NGÀNH ĐIỆN THẾ GIỚI, ĐÔNG NA MÁ VÀ VIỆT NAM

Một phần của tài liệu CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN GIA LAI BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2019 (Trang 51 - 52)

- Ban TGĐ đã chủ động, quyết liệt và sáng tạo trong việc cấu trúc bộ máy Điều hành theo hướng chun mơn hóa từng loại hình Năng lượng thành các Khối Chức năng trọng yếu để dễ dàng và nhanh chóng trong việc ra quyết định, đảm bảo tính trách nhiệm trong thực thi chiến lược của HĐQT

NGÀNH ĐIỆN THẾ GIỚI, ĐÔNG NA MÁ VÀ VIỆT NAM

NGÀNH ĐIỆN THẾ GIỚI TIẾP TỤC CHỨNG KIẾN SỰ PHÁT TRIỂN MẠNH MẼ CỦA LĨNH VỰC NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO TRONG SUỐT THẬP KỶ CỦA LĨNH VỰC NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO TRONG SUỐT THẬP KỶ

Với tổng cơng suất NLTT tồn cầu cuối năm 2018 lũy kế đạt khoảng 2.378 GW ~ 2,4 triệu MW, ước tính trong năm có khoảng 181 GW - 181.000 MW được lắp đặt, tăng hơn 8% so với năm 2017. Trong đó, ĐMT một lần nữa chứng minh thế mạnh khi đạt tăng trưởng cao nhất là 25% so với cùng kỳ, tăng thêm 100 GW - 100.000 MW, đạt 505 GW - 505.000 MW. Điện Gió đạt cơng suất 591 GW - 591.000 MW cao hơn ĐMT khoảng 17% nhưng chỉ tăng 9% so với năm ngoái. Thủy điện đạt 1.132 GW ~1,1 triệu MW, so với công suất ĐMT nhiều hơn gấp 2,2 lần nhưng tăng trưởng thấp nhất chỉ 2%.

Cơ cấu cơng suất NLTT cũng có sự thay đổi tính đến thời điểm cuối năm 2018 khi NLTT đã chiếm hơn 33% tổng công suất phát điện trên toàn cầu, tăng 3% so với năm 2017. Về cơ cấu các thành phần NLTT, Thủy điện tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn nhất với 48%, tuy nhiên đã giảm 3% so với cùng kỳ, Điện Gió vẫn duy trì tỷ trọng ở mức 25%, trong khi ĐMT lần đầu tiên chiếm tỷ trọng trên 20%, tăng 3%, còn lại là Năng lượng Sinh học, Địa nhiệt, Năng lượng Đại dương và công nghệ ĐMT tập trung (CSP).

Nguồn: Báo cáo tình trạng Năng lượng tái tạo trên tồn cầu 2019, REN 21

Theo ước tính của Bloomberg, đầu tư vào lĩnh vực NLTT và nhiên liệu trên tồn cầu trong năm 2018 (khơng bao gồm các dự án Thủy điện lớn hơn 50 MW) vào khoảng 289 tỷ USD, thấp hơn 11% so với mức đầu tư 326 tỷ USD vào năm 2017. Mặc dù vậy, năm 2018 là năm thứ 9 liên tiếp ghi nhận tổng mức đầu tư vào lĩnh vực NLTT vượt trên 230 tỷ USD, cao gần gấp 3 lần so với số tiền đầu tư vào máy phát điện chạy bằng Than và Khí đốt mới cộng lại. ĐMT tiếp tục là lĩnh vực thu hút nhiều đầu tư nhất với giá trị 140 tỷ USD trong năm 2018, tuy giảm 22% so với năm ngoái nhưng chiếm tỷ trọng lớn nhất 49%. Đầu tư Điện Gió khoảng 134 tỷ USD, tiếp tục đứng sau ĐMT về trọng số với 46% nhưng vẫn ghi nhận mức tăng 2% trong năm 2018; tiếp theo là Năng lượng Sinh học đạt gần 9 tỷ USD, tăng 54% so với năm 2017 nhưng chỉ chiếm khoảng 3% cơ cấu; 2% còn lại là giá trị đầu tư của Nhiên liệu Sinh học, Địa nhiệt, Thủy điện có quy mơ nhỏ và Năng lượng Đại dương, đa số đều ghi nhận giảm so với cùng kỳ trừ Năng lượng Đại dương tăng 12%. Trung Quốc vẫn là nước duy nhất của Châu Á đầu tư mạnh tay nhất vào ĐMT và Điện Gió với lần lượt 40 và 50 tỷ USD trong năm 2018, ít hơn các nước phát triển là xấp xỉ 65 và 62 tỷ USD.

GW

GW

Công suất tăng thêm (GW)

Các nguồn không phải Năng lượng tái tạo Thủy điện

Điện Gió, Điện Mặt trời, Địa nhiệt, CSP và Năng lượng Đại dương 2012 2008 2013 2009201020112012201320142015201620172018 20142015201620172018 120 100 80 60 40 20 0 200 150 50 0 100 Điện Mặt trời Điện Gió Thủy điện Năng lượng Sinh học, Địa nhiệt, Năng lượng Đại đương, CSP

Tổng nguồn điện Năng lượng tái tạo

Ghi chú: Dữ liệu công suất Điện Mặt trời đang dùng dưới dạng dịng điện một chiều

Tỷ trọng cơng suất Năng lượng tái tạo chiếm hơn 33% cơng suất trong năm 2018 8.000 7.000 6.000 5.000 4.000 3.000 0 2.000 1.000

CƠNG SUẤT ĐIỆN TÍNH THEO NGUỒN PHÁT ĐIỆN GIAI ĐOẠN 2008- 2018

LỢI THẾ CẠNH TRANH

KHAI THÁC VÀ VẬN HÀNH (tiếp theo)

Nguồn: BNEF

ĐÔNG NAM Á NỖ LỰC THAY THẾ NĂNG LƯỢNG THAN BẰNG NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO ĐỂ THỰC HIỆN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ BỀN VỮNG ĐỂ THỰC HIỆN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ BỀN VỮNG

Đông Nam Á là một trong những Khu vực có nhu cầu tiêu thụ điện tăng trưởng nhanh nhất thế giới với tốc độ tăng trưởng trung bình 6%/năm trong giai đoạn 2000-2018. Tổng nhu cầu Năng lượng sơ cấp ở Đông Nam Á đã tăng hơn 80%, tăng trung bình 3,4% mỗi năm, vượt xa mức tăng trung bình của tồn cầu là 2% và sự tăng trưởng này đã được đáp ứng bằng cách tăng gấp đơi tỷ lệ sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Dầu là nguyên liệu được sử dụng nhiều nhất trong các tất cả các loại nhiên liệu, sau đó là Than - nhiên liệu được sử dụng phần lớn cho sản xuất điện.

Hầu hết các hệ thống điện ở Đông Nam Á được thiết lập theo cơ chế chủ yếu một người mua và chiếm tỷ trọng nguồn phát điện phần lớn là từ các nhà máy Nhiệt điện chạy bằng Than và Khí đốt. So với năm 2000, Nhiệt điện than đã tăng gấp đôi tỷ trọng, chiếm 40% trong cơ cấu công suất nguồn phát điện tại Khu vực. Điện từ NLTT cũng bắt đầu được chú trọng khi đã có sự mở rộng Thủy điện ở Tiểu vùng Sông Mê Kông (Việt Nam, Lào, Thái Lan, Myanma), Indonesia và Malaysia; Địa nhiệt ở Indonesia (một trong những thị trường hàng đầu thế giới về tài nguyên này) và Năng lượng Sinh học (Thái Lan). Tiềm năng to lớn của Năng lượng Mặt trời và Gió cũng đã bắt đầu được khai thác. Một số quốc gia cũng đưa ra mục tiêu cụ thể nhằm thúc đẩy phát triển NLTT, điển hình như Singapore gia tăng cơng suất ĐMT lên đến 350 MW vào năm 2020 và tăng hơn 1 GW - 1.000 MW sau năm 2020; tại Thái Lan tăng tỷ trọng tiêu thụ NLTT lên 30% vào cuối năm 2036; tại Philippines tăng gấp 3 công suất lắp đặt của NLTT lên 15,3 GW - 15.300 MW vào năm 2030…, theo IEA thống kê năm 2019.

Một phần của tài liệu CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN GIA LAI BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2019 (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)