Phân tích doanh số thu nợ

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH TỈNH ĐỒNG THÁP (Trang 54 - 60)

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG TỈNH ĐỒNG THÁP

3.2.1.2.Phân tích doanh số thu nợ

Thu nợ là một trong những vấn đề rất quan trọng đối với tất cả mọi ngân hàng. Doanh số thu nợ phản ánh khả năng đánh giá khách hàng của cán bộ tín dụng, đồng thời phản ánh hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Vì vậy công tác thu hồi nợ đúng hạn và đầy đủ được ngân hàng đặt lên hàng đầu. Không chỉ nâng cao DSCV nhiều là tốt, mà ngân hàng muốn hoạt động hiệu quả vừa phải chú trọng đến chất lượng món vay, vừa phải quan tâm đến công tác thu nợ,…làm sao để đảm bảo đồng vốn bỏ ra và thu hồi lại nhanh chóng, tránh thất thoát và có hiệu quả cao.

Để thấy rõ công tác thu nợ của NH có tốt không, ta cùng phân tích bảng 5. Nhìn chung công tác thu nợ tương đối khá tốt qua 3 năm, mặc dù có giảm ở 2 năm 2006 và 2007 nhưng cũng không đáng kể. Cụ thể vào năm 2005 đạt 4.671.230 triệu đồng; năm 2006 đạt 4.465.154 triệu đồng, giảm 206.076 triệu đồng (4,41%) so với năm 2005; năm 2007 đạt 4.241.335 triệu đồng, giảm 223.819 triệu đồng (5,01%) so với năm 2006. Kết quả thu nợ giảm qua các năm nhưng nhìn chung doanh số thu nợ vẫn cao là do ngân hàng thận trọng trong công tác thẩm định và xét duyệt cho vay (bởi khoản vay vừa có thời gian thu hồi vốn lâu, vừa có độ rủi ro lớn) nên đã lựa chọn đầu tư những dự án/phương án mang tính khả thi cao và có tính thuyết phục về hiệu quả kinh tế. Nhờ đó, NH mới có thể thu hồi vốn tiếp tục đầu tư vào những lĩnh vực khác.

a.Theo thành phần kinh tế

-Thành phần doanh nghiệp nhà nước: Nhìn vào bảng số liệu ta thấy doanh số thu nợ DNNN tăng giảm không đều qua các năm. Cụ thể năm 2005 DSTN là 928.705 triệu đồng, chiếm khoảng 19% trong tổng DSTN; năm 2006 là 747.531 triệu đồng, giảm 181.174 triệu đồng (19,51%) so với năm 2005; năm 2007 là 759.016 triệu đồng, tăng 11.485 triệu đồng (1,54%) so với năm 2006. Doanh số thu nợ giảm năm 2006 là do ở năm này có một số DNNN làm ăn không hiệu quả, nợ quá hạn ở năm này tăng lên, công tác thu nợ của cán bộ công nhân viên không được chặt chẽ lắm. Sang năm 2007 doanh số thu nợ tăng lên là do các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, công tác quản lý nợ xấu được tiến hành chặt chẽ.

- Công ty cổ phần và TNHH: Năm 2005 là 1.214.783 triệu đồng, chiếm 26% trong tổng DSTN; năm 2006 là 1.234.913 triệu đồng, tăng 20.130 triệu đồng (1,66%) so với năm 2005; năm 2007 là 1.148.188 triệu đồng, giảm 86.725 triệu đồng (7,02%) so với năm 2006. Nguyên nhân năm 2007 doanh số thu nợ giảm là do một số công ty làm ăn thua lỗ vì chịu ảnh hưởng của sự biến động kinh tế trong nước nên không đủ khả năng trả nợ cho Ngân hàng.

-Thành phần DNTN: Năm 2005 là 998.700 triệu đồng, chiếm 21,38% trong tổng DSTN;năm 2006 là 1.085.539 triệu đồng, tăng 86.839 triệu đồng (8,7%) so với năm 2005; năm 2007 là 965.643 triệu đồng, giảm 119.896 triệu đồng (11,04%) so với năm 2006. Doanh số thu nợ theo thành phần này tăng ở năm 2006 là do trong năm này các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, có thu nhập cao do đó khả năng trả nợ cao và đúng thời hạn. Nguyên nhân năm 2007 doanh số thu nợ giảm so với năm 2006 là do các doanh nghiệp này chịu ảnh hưởng bởi sự biến động của nền kinh tế, dịch cúm gia cầm, thiên tai xảy ra,…làm họat động sản xuất kinh doanh không hiệu quả, lợi nhuận thấp, thậm chí có những doanh nghiệp phải phá sản không có khả năng trả nợ.

- Hộ cá thể: Năm 2005 DSTN là 1.311.490 triệu đồng, chiếm 28,08% trong tổng doanh số thu nợ; năm 2006 là 1.285.264 triệu đồng, giảm 26.226 triệu đồng (2%) so với năm 2005; năm 2007 là 1.146.856 triệu đồng, giảm 138.408 triệu đồng (10,77%) so với năm 2006. DSTN giảm dần qua 3 năm là do trong những năm này tình hình thiên tai, dịch bệnh xảy ra làm ảnh hưởng đến mùa vụ, sản xuất của người dân không đạt hiệu quả nên khả năng trả nợ là rất thấp.

- Thành phần CBCNV: Nhìn chung DSTN biến động không theo một chiều tăng hoặc giảm mà có sự giảm sau đó lại tăng. Năm 2005 DSTN là 217.552 triệu đồng, chiếm 4,66% trong tổng doanh số thu nợ; năm 2006 là 111.907 triệu đồng, giảm 105.645 triệu đồng (48,56%) so với năm 2005, năm 2007 là 221.632 triệu đồng, tăng 109.725 triệu đồng (98,05%) so với năm 2006. Nguyên nhân doanh số thu nợ giảm năm 2006 là do cán bộ ngân hàng lơ là trong công tác thu nợ, không tích cực trong công tác xử lý nợ xấu nên nợ quá hạn ở năm này tăng làm doanh số

thu nợ giảm. Năm 2007 doanh số thu nợ tăng là nhờ Ban lãnh đạo chi nhánh đã lập ra Ban quản lý nợ xấu nên nợ quá hạn đã giảm xuống, tình hình được cải thiện làm doanh số thu nợ tăng lên nhưng không nhiều.

Hình 7: Biểu đồ cơ cấu doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế

b.Theo thời hạn tín dụng:

- Tín dụng ngắn hạn: Doanh số thu nợ giảm dần qua các năm, cụ thể năm 2005 là 4.227.540 triệu đồng, chiếm 91,57% trong tổng DSTN; năm 2006 là 4.049.956 triệu đồng, giảm 227.584 triệu đồng (5,32%) so với năm 2005; năm 2007 là 3.846.751 triệu đồng, giảm 203.205 triệu đồng (5,02%) so với năm 2006. Nguyên nhân doanh số thu nợ giảm dần qua các năm là do trong 2 năm 2005, 2006 tình hình họat động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, công ty kém hiệu quả do chịu sự biến động của nền kinh tế đất nước và mùa vụ của nông dân thất thoát do thiên

tai, dịch bệnh xảy ra như bệnh rầy nâu, vàng lùn xoắn lá,..

- Tín dụng trung-dài hạn: Năm 2005 DSTN là 258.901 triệu đồng, chiếm 5,54% trong tổng DSTN; năm 2006 là 280.592 triệu đồng, tăng 26.691 triệu đồng (8,38%) so với năm 2005; năm 2007 là 246.975 triệu đồng, giảm 33.617 triệu đồng (11,98%) so với năm 2006. Nguyên nhân DSTN giảm năm 2007 là do dư nợ giảm ở năm này và các dự án đầu tư không mang lại hiệu quả cho nhà đầu tư. Năm 2006 DSTN tăng là do các công trình đầu tư xây dựng, đấu thầu mang lại nhiều lợi nhuận cho nhà đầu tư.

- Chiết khấu (TTTM): Năm 2005 khoản chiết khấu (TTTM) là 134.789 triệu đồng, chiếm 2,89% trong tổng DSTN; năm 2006 là 134.606 triệu đồng, giảm 183 triệu đồng (0,14%) so với năm 2005; năm 2007 là 147.609 triệu đồng, tăng 13.003 triệu đồng (9,66%) so với năm 2007. Nguyên nhân doanh số thu nợ của khoản chiết khấu này tăng giảm qua các năm là do doanh số cho vay theo khoản chiết khấu này cũng tăng giảm tương ứng, nguyên nhân của sự tăng giảm doanh số cho vay theo chiết khấu đã được phân tích ở phần trên.

Hình 8: Biểu đồ cơ cấu doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng

c.Theo ngành kinh tế

- Nông nghiệp: Năm 2005 DSTN là 1.878.007 triệu đồng, chiếm 40,2% trong tổng DSTN; năm 2006 là 1.454.286 triệu đồng, giảm 423.721triệu đồng (22,56%) so với năm 2005; năm 2007 là 1.519.394 triệu đồng, tăng 65.108 triệu đồng (4,08%) so với năm 2007. Nguyên nhân DSTN giảm ở năm 2006 là do doanh số cho vay giảm, ngoài ra còn do tình hình sản xuất nông nghiệp của người dân ở năm này không được tốt lắm, mùa màng thời vụ thất thoát do bão lụt, dịch bệnh xảy ra nên khả năng trả nợ của người dân thấp. Năm 2007 DSTN tăng là công tác thu nợ của cán bộ xiết

chặt hơn, từng cán bộ nhân viên đã phấn đấu không để nợ quá hạn chiếm tỷ lệ cao nên DSTN ở năm này có tăng lên nhưng cũng không nhiều.

- Xây dựng: Năm 2005 DSTN là 157.802 triệu đồng, chiếm 3,38% trong tổng DSTN; năm 2006 là 155.411 triệu đồng, giảm 2.391 triệu đồng (1,52%) so với năm 2005; năm 2007 là 153.679 triệu đồng, giảm 1.732 triệu đồng (1,11%) so với năm 2007. DSTN giảm dần qua các năm tương ứng với tốc độ giảm của dư nợ.

- Thương mại-dịch vụ: Năm 2005 DSTN là 1.798.230 triệu đồng, chiếm 38,5% trong tổng DSTN; năm 2006 là 1.579.825 triệu đồng, giảm 218.405 triệu đồng (12,15%) so với năm 2005; năm 2007 là 1.462.689 triệu đồng, giảm 117.136 triệu đồng (7,41%) so với năm 2007. Nguyên nhân doanh số thu nợ giảm dần qua các năm là do ảnh hưởng của sự biến động kinh tế lên họat động sản xuất kinh doanh ở lĩnh vực này nên lợi nhuận thu về ở ngành này thấp, làm doanh số thu nợ giảm.

- Công nghiệp: Năm 2005 DSTN là 837.191 triệu đồng, chiếm 17,92% trong tổng DSTN; năm 2006 là 1.275.633 triệu đồng, tăng 438.442 triệu đồng (52,37%) so với năm 2005; năm 2007 là 1.105.753 triệu đồng, giảm 170.060 triệu đồng (13,33%) so với năm 2006. Nguyên nhân DSTN tăng nhiều năm 2006 là do năm này hoạt động sản xuất của ngành công nghiệp phát triển, đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng đã mang lại nhiều lợi nhuận cho nhà sản xuất. Năm 2007 DSTN giảm xuống là do giá cả biến động, giá vàng và dầu tăng mạnh, dịch cúm gia cầm, bệnh tai xanh ở lợn,…làm ảnh hưởng đến ngành sản xuất công nghiệp, do đó lợi nhuận thu về trong năm này thấp, vì vậy DSTN giảm.

TT Phân loại

Năm Chênh lệch

2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Tuyệt đối Tương đối % Tuyệt đối Tương đối%

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH TỈNH ĐỒNG THÁP (Trang 54 - 60)