Xác định các chủ thể trong triển khai, thực hiện chính sách

Một phần của tài liệu đánh giá việc thực hiện chính sách xã hội đối với các tộc người thiểu số ở tây nguyên (Trang 43 - 45)

- Các chủ trương của Đảng chính sách của Nhà nước ta về các vấn đề xã hội đối với tộc người thiểu số ở Tây Nguyên thời kỳ đổi mớ

2.1.1. Xác định các chủ thể trong triển khai, thực hiện chính sách

- Chủ thể triển khai và thực hiện:

Mặc dù sự lãnh đạo của các tỉnh đảng bộ có ý nghĩa quan trọng, nhưng với tư cách là chức năng của cơ quan công quyền, luận văn chỉ xem xét chủ thể triển khai và thực hiện chính sách xã hội đối với các tộc người thiểu số ở Tây Nguyên là chính là chính quyền các cấp ở Tây Ngun.

Chính quyền các cấp có trách nhiệm khơng chỉ hoạch định và ban hành chính sách, mà điều có ý nghĩa quyết định đến thành bại của chính sách đó là triển khai thực hiện. Chính quyền các cấp cần quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn và các biện pháp cụ thể cho các cơ quan thuộc chính quyền, diễn giải chính sách (tuyên truyền cho các chủ thể tham gia và đối tượng chính sách hiểu rõ những nội dung và các vấn đề liên quan đến chính sách), như nguồn lực thực hiện, việc cưỡng chế và khuyến khích tham gia thực hiện chính sách…Điều rất quan trọng là HĐND các cấp cần quyết định những vấn đề của địa phương mình trong những vấn đề liên quan đến chính sách được ban hành từ Chính phủ, đặc biệt là thể chế hóa và cụ thể hóa những chính sách thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”.

UBND các tỉnh là các cơ quan chủ trì, chỉ đạo các sở, ngành chuyên môn các cấp từ tỉnh đến cơ sở thực thi chính sách, đơn đốc và kiểm tra việc thực thi chính sách. Trong thực hiện các chính sách xã hội, vai trò của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đóng vai trị thường trực giúp UBND tỉnh trong việc thực hiện chính sách.

b) Các chủ thể tham gia thực hiện: - Các tổ chức đảng

Các Tỉnh ủy, Huyện ủy, Đảng ủy các cơ sở…lãnh đạo bằng việc ra các nghị quyết và nghị quyết chuyên đề và kiểm tra việc thực hiện chính sách xã hội trên địa bàn, thể hiện vai trò tiền phong, gương mẫu của các tổ chức đảng và đảng viên, trong tất cả các cấp và các khâu của q trình thực hiện chính sách. Trong các báo cáo định kỳ và toàn nhiệm kỳ, các văn kiện của các tổ chức đảng đều có đánh giá về việc thực hiện các chính sách xã hội. Đảng cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền. Vì vậy, về lý thuyết, Đảng khơng phải là chủ thể chính sách cơng, song vai trị của Đảng là quyết định thành cơng việc tổ chức thực hiện chính sách nói chung, chính sách xã hội nói riêng của Nhà nước.

- Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội

Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội có chức năng phối hợp hành động với chính quyền trong việc triển khai thực hiện chính sách xã hội. Trong q trình diễn giải chính sách, giám sát, phản biện chính sách, Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội rất có ưu thế và trở thành một kênh quan trọng động viên các tầng lớp nhân dân tham gia và giám sát q trình thực hiện chính sách.

Ngồi ra các hội như Hội chữ thập đỏ, Hội khuyến học,…cũng đóng vai trị tích cực trong các vấn đề liên quan trực tiếp đến hoạt động của hội mình.

- Các bn làng và người dân

Trong chính sách xã hội đối với các tộc người thiểu số Tây Nguyên, các buôn làng và người dân đóng hai vai trị quan trọng: thứ nhất với tư cách là các cộng đồng dân cư tự quản ở cơ sở, các buôn làng là nơi thực sự hiện thực hóa chính sách. Thứ hai, với tư cách là đối tượng hưởng thụ chính sách họ cần hiểu được mục tiêu, những nội dung, quyền và lợi ích của họ trong thực hiện chính sách. Trong thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở xã phường, thị trấn, vai trò

của người dân ngày càng tích cực, chủ động. Trong các bn làng vai trị của các “già làng”, trưởng bản rất quan trọng. Họ là những người diễn giải chính sách hiệu quả nhất.

Tóm lại, các chủ thể tham gia thực hiện chính sách xã hội đối với đồng bào các tộc người thiểu số ở Tây Ngun là tồn bộ hệ thống chính trị trên địa bàn và tồn thể nhân dân Tây Nguyên. Tuy vai trò của các chủ thể khác nhau là khác nhau, trong từng bước thực hiện chính sách, nhưng do đặc điểm Tây Nguyên vai trò của tuyên truyền phổ biến cho người dân hiểu được chính sách là cực kỳ quan trọng. Do đó có thể khằng định rằng vai trị của các cơ quan làm công tác thông tin, tuyên truyền trong thực hiện các chính sách ở Tây Ngun có ý nghĩa quyết định.

Ở Việt Nam nói chung, ở Tây Ngun nói riêng, các chính sách của Nhà nước thơng thường là thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng, và Đảng cũng lãnh đạo thực hiện chính sách. Do đó cụm từ chính sách của Đảng và Nhà nước vẫn thường được sử dụng khơng phân biệt cả trong nghiên cứu chính sách cơng.

Một phần của tài liệu đánh giá việc thực hiện chính sách xã hội đối với các tộc người thiểu số ở tây nguyên (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w