Đánh giá chính sách xã hộ

Một phần của tài liệu đánh giá việc thực hiện chính sách xã hội đối với các tộc người thiểu số ở tây nguyên (Trang 28 - 33)

B (Không xác định được)

1.3.2. Đánh giá chính sách xã hộ

Đánh giá mỗi loại chính sách, ngồi những u cầu, phương pháp và cơng cụ chung cịn có những u cầu, cơng cụ đặc thù. Đánh giá chính sách xã hội, vì vậy có những cơng cụ riêng. Sau đây là một số công cụ thường được áp dụng hiện nay.

- Nghèo đói và các chỉ số

Như đã giới hạn ở phạm vi nghiên cứu, luận văn tập trung phân tích các chính sách xã hội, đặc biệt là chính sách xóa đói, giảm nghèo, chính sách dân tộc, tơn giáo, v.v....

Một người được coi là nghèo khi mức tiêu dùng khác nhau hay thu nhập người đó thấp hơn một ngưỡng tối thiểu thiết yếu để đáp ứng những nhu cầu cơ bản. Ngưỡng tối thiểu đó thường được gọi là “chuẩn nghèo”. Tuy nhiên, mức độ thiết yếu để thỏa mãn nhu cầu cơ bản lại thay đổi theo thời gian và khơng gian. Vì vậy, chuẩn nghèo cũng thay đổi theo thời gian, địa điểm, các chuẩn mực và giá trị của xã hội mình. Như vậy theo thước đo thu nhập có thể đưa ra hai khái niệm: nghèo tuyệt đối, nghèo tương đối.

Nghèo tuyệt đối, đo lường số người có thu nhập dưới một ngưỡng nhất định hoặc số hộ gia đình khơng có đủ tiền để chu cấp cho những hàng hóa và dịch vụ thiết yếu nhất định.

Chuẩn nghèo tuyệt đối của thế giới do WB xác định là 1USD và 2 USD mỗi ngày mỗi người tính theo ngang giá sức mua (PPP) năm 1993 được dùng cho các nền kinh tế có mức thu nhập trung bình như Đơng Nam Á và Mỹ Latinh. Ngưỡng 1USD/ngày/người, thường được sử dụng cho các nước kém phát triển, chủ yếu là châu Phi.

Nghèo tương đối, do lường quy mơ, theo đó hộ gia đình được coi là nghèo nếu nguồn tài chính của họ thấp hơn một mức thu nhập được xác định là chuẩn nghèo của xã hội đó.

Chuẩn nghèo tương đối dựa vào nhiều số liệu thống kê khác nhau cho một xã hội. Một ngưỡng hay được dùng để đo lường nghèo tương đối là 50% hay 60% mức thu nhập trung bình đầu người trong một nền kinh tế. Chẳng hạn năm 2001, ở EU, những nước được coi là nghèo khi có thu nhập ít hơn 60% mức thu nhập rịng trung bình đầu người. Tuy nhiên, chuẩn nghèo tương đối theo cách đo như vậy trên thực tế phản ánh rất ít mức sống về con người

do khi thu nhập đồng loạt tăng hoặc giảm thì tỷ lệ người nghèo vẫn không thay đổi mặc dù thu nhập của họ có thay đổi. Vì vậy, trong ngưỡng nghèo tương đối có pha trộn cả vấn đề phân phối thu nhập.

Trong một vài thập kỷ gần đây đã xuất hiện cách tiếp cận rộng và nhiều chiều hơn so với thước đo thu nhập đối với tình trạng nghèo của thế giới, trong đó bên cạnh chỉ tiêu về thu nhập các chỉ tiêu xã hội (như được đào tạo, mức sống, quyền tự quyết định, ổn định về luật lệ, khả năng ảnh hưởng đến quyết định chính trị…) cũng được tính đến.

UNDP trong báo cáo phát triển hàng năm chỉ đưa ra Chỉ số phát triển

con người (Human Delopment Index -HDI). Đây là chỉ số tương đối tổng hợp

phản ánh trình độ phát triển con người tại các quốc gia, bao gồm 3 tiêu chí cơ bản là sức khỏe, tri thức và thu nhập:

- Chỉ số về mức sống: GNI, GDP bình quân đầu người; - Chỉ số về giáo dục: tỷ lệ % người lớn biết chữ;

- Chỉ số về y tế: tuổi thọ bình quân cả nước.

Chỉ số nghèo con người (Human Povety Index-HPI) của Liên hợp quốc là một chỉ tiêu đo lường mức sống của một nước, ngoài nhân tố thu nhập còn đưa thêm các nhân tố về mù chữ, suy dinh dưỡng của trẻ em, chết sớm, dịch vụ y tế nghèo nàn, thiếu khả năng tiếp cận với nước sạch. Liên hợp quốc cho rằng, đối với các nước phát triển HPI phản ánh tốt hơn so với chỉ số phát triển con người (HDI) về mức độ nghèo cùng cực. Cách tính chỉ số HPI cho các nước đang phát triển như sau:

HPI cho các nước đang phát triển (HPI-1): là một chỉ số tổng hợp đo

lường tình trạng nghèo cùng cực theo ba khía cạnh của HDI - sống thọ và sức khỏe mạnh, kiến thức và mức sống khá. HPI-1= ( α α α) α ρ ρ ρ 1 3 2 1 3 1     + +

Trong đó, p1 là xác suất của việc không sống qua nổi tuổi 4 (nhân với 100) kể từ khi sinh; p2 là tỷ lệ người lớn mù chữ; p3 là trung bình khơng tính trong số của dân số khơng có khả năng tiếp cận ổn định tới nguồn nước tốt hơn và trẻ thiếu cân tính theo lứa tuổi và α=3.

Các thước đo về sự bất bình đẳng

Đo lường sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập giữ vai trò quan trọng trong phân tích đánh giá tình trạng nghèo. Thước đo chủ yếu về sự bất bình đẳng là: hệ số Gini, và đường cong lorenz…

- Hệ số Gini đo mức độ bất bình đẳng trong phân phối, thơng qua đó phản ánh sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội. Hệ số Gini được thể hiện thông qua đường cong Lorenz. Hệ số này được xác định như một tỷ số với giá trị nằm trong khoảng từ 0 đến 1, trong đó tử số là diện tích nằm giữa đường cong phân phối Lorenz và đường bình đẳng tuyệt đối (đường phân giác) mẫu số là tổng diện tích nằm dưới đường bình đẳng tuyệt đối.

Đồ thị 1.1: Hệ số Gini

Trục tung thể hiện tỷ lệ thu nhập tích luỹ.

Trục hồnh thể hiện tỷ lệ dân cư có thu nhập từ thấp đến cao.

Hệ số Gini được xác định bằng diện tích A chia cho diện tích A cộng với B. Nếu các cá nhân có thu nhập như nhau hay thu nhập được phân phối hồn tồn bình đẳng thì đường cong lozen và đường bình đẳng tuyệt đối là một và khi đó hệ số Gini = 0.

Nếu tất cả thu nhập đều nằm trong tay một người thì đường cong Lorenz sẽ đi qua các điểm (0, 0; (100,0) và 100,100) và diện tích A và B khi đó sẽ giống nhau, dẫn tới giá trị của Gini = 1.

Như vậy, khi hệ số Gini = 0 thể hiện cơng bằng tuyệt đối (mọi người có thu nhập như nhau), khi hệ số Gini = 1 thể hiện bất bình đẳng tuyệt đối.

Phân phối thu nhập khơng đều thì đường cong Lorenz càng võng xuống sát với trục hồnh và khi đó bất cơng bằng trong xã hội tăng.

Hệ số Gini là cơ sở giúp cho Chính phủ có thể hoạch định chính sách phân phối thu nhập nhằm giảm sự dỗng cách giữa giàu nghèo và giảm nghèo trong xã hội.

Chỉ số Gini là hệ số Gini được thể hiện ở dạng phần trăm Chỉ số Gini = hệ số Gini x 100

Một bất lợi của hệ số Gini là khơng phân rã được, do đó hệ số Gini tổng thể, khơng bằng tổng Gini của các nhóm trong tổng thể đó.

- Tỷ số giữa thu nhập và tiêu dùng của 20% dân số giàu nhất và 20% dân số nghèo nhất của một nước: là tỷ số trong đó tử số là thu nhập/ tiêu dùng

trên đầu người của 20% người giàu nhất và mẫu số là thu nhập/ tiêu dùng trên đầu người phạm 20% người nghèo nhất. Cũng có thể thay số 20% bằng một con số phần trăm khác, ví dụ 5% hay 10%. Đây là một đại lượng được sử dụng rất phổ biến ở cả các nước phát triển và đang phát triển.

Hạn chế của thước đo xác định bất bình đẳng này là bỏ qua thu nhập của 60% dân số có mức thu nhập/ tiêu dùng trung bình và nó cũng khơng tính đến sự phân bố thu nhập/ tiêu dùng trong các nhóm người nghèo nhất và giàu nhất.

- Tỷ trọng thu nhập/ tiêu dùng của x% người nghèo nhất

Một điểm bất lợi của cả hệ số Gini và chỉ số Theil là chúng thay đổi khi phân phối thu nhập thay đổi, bất kể sự thay đổi đó xảy ra ở nhóm thu nhập nào, nhóm có thu nhập cao nhất, trung bình hay thấp nhất (chúng thay đổi khi

có bất kỳ sự chuyển giao thu nhập nào giữa hai cá nhân). Vì vậy, chỉ tiêu đo lường tỷ trọng thu nhập của x%, ví dụ 20%, người nghèo nhất là một thước đo tốt hơn theo nghĩa nó sẽ khơng thay đổi của một chính sách nào đó, ví dụ thuế, dẫn tới giảm thu nhập khả dụng của những người nghèo nhất.

Thực tế cho thấy tình trạng dễ bị tổn thương trước nạn đói hay lũ lụt, thiếu vệ sinh, dễ bị nhiễm bệnh, chế độ ăn thiếu dinh dưỡng và khơng có khả năng tiếp cận tới giáo dục là những dấu hiệu của nghèo đói, tương tự như tình trạng nghèo cùng cực về vật chất. Do vậy, trong nhiều trường hợp, biện pháp cung cấp các dịch vụ xã hội và cơ sở hạ tầng cho người nghèo có thể giúp họ nhiều hơn việc thoát nghèo so với chỉ đơn thuần tăng thu nhập của họ.

Một phần của tài liệu đánh giá việc thực hiện chính sách xã hội đối với các tộc người thiểu số ở tây nguyên (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w