Đẩy mạnh phát triển kinh tế, xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật vùng đồng bào tộc người thiểu số là điều kiện quan trọng để thực

Một phần của tài liệu đánh giá việc thực hiện chính sách xã hội đối với các tộc người thiểu số ở tây nguyên (Trang 96 - 98)

- Thứ năm: bảo đảm bình đẳng, đồn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau cùng

3.2.2. Đẩy mạnh phát triển kinh tế, xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật vùng đồng bào tộc người thiểu số là điều kiện quan trọng để thực

thuật vùng đồng bào tộc người thiểu số là điều kiện quan trọng để thực hiện tốt các chính sách xã hội

Nghị quyết Đại hội lần thứ XI tiếp tục nhấn mạnh:

Vùng trung du, miền núi phát triển mạnh sản xuất lâm nghiệp, cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi đại gia súc tạo thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, trước hết là nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu. Bảo vệ và phát triển rừng… Đẩy mạnh giảm nghèo bền vững, nâng cao thu nhập, không ngừng cải thiện đời sống và chất lượng dân số của đồng bào các dân tộc thiểu số [21, tr.120-121].

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đang là một trong những vấn đề có ý nghĩa quyết định làm cơ sở để thực hiện tốt các chính sách kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, đưa các dân tộc Tây Nguyên hòa nhập chung cùng với sự phát triển của cả nước. Do đó, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội làm động lực phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trước hết là hạ tầng giao thông, thủy lợi, điện.

Thực hiện tốt chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhất là phát huy lợi thế của vùng là phát triển cơng nghiệp: thủy điện, khai khống các cây công nghiệp, trước hết là cao su, cà phê, hồ tiêu, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc. Thực hiện giao đất, giao rừng, công tác định canh, định cư cho đồng bào dân tộc. Đại hội lần thứ IX của Đảng đã tiếp tục khẳng định: “Thực hiện tốt chính sách dân tộc, định canh, định cư vững chắc, ổn định và cải thiện đời sống đồng bào dân tộc, phấn đấu đến năm 2010 cơ bản khơng cịn hộ nghèo, thường xun củng cố thành quả xóa đói giảm nghèo” [19, tr.186, 211-212].

Phát triển nông nghiệp, nông thôn, nhất là chuyển dịch cơ cấu, cây trồng, vật nuôi, tăng tỷ trọng sản xuất hàng hóa ở những vùng sâu, vùng xa. Quy hoạch sử dụng đất để nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Giao đất chưa sử

dụng cho cư dân và các đối tượng có nhu cầu về đất để khai thác và phát triển bốn mùa và từng bước có đường ơ tơ đến thơn bản. Chú trọng phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội tại các khu vực biên giới, nhất là tại các cửa khẩu.

Phải kết hợp phát triển cả trước mắt và lâu dài, cả chiều rộng và chiều sâu. Trong điều kiện khả năng của nền kinh tế cả nước nói chung, Tây Ngun nói riêng rất cịn hạn chế, các tỉnh Tây Nguyên hầu như thu không đủ chi thường xuyên cho nhu cầu địa phương thì việc phát triển nền kinh tế nói chung, kết cấu hạ tầng nói riêng tất yếu phải kết hợp với cả trước mắt và lâu dài, cả chiều rộng và chiều sâu, nhất là sự hỗ trợ của kinh phí nhà nước và các tổ chức kinh tế quốc tế. Kết hợp và đa dạng hóa hình thức nhà nước bỏ vốn, dân cùng lao động, các tổ chức chính trị - xã hội giám sát. Nghị quyết Đại hội lần thứ XI chỉ rõ: phát triển giao thông nông thôn, đảm bảo đường ô tô tới các xã thông suốt. Như vậy, trong quá trình phát triển kết cấu hạ tầng ở mỗi vùng, mỗi địa phương phải đảm bảo trên cơ sở quy hoạch chung đã được xác định. Trên cơ sở đó tiến hành thực hiện dần từng bước theo phương châm: dễ làm trước, khó làm sau; cơng trình nào ít vốn, phát huy hiệu quả nhanh thì làm trước, cơng trình nào địi hỏi đầu tư lớn, kỹ thuật phức tạp thì làm sau. Khơng làm ồ ạt, phải đầu tư trọng tâm để đảm bảo hiệu quả vốn đầu tư. Trước hết tập trung cho đường giao thông nông thôn, trường học, trạm y tế…, nhưng phải đảm bảo chất lượng và hiệu quả các cơng trình.

Kết hợp các loại hình kinh doanh với quy mô: nhỏ, vừa và lớn, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của vùng trong từng thời kỳ nhất định nhưng phải huy động tốt các nguồn lực, nhất là các doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ, các nhà hảo tâm trong, ngồi nước hình thành những cơng ty tập đồn lớn trong các ngành cao su, cà phê, khai thác khoáng sản, chế biến (trên thực tế tại Tây Ngun đã có, nhưng nhiều tập đồn chưa đủ tầm khu vực và quốc tế, trừ một số tập đoàn như Cà phê Trung Nguyên, Hoàng Anh Gia Lai…Tổ chức lại sản xuất đời sống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo hướng phát

triển kinh tế hàng hóa trên nền tảng là kinh tế hộ gia đình, hoặc các hộ dân tộc có điều kiện hình thành các trang trại. Nghiên cứu, lựa chọn, xây dựng những mơ hình làm ăn có hiệu quả, phù hợp với điều kiện đất đai, phong tục tập quán để giúp đồng bào dân tộc thiểu số phát triển sản xuất. Nhân rộng mơ hình đồng bào góp đất vào các lâm trường, nơng trường để sản xuất. Phát huy tinh thần tự lực, tự cường, dựa vào sức mình là chính để đẩy nhanh phát triển kết cấu hạ tầng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế với mục đích là phát triển kinh tế theo hướng bền vững.

Đối với vùng có đơng đồng bào dân tộc, vùng đặc biệt khó khăn, Nhà nước sẽ hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, khai hoang xây dựng đồng ruộng, thực hiện bồi thường thu hồi đất của các hộ không đưa vào sử dụng hoặc sử dụng kém hiệu quả đẻ giao cho những hộ biết cá nhân tác. Tiếp tục đẩy nhanh thực hiện dự án 5 triệu ha rừng, tăng nhanh việc giao đất, khoán rừng, nhất là vùng xung yếu, nhạy cảm về an ninh, quốc phòng, vùng rừng đầu hộ… Phát triển cây công nghiệp chế biến lâm sản và nguyên liệu từ rừng.

Đẩy mạnh phát triển kinh tế cửa khẩu, các cửa khẩu Bờ Y -Kon Tum, Lệ Thanh - Gia Lai… Thúc đẩy mạnh phát triển thương mại, dịch vụ theo hướng đa dạng hoá, nhất là dịch vụ sản xuất tiêu dùng với với nước bạn Lào và Campuchia. Thực hiện chính sách kinh tế cửa khẩu đồng bộ, chặt chẽ, hiệu quả.

Một phần của tài liệu đánh giá việc thực hiện chính sách xã hội đối với các tộc người thiểu số ở tây nguyên (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w