Khi đó lợi nhuận được xác định Ln= Qn(Pn– Zn– Cn) + Lợi nhuận thực tế năm 2006 (L07)
L07 = Q07(P07 – Z07 – C07)
= 1.029.430( 0,122 - 0,072- 0,028 )
= 1.029.430* 0,022 = 22.347(triệu đồng)
+ Lợi nhuận năm 2006 (L06) L06 = Q06 (P06 – Z06 – C06)
= 1.132.462 ( 0,121 - 0,076 - 0,029)
= 1.132.462 * 0,016 = 18.069 (triệu đồng)
* Đối tượng phân tích là:
Δ L = L07 – L06 = 22.347 - 18.069 = 4.278 (triệu đồng)
Vậy: Lợi nhuận của Ngân hàng ở năm 2007 so với năm 2006 tăng 4.278.000.000 đồng. Mức lợi nhuận này tăng là do ảnh hưởng bởi 4 nhân tố: Dư nợ bình quân; lãi đầu ra; lãi đầu vào và chi phí hoạt động bình quân.
2. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
a. Ảnh hưởng bởi nhân tố dư nợ bình quân
Áp dụng phương pháp chênh lệch giữa dư nợ bình quân năm 2007 và năm 2006 ta thấy: ΔQ = (Q07 – Q06)(P06 - Z06 - C06)
= (1.029.430 - 1.132.462) ( 0,121 - 0,076 - 0,029)
Vậy do dư nợ bình quân năm 2007 giảm 103.032 triệu đồng so với năm 2006 làm lợi nhuận Ngân hàng giảm 1.797 triệu đồng.
b. Ảnh hưởng bởi nhân tố lãi đầu ra
Δ P = Q07(P07 –P06) = 1.029.430 (0,122 – 0,121)
= 1.029.430 *0,001 = 1.029( Triệu đồng)
Vậy do lãi đầu ra năm 2007 so với năm 2006 tăng 0,1% nên làm lợi nhuân Ngân hàng tăng 1.029 triệu đồng.
c. Ảnh hưởng bởi nhân tố lãi đầu vào
Δ Z = Q07(Z07 –Z06) = 1.029.430 (0,072 – 0,076)
= 1.029.430 *(0,004) = 4.017 (Triệu đồng)
Vậy do lãi đầu vào năm 2007 so với năm 2006 giảm 0,4% nên làm lợi nhuân Ngân hàng tăng 4.017 Triệu đồng.
d. Ảnh hưởng bởi nhân tố chi phí hoạt động bình quânΔ C = Q07(C07 –C06) = 1.029.430 (0,028 – 0,029) Δ C = Q07(C07 –C06) = 1.029.430 (0,028 – 0,029)
= 1.029.430 *(0,001) = 1.029 (Triệu đồng)
Vậy do chi phí hoạt động bình quân năm 2007 so với năm 2006 giảm 0,1% nên làm cho lợi nhuận Ngân hàng tăng 1.029 triệu đồng.
3. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng
*Các nhân tố làm tăng lợi nhuận
+ Lãi đầu ra 1.029 Triệu đồng
+ Lãi đầu vào 4.017 Triệu đồng
+ Chi phí hoạt động bình quân 1.029 Triệu đồng
*Các nhân tố làm giảm lợi nhuận
+ Dư nợ bình quân 1.797 Triệu đồng
Tổng các nhân tố trên: (1.029 + 4.017 + 1.029) - 1797 = 4.278 Triệu đồng = Δ L Nhận xét: Qua phân tích ta thấy lợi nhuận của Ngân hàng qua 3 năm (2005- 2007) biến động không theo một chiều tăng hoặc giảm mà có sự giảm sau đó lại tăng. Tuy nhiên tốc độ tăng năm 2007 lại thấp hơn tốc độ giảm năm 2006.Cụ thể năm 2005 lợi nhuận là 30.810 triệu đồng, năm 2006 là 18.069 triệu đồng, giảm
12.741 triệu đồng (41,35%) so với năm 2005, năm 2007 là 22.347 triệu đồng,, tăng 4.278 triệu đồng (23,67%) so với năm 2006. Mặc dù năm 2007 dư nợ cho vay bình quân giảm 103.032 triệu đồng so với năm 2006 nhưng tổng lợi nhuận năm 2007 vẫn tăng so với năm 2006, đó là do lãi suất bình quân đầu vào và chi phí hoạt động bình quân giảm, trong khi đó lãi suất bình quân đầu ra tăng nhưng cũng không nhiều, do đó lợi nhuận năm 2007 có tăng so với năm 2006 nhưng cũng chưa cao lắm. Kết quả này cho thấy Ngân hàng đã áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt trong điều kiện nền kinh tế thị trường gặp khó khăn như dịch cúm gia cầm, bệnh tai xanh ở lợn, giá vàng và dầu tăng cao, thị trường chứng khoán đang “sốt”, ngân hàng phải cạnh tranh để đưa ra mức lãi suất phù hợp nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Bên cạnh đó Ngân hàng cũng thực hiện chính sách khách hàng, các khách hàng chiến lược truyền thống được hưởng các ưu đãi về lãi suất, phí và chính sách chăm sóc cần thiết cho khách hàng. Đây là sự phấn đấu nổ lực hết mình của toàn thể CB CNV của Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Đồng Tháp.
Nguyên nhân năm 2006 lợi nhuận giảm nhiều so với năm 2005 là do Chi nhánh Ngân hàng Công thương thị xã Sa Đéc tách ra ngày 15/7/2006, được nâng lên thành chi nhánh cấp 1 do NHCT Việt Nam quản lý, và còn có những nguyên nhân khác như dư nợ bình quân giảm 88.451 triệu đồng so với năm 2005, lãi suất bình quân đầu vào tăng 0,8% và chi phí hoạt động bình quân cũng tăng 0,3% so với năm 2005. Nguyên nhân lãi suất đầu vào tăng là do trong thời gian này nhu cầu vốn của ngân hàng là rất cần thiết, để đáp ứng một khối lượng lớn vốn cho mọi tầng lớp dân cư trong tỉnh thì hoạt động huy động vốn của Ngân hàng là rất quan trọng, do đó Ngân hàng đã đưa ra mức lãi suất cao hơn so với năm 2005, tuy nhiên mức lãi suất này vẫn nằm trong khuôn khổ quy định của NHNN. Nguyên nhân chi phí tăng cao trong năm này là do tháng 5/2006 NHCT thực hiện lắp đặt máy rút tiền tự động ATM nên làm cho khoản thu dịch vụ tăng lên. Bên cạnh việc tăng chi phí thì thu nhập của Ngân hàng cũng giảm 22.060 triệu đồng, tương ứng 14,68% so với năm 2005, do đó đây là nguyên nhân là cho lợi nhuận Ngân hàng giảm.
nhuận, ta còn phải chú ý đến nhiều chỉ số khác. Do đó ta đi vào phân tích các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh trong mục bên dưới.
3.4.4. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả HĐKD của VIETINBANKĐT3.4.4.1 Các chỉ số đo lường lợi nhuận 3.4.4.1 Các chỉ số đo lường lợi nhuận
Bảng 12: PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN ĐVT: Triệu đồng TT Chỉ tiêu ĐVT Năm Chênh lệch 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Tuyệt đối Tương đối % Tuyệtđối Tương đối %
A Tổng thu nhập Tr. VND 150.269 128.209 135.002 (22.060) (14,68) 6.793 5,30 B Tổng chi phí Tr. VND 119.459 110.140 112.655 (9.319) (7,80) 2.515 2,28 C Lợi nhuận ròng Tr. VND 30.810 18.069 22.347 (12.741) (41,35) 4.278 23,68 D Tổng tài sản Tr. VND 1.485.512 1.198.806 1.279.309 (286.706) (19,30) 80.503 6,72 E TS có sinh lời Tr. VND 1.307.979 1.047.873 1.122.714 (260.106) (19,89) 74.841 7,14 1 ROA(C/D) % 2,07 1,51 1,75 (0,56) 0,24
2 Tỷ suất lợi nhuận (LNR/TTN) % 20,50 14,09 16,55 (6,41) 2,46
3 Hệ số chênh lệch thu nhập lãi % 4,15 3,39 3,99 (0,76) 0,60
4 Hệ số sử dụng tài sản (TTN/TTS) % 10,12 10,69 10,55 0,57 (0,14)
Từ bảng 12, ta có được bảng sau với a: Tỷ suất lợi nhuận, b: Hệ số sử dụng tài sản.
Bảng 13: Các nhân tố ảnh hưởng đến ROA
Các nhân tố ảnh hưởng
Năm a(%) b(lần) ROA(%)
2005 20,5 0,1012 2,07
2006 14,09 0,1069 1,51
2007 16,55 0,1055 1,75