- Thứ năm: bảo đảm bình đẳng, đồn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau cùng
3.2.1. Tăng cường công tác tuyên truyền các chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước đối với các tộc người thiểu số Tây Nguyên
Đảng và Nhà nước đối với các tộc người thiểu số Tây Nguyên
Cần tăng cường cơng tác tun truyền, phổ biến các chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước cho mọi đối tượng, từ cán bộ, đảng viên cho đến từng người dân. Song song với việc khắc phục tư tưởng dân tộc lớn và tư tưởng dân tộc hẹp hòi, cần chú ý giáo dục sâu rộng ý thức tự hào tộc người, tính tự lực tự cường, và ý thức quốc gia dân tộc Việt Nam. Trong quá trình giáo dục hai loại ý thức này cần đặt ý thức quốc gia dân tộc Việt Nam lên trên hết. Phải làm cho hai loại ý thức trên khơng mâu thuẫn với nhau, mà cịn bổ sung cho nhau, nương tựa vào nhau để cùng phát triển trong một chỉnh thể cộng đồng các dân tộc Việt Nam thống nhất. Cũng phải nhận thức rằng, sự bình đẳng giữa các tộc người đặt ra yêu cầu thực hiện công bằng xã hội giữa các tộc
người, giữa miền núi và miền xi. Thực hiện cơng bằng khơng có nghĩa là cào bằng, dàn đều, bình qn chủ nghĩa mà phải quan tâm, chú ý đến những đặc điểm và điều kiện phát triển riêng của mỗi vùng, miền, mỗi tộc người.
Bồi dưỡng nâng cao nhận thức và sự hiểu biết về các chủ trương, chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước cho đồng bào tộc người thiểu số, đồng thời phát hiện những chính sách xã hội chưa phù hợp để kiến nghị với các cấp, các ngành sửa chữa kịp thời, đảm bảo hợp lòng dân và được nhân dân hưởng ứng, ủng hộ. Công tác tư tưởng địi hỏi có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trong cả hệ thống chính trị để tạo ra sự thống nhất về chính trị, tư tưởng và sự đồng thuận trong xã hội. Gắn công tác tư tưởng với việc đẩy mạnh và duy trì thường xuyên các hoạt động phong trào quần chúng; đồng thời tăng cường kiểm tra q trình thực hiện các chính sách xã hội, kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh ngay từ cơ sở.
Công tác tuyên truyền phải được đổi mới về nội dung và hình thức cho phù hợp với điều kiện vùng đồng bào các tộc người. Đội ngũ cán bộ phải sâu sát cơ sở, thường xuyên đi sâu tìm hiểu để nắm bắt những nguyện vọng chính đáng của đồng bào, kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc ở các địa phương, cơ sở, đồng thời dự báo chính xác diễn biến tư tưởng của đồng bào. Để làm được điều đó, đội ngũ cán bộ cơ sở phải hiểu được các tâm tư, nguyện vọng, am hiểu phong tục, tập quán, tiếng nói của đồng bào. Cần coi đây là một trong những tiêu chuẩn và phẩm chất của người cán bộ ở vùng đồng bào các tộc người thiểu số.
Cần coi trọng công tác giáo dục thuyết phục và tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như: giao lưu, trao đổi, đối thoại, sinh hoạt chính trị, lễ hội văn hố....Việc tun truyền phải coi trọng lợi ích của quần chúng, tránh tuyên truyền chung chung mà phải đi trực tiếp vào vấn đề. Phải biết khéo léo gợi mở những yếu tố văn hố tín ngưỡng tốt đẹp, coi đó là nội lực để chống lại sự xâm nhập các dịng văn hố trái với truyền thống. Do trình độ dân trí
thấp, hầu hết đồng bào cịn nặng về tư duy hình tượng nên thường nhìn vào những việc làm cụ thể. Do đó tun truyền phải đi đơi với dẫn chứng thực tiễn cụ thể và gắn với lợi ích của đồng bào.
Hình thức tuyên truyền phải phong phú, đa dạng và thích hợp như nói, viết, chú thích tranh ảnh bằng tiếng phổ thông kết hợp với tiếng của đồng bào ở từng vùng, từng địa phương. Đối với đồng bào các tộc người thiểu số, khi tun truyền khơng nên nói nhiều về lý luận. Nội dung tuyên truyền phải có những hình thức thích hợp và phải được chọn lọc cho ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, đi thẳng vào từng vấn đề cụ thể đã và đang xảy ra ở địa phương, có người thực, việc thực.
Cần tăng cường lực lượng tuyên truyền viên, cộng tác viên làm công tác tư tưởng, huy động đội ngũ giáo viên, già làng, trưởng bản, trưởng tộc, những người có uy tín trong các dân tộc tích cực tham gia làm cơng tác tư tưởng. Bên cạnh đó cũng cần tăng cường đầu tư cả về con người, kỹ thuật cho hoạt động của các đội thông tin lưu động.
Tăng cường đầu tư xây dựng, nâng cao chất lượng của các chương trình phát thanh, truyền hình bằng các ngơn ngữ dân tộc thiểu số; xây dựng các trạm truyền thanh ở cơ sở, vì đây là những phương tiện tuyên truyền có hiệu quả nhất trong đồng bào các tộc người thiểu số. Các chương trình phát thanh bằng các thứ tiếng tộc người thiểu số phải luôn bám sát các vấn đề thời sự, chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và những diễn biến nảy sinh từ các vùng tộc người thiểu số, hướng dẫn việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Lồng ghép các nội dung tuyên truyền như cách thức bảo vệ sức khoẻ, phòng chống các dịch bệnh phổ biến ở vùng đồng bào tộc người thiểu số, cách phịng và chữa các bệnh thơng thường, chẳng hạn như các bệnh về tiêu hố, bệnh về mắt, bệnh ngồi da… Kinh nghiệm thực tế cho thấy, các nội dung tuyên truyền lồng ghép bao giờ cũng mang lại hiệu quả cao hơn.