Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu đánh giá việc thực hiện chính sách xã hội đối với các tộc người thiểu số ở tây nguyên (Trang 81 - 86)

- Đã qua các lớp bồi dưỡng

2.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế

+ Nguyên nhân khách quan

Tây Nguyên là những tỉnh vùng cao, nhiều nơi đất dốc, địa hình phức tạp, giao thơng khó khăn, điều kiện kinh tế - xã hội nhiều nơi cịn thấp kém đã kìm hãm sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và đời sống của đồng

bào các tộc người thiểu số. Sự phát triển không đồng đều về kinh tế - xã hội giữa các tộc người ở Tây Nguyên là một hiện tượng vốn có từ lâu đời, sự khác nhau về điều kiện tự nhiên, về số lượng dân cư, về phương thức canh tác, phong tục, tập quán, tín ngưỡng. Ở nhiều tộc người, bên cạnh những phong tục và truyền thống tốt đẹp còn tồn tại dai dẳng hoặc tái hồi tập tục lạc hậu, những hủ tục vốn có từ xa xưa. Do đặc điểm lịch sử nước ta phải trải qua các thời kỳ lâu dài bị thực dân đế quốc xâm lược và thống trị, chính sách “chia để trị” của chúng vẫn dể lại tài dư gây tác động tới sự chênh lệch giữa các dân tộc trên các lĩnh vực. Hiện nay, các thế lực thù địch đã và vẫn đang thực hiện âm mưu “diễn biến hịa bình” hịng chia rẽ lơi kéo khối đại đoàn kết và hạn chế sự phát triển của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Các chính sách xã hội nhằm hỗ trợ để thực hiện các mục tiêu như: xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội phân tán ở nhiều bộ, ngành và các cấp quản lý, đơi khi cịn chồng chéo, khơng đồng bộ, đơi khi còn đùn đẩy trách nhiệm. Văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách của một số bộ, ngành chủ quản, chương trình, dự án cịn chậm, khơng rõ ràng dẫn đến khó khăn trong q trình tổ chức thực hiện ở địa phương như các cơng trình duy tu bảo dưỡng các cơng trình sau đầu tư của Chương trình 135 của Chính phủ, chính sách hỗ trợ sản xuất của chương trình hỗ trợ theo Nghị quyết 30a,...

Ngồi những khó khăn vốn có của Tây Nguyên về điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng, trình độ dân trí... cịn có những tác động, ảnh hưởng tiêu cực từ tình hình kinh tế vĩ mơ, điều kiện thời tiết, dịch bệnh, biến đổi khí hậu mơi trường dẫn đến những khó khăn cho việc thực hiện chính sách xã hội đối với tộc người thiểu số ở Tây Nguyên. Đa số các hộ nghèo chủ yếu phụ thuộc vào thời tiết, những biến động của khí hậu tồn cầu những năm gần đây là nguy cơ lớn cho xu hướng tái nghèo, thiên tai, lũ quét và dịch bệnh.

Nhận thức về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, về các chính sách xã hội đối với các tộc người thiểu số, vùng đồng bào thiểu số chưa rõ ràng, thống nhất, chưa quán triệt đầy đủ trong các ngành, các cấp.

Trên thực tế chưa nhận thức một cách đầy đủ về quốc gia đa tộc người, mỗi tộc người thiểu số do điều kiện khách quan và chủ quan cũng có sự khác nhau về điều kiện tự nhiên, trình độ canh tác, phong tục tập quán, truyền thống tư duy, v.v... dẫn đến nhu cầu thực tế và nhu cầu chiến lược ở mỗi địa bàn, mỗi tộc người cũng có sự khác nhau. Do đó, việc ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách xã hội cũng cần phải có sự nhạy cảm với vấn đề trên. Trong thời gian qua, việc tổ chức thực hiện chính sách xã hội nhiều lúc cịn hời hợt, kém hiệu quả, nặng về phong trào, có quá nhiều dự án chồng chéo trên một địa bàn, quá nhiều đầu mối làm cơ quan chủ trì dự án đã gây ra tâm lý ỷ lại, trông chờ vào sự bao cấp của nhà nước, khơng khơi dậy được tính năng động, tự chủ kinh tế của đồng bào các dân tộc. Mặt khác, do trình độ dân trí cịn thấp nên việc tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn ni, trồng trọt cịn hạn chế dẫn đến việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật ni cịn rất chậm, tỷ lệ đói nghèo vì thế vẫn cịn cao.

Các cấp các ngành chưa nhận thức một cách sâu sắc vị trí quan trọng và đặc điểm tự nhiên kinh tế - xã hội miền núi Tây Nguyên. Việc hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch tổng thể, phân vùng và lực chọn phương hướng phát triển nhiều lúc, nhiều nơi còn lúng túng. Quy hoạch vùng cũng chưa gắn với vấn đề xã hội, chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa Trung ương và địa phương, giữa các cấp các ngành, trong quản lý, chỉ đạo, điều hành. Chưa có sự ưu tiên đúng mức cho phát triển giao thông, kết cấu hạ tầng, các hoạt động dịch vụ cho những vùng sâu, vùng xa cịn nhiều khó khăn. Thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các chương trình, thiếu sự kiểm tra đơn đốc, giám sát nên ngân sách thường bị phân tán, có những dự án, chương trình bị thất thốt vốn rất lớn.

Nhiều cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở nhận thức chưa thật đầy đủ về mục tiêu của các chính sách xã hội, về việc triển khai các chương trình dự án. Nhiều cấp ủy Đảng chưa đưa được chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước vào thực tiễn địa phương. Chưa phát huy được tiềm năng của địa phương và chưa tập hợp được các nguồn lực đầu tư cho sự phát triển. Phương pháp chỉ đạo điều hành của một số ngành, địa phương chậm đổi mới, tính chủ động, sáng tạo chưa cao, cịn hiện tượng đùn đẩy trách nhiệm lên cấp trên; vai trò trách nhiệm của người đứng đầu, của các tổ chức đoàn thể ở một số đơn vị, địa phương chưa được phát huy có hiệu quả; những bất cập về chất lượng đội ngũ cán bộ chậm được khắc phục.

Công tác huy động, quản lý và sử dụng lồng ghép nguồn lực để thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo của địa phương cịn hạn chế; việc xây dựng các mơ hình chuyển đổi cơ cấu sản xuất và triển khai cụ thể hóa các chương trình, đề án phát triển sản xuất trọng điểm của các tỉnh còn chậm. Nguồn lực huy động cho việc thực hiện các chính sách xã hội ở các vùng tộc người thiểu số còn hạn chế, việc huy động nguồn lực tại chỗ chưa tương xứng với tiềm năng; chưa lồng ghép hài hòa các nguồn lực trên cùng địa bàn và chưa huy động được sự tham gia mạnh mẽ của các doanh nghiệp, các tổ chức, các cộng đồng và cá nhân có điều kiện vào các chính sách xã hội đối với tộc người thiểu số ở các địa phương.

Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cịn hạn chế; nhận thức của một bộ phận nhân dân về các chính sách hỗ trợ của nhà nước trong thực hiện các mục tiêu xóa đói, giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội chưa rõ ràng, cịn tâm lý trơng chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước, chưa chủ động vượt lên để thốt nghèo. Trình độ dân trí vùng đồng bào các tộc người thiểu số mặc dù đã được cải thiện nhưng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, khả năng tiếp thu, vận dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế, tập quán sinh hoạt

sản xuất lạc hậu, tâm lý bảo thủ, cam chịu khổ cực, tự ti dân tộc, thêm vào đó giao thơng ở vùng sâu, vùng xa cịn khó khăn nên cịn có sự biệt lập giữa các tộc người.

Đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cơ sở nhiều nơi còn yếu về năng lực. Phần lớn cán bộ thực thi các chính sách xã hội ở cấp xã đều kiêm nhiệm, chưa được đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên. Việc theo dõi và giám sát thực hiện các chính sách chưa có hệ thống và đồng bộ. Công tác sơ kết, tống kết, đánh giá việc thực hiện các chính sách xã hội chưa được quan tâm. Việc thực hiện chế độ thông tin, báo cáo của các cấp, các ngành chưa nghiêm túc dẫn đến những vướng mắc, khó khăn trong q trình tổ chức thực hiện chưa được thơng tin và giải quyết kịp thời.

Từ những vấn đề đặt ra cùng nguyên nhân khách quan, chủ quan, nguyên nhân trực tiếp, gián tiếp của những vấn đề đặt ra trong thực hiện chính sách xã hội đối với đồng bào các tộc người thiểu số, chúng ta thấy rằng để thực hiện tốt các chính sách xã hội này cần phải có sự nghiên cứu rất kỹ lưỡng về mọi mặt, mọi lĩnh vực có liên quan đến chủ trương, chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước đối với các tộc người thiểu số, từ đó các cấp, ngành ở địa phương xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện sát thực tế, qua đó đưa ra các giải pháp thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án, tránh được tình trạng đầu tư dàn trải khơng thực sự mang lại lợi ích thiết thực cho người dân.

Chương 3

Một phần của tài liệu đánh giá việc thực hiện chính sách xã hội đối với các tộc người thiểu số ở tây nguyên (Trang 81 - 86)