Q trình thực hiện chính sách xã hội đối với vùng tộc người thiểu số ở Tây Nguyên

Một phần của tài liệu đánh giá việc thực hiện chính sách xã hội đối với các tộc người thiểu số ở tây nguyên (Trang 49 - 54)

- Các chủ trương của Đảng chính sách của Nhà nước ta về các vấn đề xã hội đối với tộc người thiểu số ở Tây Nguyên thời kỳ đổi mớ

2.1.3. Q trình thực hiện chính sách xã hội đối với vùng tộc người thiểu số ở Tây Nguyên

thiểu số ở Tây Nguyên

Từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (1986) đến nay, cùng với cả nước, Đảng bộ các tỉnh Tây Nguyên đã nhanh chóng triển khai thực hiện các nghị quyết của Đảng đến toàn bộ cán bộ, đảng viên và nhân dân trong vùng nhằm thực hiện tốt mục tiêu của Đảng đề ra. Trong đó, các tỉnh đã đặc biệt chú ý tới việc thực hiện chính sách xã hội trên địa bàn các tộc người thiểu số với mục tiêu cơ bản nhằm làm cho đời sống kinh tế - xã hội đồng bào các tộc người thiểu số ở Tây Nguyên nhanh chóng ổn định phát triển kinh tế - xã hội, tiến kịp với đồng bào trong cả nước.

Trong suốt giai đoạn 1986-2010, đặc biệt là trong các giai đoạn 1995- 2000; giai đoạn 2001-2010 các cấp ủy đảng, chính quyền ở Tây Nguyên đã tập trung chỉ đạo và thực hiện các mục tiêu: Tập trung ổn định phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo trên cơ sở xây dựng và thực hiện các dự án tổng thể, dự án định canh định cư kinh tế mới. Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phá thế độc canh. Kết hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi và làm nghề vườn, rừng. Xây dựng mơ hình VAC, VACR, hình thành các vùng chun canh cây cơng nghiệp ngắn ngày như: khoai mì, mía, chè, cà phê, cacao… Tổ chức đẩy nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất nơng, lâm nghiệp, tình hình tổ chức dịch vụ đảm bảo cung cấp cây, con giống mới, phân bón, thuốc trừ sâu...đẩy mạnh cơng tác định canh, định cư, công tác khuyến nông, khuyến lâm lên một bước mới. Tổ chức triển khai hiệu quả các chương trình dự án: 327, 06, PAM 5322, đặc biệt là chương trình 133, 135 (giai đoạn I và giai đoạn II). Tổ chức hỗ trợ đời sống đồng bào tộc người thiểu số vùng đặc biệt khó khăn. Giải quyết nước sinh hoạt hàng ngày cho đồng bào các tộc người. Triển khai và thực hiện hiệu quả chương trình cung cấp các mặt hàng cho không và

các mặt hàng được trợ giá cước phí vận tải đến các vùng đồng bào tộc người thiểu số.

Cùng với các nguồn lực được hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, các Đảng bộ, chính quyền và Mặt trận Tổ quốc ở Tây nguyên đã có nhiều chủ trương, chính sách và giải pháp thiết thực nhằm huy động tất cả các nguồn lực trong và ngoài nước, các nguồn lực tại chỗ để chăm lo cho đồng bào tộc người thiểu số, từng bước khắc phục khoảng cách về điều kiện phát triển và hưởng thụ các dịch vụ xã hội.

Các Đảng bộ và chính quyền các tỉnh Tây Nguyên đã tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện các chương trình, dự án cụ thể như:

- Chương trình 327 nhằm vào mục tiêu phủ xanh đồi núi trọc, bãi bồi, bãi cát sơng biển. Đối tượng của nó được mở rộng cho nhiều hộ gia đình tộc người thiểu số miền núi. Ngay trong 2 năm đầu tiên (1993-1994) triển khai chương trình này đã được vay 67 tỷ 230 triệu đồng (1 triệu đồng/ hộ) để phát triển 400.495 ha đất thành kinh tế hộ; trồng được 19.500 ha cao su, 11.500 ha chè, 7.000 ha cà phê, 18.500 cây ăn quả... Dự án đó đã giãn dân và giải quyết việc làm cho 68.300 hộ, trải rộng trên địa bàn gần 220 huyện, 700 xã ở miền núi, ven biển, góp phần xố đói giảm nghèo và ổn định đời sống cho rất nhiều hộ dân tộc thiểu số.

- Thực hiện Quyết định 33/2007/QĐ-TTg ngày 05-3-2007 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2007-2010. Đến nay, trên địa bàn Tây Nguyên đã phấn đấu đảm bảo hình thức định canh, định cư hoặc định canh, định cư xen ghép.

- Thực hiện chính sách đất đai, nhà ở, nước sinh hoạt theo Quyết định 132, 134 của Thủ tướng Chính phủ về giao, khốn rừng cho hộ nghèo đồng bào dân tộc, thiểu số. Theo Quyết định số 304/2005/QĐ-TTg ngày 23-11- 2005 của Thủ tướng Chính phủ về thí điểm giao rừng, khốn bảo vệ rừng cho

hộ gia đình và cộng đồng trong bn, làng là đồng bào tộc người thiểu số tại chỗ tại các tỉnh Tây Nguyên.

- Thơng qua một số chương trình cho vay của các tổ chức quốc tế như: UNICEF, SIDA, IFAD, UNDP và một số tổ chức phi chính phủ thơng qua Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã tỏ ra có hiệu quả. Tuy số tiền vay khơng lớn (như Ngân hàng Nông nghiệp cho vay tối đa 2,5-3 triệu đồng một hộ); vốn của Hội Phụ nữ cho vay chỉ vài trăm ngàn đồng cho chăn ni gia đình, nhưng khơng u cầu thế chấp, lãi suất rất thấp hoặc vốn cho vay luân chuyển đã tạo được hiệu quả khá tốt. Chính sách tín dụng ưu đãi đã gắn với việc cung cấp các dịch vụ khuyến nông, khuyến lâm, chuyển giao giống và công nghệ mới. Nhiều biện pháp nhằm nâng cao khả năng lập kế hoạch sản xuất và tiến hành đầu tư khôn ngoan giúp cho đồng bào thiểu số nghèo có thể sinh lãi từ nguồn vốn vay ưu đãi. Nâng cao kiến thức kinh tế, cũng như hỗ trợ những dịch vụ cho sản xuất, trước hết là các vật tư nông nghiệp thiết yếu: phân bón, thuốc trừ sâu, giống mới và dịch vụ thú y để hạn chế thấp nhất mức rủi ro.

- Những năm gần đây, Chính phủ cũng đã ban hành nhiều chính sách nhằm tiếp tục giải quyết việc làm cho đồng bào tộc người thiểu số, trong đó có Quyết 1956/QĐ-TTg ngày 27-11-2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, Quyết định số 231/2005/QĐ-TTg ngày 22-9-2005 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp nơng lâm nghiệp nhà nước, Ban quản lý rừng đặc dụng, Ban quản lý rừng phòng hộ sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số cư trú hợp pháp tại các tỉnh Tây Nguyên. Từ đó đến nay, hàng chục vạn lao động tiếp tục được hưởng lợi ích từ chương trình xúc tiến việc làm, trong đó có nhiều đồng bào là các tộc người thiểu số Tây Nguyên.

- Tập trung toàn diện chương trình nâng cao chất lượng phổ thơng các cấp; chương trình củng cố và mở rộng cơ sở vật chất kỹ thuật cho giáo dục tiểu học; chương trình tăng cường đẩy mạnh giáo dục phi chính thức; chương

trình cải tiến hệ thống dạy nghề đáp ứng nhu cầu thị trường; chương trình 7 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hệ thống Trường phổ thơng Dân tộc nội trú; chương trình cử tuyển cho con em các đồng bào dân tộc thiểu số.

- Chương trình y tế chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân nói chung vốn có “thâm niên” từ trước rất lâu so với chương trình xố đói giảm nghèo. Trong chương trình chung lại có chương trình bảo vệ bà mẹ trẻ em (trước đây do Uỷ ban Bảo vệ bà mẹ trẻ em đảm nhiệm); đó là hai đối tượng xã hội dễ bị tổn thương và rủi ro trong cuộc sống xã hội và gia đình.

Khi chưa có chương trình xố đói giảm nghèo thì đương nhiên người nghèo, phụ nữ và trẻ em cũng đã được hưởng lợi từ chương trình y tế. Khi có chương trình xố đói giảm nghèo tức là người nghèo được đặt vào trọng tâm thì sự hưởng lợi đó được gia tăng hơn. Hướng ưu tiên vào người nghèo thể hiện ở cả chiều rộng và chiều sâu, quy mơ đầu tư và chi phí; có hiệu quả rất thiết thực. Một số chương trình y tế đã được triển khai có hiệu quả như:

+ Chương trình phịng chống bệnh bướu cổ, phịng chống bệnh sốt rét; nước sạch cho sinh hoạt nông thôn; tiêm chủng mở rộng, xố xã trắng về y tế. Nhìn chung những chương trình này đã phát huy tác dụng cải thiện và nâng cao khả năng đề kháng đối với bệnh tật, chữa trị và phòng ngừa những bệnh dịch hay xảy ra xưa và nay ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

+ Việc ưu tiên dành hàng chục tỷ đồng cấp phát muối iốt cho vùng dân tộc thiểu số và hàng chục tỷ đồng trợ cước vận chuyển tới vùng cao miền núi hàng năm là một nỗ lực đáng kể của Chính phủ.

+ Chương trình nước sạch cho sinh hoạt cũng là một chương trình có ý nghĩa khơng nhỏ để cải thiện sức khoẻ, sinh hoạt và đời sống xã hội đối với người nghèo. Chương trình này đã có sự trợ giúp của UNICEF.

+ Chương trình tiêm chủng mở rộng và bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em đã thu được kết quả rất khả quan. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, thiếu trọng lượng chuẩn khi mới sinh, trẻ em chết dưới 1 tuổi đều giảm. Tuy vậy, tỷ lệ

trên dưới 40% tử vong dưới 1 tuổi và suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi vẫn là con số khá cao đang đòi hỏi đầu tư cao hơn nữa, mở ra diện sâu rộng hơn nữa, đặc biệt cho các dân tộc thiểu số ở vùng xa vùng sâu.

- Chương trình hỗ trợ dân tộc đặc biệt khó khăn. Chương trình này bắt đầu từ năm 1992, mục tiêu nhằm vào các dân tộc thiểu số khó khăn và có dân số ít (trên dưới 1 vạn người). Đa phần những dân tộc này nằm ở vùng sâu, vùng xa khó khăn về mọi mặt: kinh tế, giáo dục, y tế, giao thơng, văn hố thông tin…Những tộc người này quá cách biệt với các khu vực kinh tế - xã hội đang năng động và hầu như chưa được cơ chế thị trường ảnh hưởng và tác động tới. Chương trình này có thể nói là một chương trình xố đói giảm nghèo. Tính đặc biệt của chương trình này là đầu tư khơng hồn lại - tức là cho khơng. Cơ cấu chương trình được phân phối nguồn vốn như sau:

- 30% hỗ trợ đời sống: lương thực, chăn màn, quần áo, sửa chữa nhà cửa. - 57% mua trâu bị, lập vườn hộ, chăn ni để tạo thu nhập - hỗ trợ sản xuất. - 10% củng cố thủy lợi nhỏ, trạm xá, lớp học…

- 3% hướng dẫn kỹ thuật và quản lý, chỉ đạo chương trình.

Từ ngày 1/7/1995: 55% nguồn kinh phí hỗ trợ sản xuất được dịch chuyển qua cho vay lãi suất cực thấp 0,30%/tháng - thời gian vay từ 1 đến 2 năm - mỗi hộ vay từ 1 đến 1,5 triệu đồng. Đồng thời xét thấy cần thì điều chỉnh, giảm hỗ trợ xây dựng hạ tầng và các chi phí liên quan để phù hợp với tình hình tiến triển khả quan của chương trình.

Có thể nói, trong những năm gần đây cùng với việc quán triệt học tập và triển khai các Nghị quyết của Trung ương, các tỉnh Tây Nguyên cũng đã đề ra nhiều chủ trương, giải pháp kịp thời, phù hợp để thực hiện chính sách xã hội trên địa bàn. Trong các nghị quyết của Đảng bộ các tỉnh đề ra từ năm 2001 trở đi, đã đặt trọng tâm xây dựng các Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào tộc người thiểu số, nhằm phát triển tồn diện kinh tế - xã hội, quốc phịng, an ninh, xây dựng hệ thống chính trị nơi đây, trong đó

xác định các bn, làng thuộc diện đặc biệt khó khăn để dành vốn, bố trí cán bộ, xây dựng và thực hiện các dự án về cơ sở hạ tầng như: làm đường giao thông liên buôn, làng, xây dựng trường lớp học, trạm xá, giải quyết nước sinh hoạt cho dân; Nghị quyết chuyên đề về phát triển lâm nghiệp; Nghị quyết về phát triển du lịch; Nghị quyết về xuất, nhập khẩu hàng hóa đến năm 2010; Nghị quyết về phổ cập giáo dục trung học cơ sở (giai đoạn 2001-2010)…. Các nghị quyết chuyên đề nhằm khai thác tiềm năng, phát huy nội lực để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của các tiểu vùng thuộc Tây Nguyên.

Một phần của tài liệu đánh giá việc thực hiện chính sách xã hội đối với các tộc người thiểu số ở tây nguyên (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w