghiệp 427.358 33,62 354.113 35,64 388.427 36,47 (73.245) 2Xây dựng 34.215 2,69 29.560 2,97 45.970 4,32 (4.655) 3Thương mại, DV 458.900 36,10 350.289 35,25 370.800 34,81 (108.611) 4Công nghiệp 350.789 27,59 259.700 26,14 260.000 24,41 (91.089)

(Nguồn: Phòng kinh doanh tổng hợp)

Bảng 6: DƯ NỢ CHO VAY TẠI VIETINBANK - ĐỒNG THÁP

Hình 9: Biểu đồ cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế

b.Theo thời hạn tín dụng:

-Tín dụng ngắn hạn: Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy dư nợ theo thời hạn này tăng giảm không đều qua các năm. Cụ thể năm 2005 dư nợlà 1.080.182 triệu đồng, chiếm 84,97% trong tổng dư nợ; năm 2006 là 844.604 triệu đồng, giảm 235.578

triệu đồng (21,81%) so với năm 2005; năm 2007 là 891.239 triệu đồng, tăng 46.635 triệu đồng (5,52%) so với năm 2006. Nguyên nhân dư nợ giảm năm 2006 là do vốn huy động giảm và dư nợ tăng năm 2007 do vốn huy động năm này tăng và Ngân hàng chủ yếu tập trung cho vay ngắn hạn nhằm hạn chế rủi ro.

- Tín dụng trung-dài hạn: Dư nợ năm 2005 là 156.500 triệu đồng, chiếm 12,31% trong tổng DN; năm 2006 là 117.800 triệu đồng, giảm 38.700 triệu đồng (24,73%) so với năm 2005; năm 2007 là 138.700 triệu đồng, tăng 20.900 triệu đồng (17,74%) so với năm 2007. Nguyên nhân dư nợ năm 2006 giảm so với năm 2005 là do nhu cầu vốn ở năm này thấp, đến năm 2007 dư nợ tăng là do có nhiều dự án xây dựng công trình giao thông đường bộ, đường thủy đòi hỏi nhu cầu vốn lớn cho các dự án này nên dư nợ tăng năm 2007.

-Chiết khấu (TTTM): Dư nợ năm 2005 là 34.580 triệu đồng, chiếm 2,72% trong tổng DN; năm 2006 là 31.258 triệu đồng, giảm 3.322 triệu đồng (9,61%) so với năm 2005; năm 2007 là 35.258 triệu đồng, tăng 4.000 triệu đồng (12,8%) so với năm 2007. Nguyên nhân khoản chiết khấu này giảm năm 2006 là do nhu cầu sử dụng vốn của khách hàng thấp, ngoài ra còn do phí hoa hồng chiết khấu cao nên làm cho khoản chiết khấu năm này giảm. Năm 2007 khoản chiết khấu tăng do nhu cầu vốn của khách hàng tăng lên và Ngân hàng đã điều chỉnh mức lãi suất chiết khấu và phí hoa hồng giảm hơn so với năm 20006 nên dư nợ chiết khấu tăng.

Hình 10: Biểu đồ cơ cấu dư nợ theo thời hạn tín dụng

c.Theo ngành kinh tế

-Nông nghiệp: Dư nợ năm 2005 là 427.358 triệu đồng, chiếm 33,62% trong tổng dư nợ; năm 2006 là 259.700 triệu đồng, giảm 73.245 triệu đồng (17,14%) so với năm 2005; năm 2007 là 388.427 triệu đồng, tăng 34.314 triệu đồng (9,69%) so

với năm 2007. Nguyên nhân dư nợ giảm năm 2006 là do vốn huy động giảm, lãi suất cho vay cao hơn so với năm 2005, nạn dịch bệnh, thiên tai xay ra ảnh hưởng đến mùa vụ nên nông dân hạn chế đi vay do đó dư nợ giảm xuống. Năm 2007 dư nợ tăng so với năm 2006 do vốn huy động tăng và nhu cầu sử dụng vốn của nông dân tăng lên.

-Xây dựng: Dư nợ theo thành phần này biến động không theo một chiều tăng hoặc giảm mà có sự giảm sau đó lại tăng. Cụ thể năm 2005 là 34.215 triệu đồng, chiếm 2,69% trong tổng DN; năm 2006 là 29.560 triệu đồng, giảm 4.655 triệu đồng (13,61%) so với năm 2005; năm 2007 là 45.970 triệu đồng, tăng 16.,410 triệu đồng (55,51%) so với năm 2007. Nguyên nhân năm 2007 dư nợ tăng mạnh như vậy là do năm này các công trình giao thông thuỷ lợi bắt đầu khởi công ở Sa Đéc và nhiều tuyến đường trãi dài từ Sa Đéc lên Cao Lãnh đang được thi công, do đó nhu cầu vốn cho các công trình này là rất cao.

-Thương mại-dịch vụ: Năm 2005 dư nợ là 458.900 triệu đồng, chiếm 36,1% trong tổng DSTN; năm 2006 là 350.289 triệu đồng, giảm 108.611 triệu đồng (23,67%) so với năm 2005; năm 2007 là 370.800 triệu đồng, tăng 20.511 triệu đồng (5,86%) so với năm 2006. Nguyên nhân năm 2006 dư nợ ngành này giảm là do vốn huy động giảm, nhu cầu sử dụng vốn ở năm này thấp. Năm 2007 dư nợ tăng là do vốn huy động tăng và nhu cầu sử dụng vốn cao.

-Công nghiệp: Năm 2005 dư nợ đạt 350.789 triệu đồng, chiếm 27,59% trong tổng dư nợ; năm 2006 là 259.700 triệu đồng, giảm 91.089 triệu đồng (25,97%) so với năm 2005; năm 2007 là 260.000 triệu đồng, tăng 300 triệu đồng (0,12%) so với năm 2007. Nguyên nhân năm 2007 dư nợ tăng là do ngành công nghiệp giai đoạn này phát triển, cần nhiều vốn để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.

Hình 11: Biểu đồ cơ cấu dư nợ theo ngành kinh tế

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH TỈNH ĐỒNG THÁP (Trang 63 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w