LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH TỈNH ĐỒNG THÁP

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH TỈNH ĐỒNG THÁP (Trang 25 - 26)

KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH ĐỒNG THÁP

2.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH TỈNH ĐỒNG THÁP

THƯƠNG CHI NHÁNH TỈNH ĐỒNG THÁP

Theo quyết định số 38/NH- TCCB ngày 23/6/1988 của Thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam, chi nhánh NHCT Đồng Tháp ra đời trên cơ sở tách Phòng tín dụng Công thương nghiệp trực thuộc NHNN tỉnh Đồng Tháp, sát nhập chi nhánh NHNN thị xã Sa Đéc thành lập chi nhánh NHCT Đồng Tháp đóng tại thị xã Sa Đéc; Đồng thời giải thể chi nhánh NHNN và Quỹ Tiết Kiệm XHCN thị xã Cao Lãnh thành lập chi nhánh NHCT thị xã Cao Lãnh trực thuộc chi nhánh NHCT Đồng Tháp.

Ngày 01/07/1988 chi nhánh NHCT tỉnh Đồng Tháp chính thức đi vào hoạt động. Mô hình tổ chức chi nhánh NHCT tỉnh ở thời điểm này phụ thuộc NHCT Việt Nam gồm có 5 phòng, ban: Phòng Tổ chức Hành chính, Phòng Nghiệp vụ Kinh doanh, Phòng Kế toán Tài chính, Phòng Ngân quỹ, Phòng Kiểm soát. Chi nhánh NHCT thị xã Cao Lãnh trực thuộc chi nhánh tỉnh có 5 phòng, tổ: Tổ Tổ chức Hành chính, Phòng Nghiệp vụ Kinh doanh, Phòng Kế toán Tài chính, Tổ Ngân quỹ, Tổ Kiểm soát. Đến cuối năm 1993 thành lập thêm 3 phòng giao dịch: Phòng giao dịch số 1, số 2 trực thuộc chi nhánh NHCT tỉnh, và phòng giao dịch số 3 trực thuộc NHCT thị xã Sa Đéc. Đến năm 1994 thành lập phòng giao dịch số 4 trực thuộc chi nhánh NHCT tỉnh. Năm 2001 thành lập thêm phòng giao dịch số 5 trực thuộc chi nhánh NHCT tỉnh.

Hiện nay chi nhánh NHCT tỉnh Đồng Tháp, ngoài chi nhánh trung tâm tại thị xã Cao Lãnh còn có 4 phòng giao dịch trực thuộc. Mô hình tổ chức chi nhánh NHCT tỉnh hiện nay có 9 phòng, tổ nghiệp vụ và 4 phòng giao dịch trực thuộc.

Cũng như những Ngân hàng khác, hoạt động chủ yếu của NHCT Đồng Tháp là nhận tiền gởi và đi vay để cho vay. Ngoài ra Ngân hàng còn thực hiện một số dịch vụ như: Bảo lãnh dự thầu, mua hàng trả chậm, thanh toán trong nước và quốc tế, dịch vụ ngân quỹ chi trả tiền Kiều hối, sec du lịch, thanh toán Visa Card, Master Card, Internet Banking, thu hộ tiền điện, ... Thu nhập của Ngân hàng chủ yếu từ hoạt động Tín dụng và thu phí dịch vụ Ngân hàng.

Qua thời gian kể từ năm 1988 đến nay, Ngân hàng Công thương tỉnh Đồng Tháp đã không ngừng mở rộng về mặt quy mô cũng như phạm vi hoạt động. Đội ngũ cán bộ công nhân viên cũng tăng đáng kể cả về mặt số lượng lẫn chất lượng. Ngân hàng thường xuyên tổ chức cho cán bộ công nhân viên tham gia các khóa huấn luyện, đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với sự phát triển chung của Ngành Ngân hàng, đáp ứng được yêu cầu phục vụ của nhiều hộ sản xuất kinh doanh và Cán bộ - Công nhân viên trong toàn tỉnh. Từ năm 1995 trở đi, chi nhánh Ngân hàng Công Thương Đồng Tháp luôn đạt hiệu quả cao, năm sau cao hơn năm trước, niềm tin của khách hàng đối với Chi nhánh ngày càng được nâng lên, đặc biệt từ năm 1996 tới nay Chi nhánh NHCT Đồng Tháp luôn được xếp là đơn vị khá giỏi và xuất sắc của hệ thống NHCT Việt Nam. Ngày 15/4/2008 Ngân hàng Công thương chính thức đổi thương hiệu mới là “Vietinbank”, do đó “Incombank Đồng Tháp” không còn nữa mà thay vào đó là “Vietinbank Đồng Tháp”.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH TỈNH ĐỒNG THÁP (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w