- Các chủ trương của Đảng chính sách của Nhà nước ta về các vấn đề xã hội đối với tộc người thiểu số ở Tây Nguyên thời kỳ đổi mớ
2.1.2. Qn triệt các quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước về giải quyết các vấn đề xã hội ở các tỉnh Tây Nguyên
nước về giải quyết các vấn đề xã hội ở các tỉnh Tây Nguyên
Hệ thống công tác tư tưởng, dân vận của Đảng, các cơ quan thông tin, truyền thơng (váo chí, phát thanh, truyền hình) của Nhà nước, cùng với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội thông qua các hoạt động theo chức năng đã tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về giải quyết những vấn đề xã hội ở Tây Nguyên.
Từ khi thực hiện chính sách đổi mới (1986 đến nay) các chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước được cụ thể hóa và đã đi vào cuộc sống đồng bào các tộc người thiểu số nói chung và Tây Nguyên nói riêng một cách thiết thực, hiệu quả rõ ràng. Đảng luôn khẳng định: Vấn đề dân tộc có vị trí chiến lược lớn. Thực hiện “bình đẳng, đồn kết, tương trợ” giữa các dân tộc trong sự
nghiệp đổi mới, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bằng nhiều biện pháp tích cực và vững chắc, thực hiện cho được ba mục tiêu chủ yếu: Xóa được đói, giảm được nghèo, ổn định và cải thiện được đời sống, sức khỏe của đồng bào các dân tộc, đồng bào vùng cao, vùng biên giới; xóa được mù chữ, nâng cao dân trí, tơn trọng và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc;...
Vấn đề tộc người thiểu số luôn được Đảng ta đặc biệt quan tâm như là mục tiêu, là động lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở vùng tộc người thiểu số ở nước ta. Theo đó, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều giải pháp nhằm thực hiện tốt chính sách dân tộc bình đẳng, đồn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển; xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, phát triển sản xuất hàng hóa, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, xóa đói, giảm nghèo, mở mang dân trí, giữ gìn, làm giàu và phát huy bản sắc văn hóa và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc; thực hiện công bằng xã hội giữa các dân tộc, giữa miền núi và miền xi, đặc biệt quan tâm vùng gặp nhiều khó khăn, vùng trước đây là căn cứ cách mạng và kháng chiến. Tích cực thực hiện chính sách ưu tiên trong việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dân tộc thiểu số. Động viên, phát huy vai trò của những người tiêu biểu, có uy tín trong dân tộc và ở địa phương. Chống kỳ thị, chia rẽ dân tộc; chống tư tưởng dân tộc lớn, dân tộc hẹp hòi, dân tộc cực đoan; khắc phục tư tưởng tự ti, mặc cảm dân tộc, v.v...
Đánh giá 20 năm thực hiện chính sách đối với đồng bào các tộc người thiểu số, Đảng ta tiếp tục khẳng định: “phát triển kinh tế, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao trình độ dân trí, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, tiếng nói, chữ viết và truyền thống tốt của các dân tộc. Thực hiện tốt chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, và căn cứ cách mạng, làm tốt công tác định canh định cư và xây dựng vùng kinh tế mới”.
Từ các nghị quyết, chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta, các Đảng bộ và chính quyền các tỉnh Tây Nguyên đã nhận thức sâu sắc tính
tất yếu của việc thực hiện các chính sách xã hội đối với tộc người thiểu số ở Tây Nguyên trên những quan điểm sau:
- Thứ nhất, Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng của cả nước về kinh tế, chính trị và quốc phịng an ninh; là địa bàn cư trú lâu đời của nhiều tộc người, các tộc người dù khác nhau về ngôn ngữ, phong tục tập quán nhưng đầu là anh em một nhà, đã có những đóng góp quan trọng đối với cách mạng qua các thời kỳ. Tuy nhiên, so với cả nước, ở Tây Nguyên tỉ lệ đói nghèo hiện vẫn cịn cao so với bình quân chung cả nước; khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa các vùng, giữa các dân tộc ngày càng tăng; chất lượng giáo dục và đào tạo còn thấp, việc đào tạo nghề chưa được quan tâm đúng mức, cơng tác chăm sóc sức khỏe cho đồng bào vùng sâu, xa cịn nhiều khó khăn, mức hưởng thụ văn hóa của đồng bào cịn thấp… Vì thế, việc thực hiện tốt các chính sách xã hội đối với tộc người thiểu số ở Tây Nguyên sẽ góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.
- Thứ hai, sự giúp đỡ, tương trợ của Đảng, Nhà nước ta và đồng bào đa số đối với đồng bào các tộc người thiểu số nói chung, các tộc người thiểu số ở Tây Nguyên nói riêng là nhất quán và lâu dài, nhằm từng bước đưa miền núi, vùng đồng bào tộc người thiểu số tiến kịp miền xi, thực hiện bình đẳng dân tộc trên mọi lĩnh vực.
Việc thực hiện các chính sách xã hội đối với tộc người thiểu số ở Tây Nguyên với mục tiêu là nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc ở vùng đặc biệt khó khăn, xóa đói, giảm nghèo, lạc hậu, chậm phát triển, hịa nhập cùng cả nước đối với cơng tác xóa đói, giảm nghèo, an sinh xã hội đã có những thành tựu to lớn. Bố trí, sắp xếp lại dân cư ở một số nơi cho hợp lý để phát triển sản xuất đời sống; đẩy mạnh phát triển sản xuất nông lâm nghiệp gắn với chế biến, tiêu thụ để khai thác tài nguyên, sử dụng lao động tại chỗ, tăng thêm sản phẩm hàng hóa, tăng thêm việc làm và tăng
thêm thu nhập, nâng cao mức sống của đồng bào các dân tộc; Phát triển kết cấu, nhất là hạ tầng: giao thông, nước sinh hoạt, điện, xây dụng trung tâm cụm xã, trường học, trạm y tế, dịch vụ thương mại (chợ, cửa hàng, v.v...), cơ sở chế biến, dịch vụ phục vụ sản xuất (trạm khuyến nông, khuyên lầm), văn hóa thơng tin (phát thanh, truyền thanh, truyền hình), v.v...; Bồi dưỡng đào tạo cán bộ cơ sở (cán bộ xã, thơn...); nâng cao trình độ quản lý của cán bộ cơ sở các xã đặc biệt khó khăn.
Trên cơ sở nhận thức đúng đắn về các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta, đặc biệt là chính sách xã hội đối với tộc người thiểu số ở Tây Nguyên, các Đảng bộ và chính quyền địa phương các tỉnh ở Tây Nguyên đã lãnh đạo, tổ chức thực hiện nhằm đưa các chủ trương, nghị quyết đó vào cuộc sống, trong đó, đã chú trọng đến cơng tác tun tuyền, giáo dục cho cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn về nội dung, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện các chính sách xã hội đối với tộc người thiểu số trên địa bàn, đồng thời lãnh đạo các cấp, các ngành quán triệt thực hiện một cách nghiêm túc, xây dựng các chương trình hành động cụ thể để tập trung thực hiện.
Các chính sách xã hội đối với đồng bào tộc người thiểu số mang những nội dung thiết thực, giải quyết các vấn đề bức xúc đang đặt ra trong vùng đồng bào tộc người thiểu số đã trở thành sức mạnh vật chất, thấm sâu vào lợi ích của từng tộc người, vì vậy đã được đơng đảo đồng bào đồng tình, ủng hộ, tích cực tham gia và được hiện thực hóa trên mọi lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội của đồng bào tộc người thiểu số.
Với cách làm mới trong thời kỳ đổi mới của địa phương, cùng với sự nỗ lực vươn lên của các đồng bào dân tộc thiểu số thực sự đã góp phần quan trọng, tạo được những chuyển biến đáng kể về phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng kết cấu hạ tầng và giải quyết nhiều vấn đề ở Tây Nguyên. Nhiều mơ hình sản xuất, kinh doanh có hiệu quả đã được hình thành và phát triển, cơ cấu kinh tế vùng tộc người thiểu số và miền núi đã có chuyển biến tích cực,
tạo đà phát triển mới theo hướng sản xuất hàng hóa, từng bước chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.