Những thành công

Một phần của tài liệu đánh giá việc thực hiện chính sách xã hội đối với các tộc người thiểu số ở tây nguyên (Trang 54 - 63)

- Các chủ trương của Đảng chính sách của Nhà nước ta về các vấn đề xã hội đối với tộc người thiểu số ở Tây Nguyên thời kỳ đổi mớ

2.2.1. Những thành công

Tây Nguyên là nơi chủ yếu sinh sống của đồng bào tộc người thiểu số. Do sống ở các địa bàn xa xơi hẻo lánh rất khó khăn phức tạp, trình độ dân trí lại thấp nên một số đồng bào các tộc người thiểu số ở đây cịn ở tình trạng rất nghèo, mức sống rất thấp, khơng có điều kiện để phát triển sản xuất và ổn định cuộc sống. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta những năm qua đã rất chú ý đến việc đề ra và thực hiện các chính sách xã hội đối với vùng các tộc người thiểu số và vùng miền núi đặc biệt khó khăn. Điều đó được thể hiện trong các văn bản của Đảng, Nhà nước và trong công tác chỉ đạo cụ thể của các cấp các ngành. Từ những chủ trương, chính sách trên, những năm vừa qua ở Tây Nguyên đã có một số thành tựu trong lĩnh vực kinh tế - xã hội.

Trong mười năm (2001-2010), thực hiện Nghị quyết số 10 của Bộ Chính trị và sự đầu tư của Nhà nước, sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế đúng hướng của các địa phương, kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đã đạt được những kết quả rất ấn tượng. Nếu như năm 2001, thu nhập bình quân đầu người Tây Nguyên chỉ đạt mức 2,9 triệu đồng thì năm 2010 đã đạt được 15,5 triệu đồng (bằng 67% mức bình quần của cả nước). Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức bình quân 11,9%/năm. Giá trị tổng sản phẩm khu vực Tây Nguyên năm 2010 tăng

2,8 lần so với năm 2001. Các chương trình, dự án thuộc chính sách xã hội, nhất là Chương trình 135 (giai đoạn I và giai đoạn II); Quyết định 134, Quyết định 168, Quyết định 120, dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng cao… được triển khai tích cực và đã đem lại hiệu quả thiết thực đối với vùng đồng bào tộc người thiểu số. Kết quả cụ thể một số chương trình, dự án đã và đang thực thi như:

- Chính sách xóa đói, giảm nghèo cho đồng bào các tộc người thiểu số Qua 7 năm thực hiện Chương trình 135 (giai đoạn I) từ 1999-2005 với tổng vốn 750 tỉ đồng, các tỉnh Tây Nguyên đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng (giao thông, thủy lợi, nước sinh hoạt, trường lớp học, điện sinh hoạt, chợ…) xây dựng các trung tâm cụm xã; đào tạo cán bộ xã; quy hoạch sắp xếp lại dân cư; ổn định sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Chương trình 135 (giai đoạn II) đầu tư cho 163 xã được thực hiện từ năm 2006-2010, chương trình đầu tư hỗ trợ cho 4 nội dung: Hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ xã, buôn, làng và cộng đồng; hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật (hỗ trợ học sinh con hộ nghèo, hỗ trợ hộ nghèo cải thiện vệ sinh môi trường, hỗ trợ hoạt động văn hóa, hỗ trợ trợ giúp pháp lý) theo Quyết định 112/CP.

Mức đầu tư bình quân của Chương trình 135 giai đoạn II cho một xã đặc biệt khó khăn gần 2,5 tỷ đồng và hàng 100 triệu đồng cho một bn, làng đặc biệt khó khăn của xã khu vực II.

Đánh giá chung qua thực hiện Chương trình 135 đã xây dựng được hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu quan trọng, góp phần làm thay đổi bộ mặt xã hội nơng thơn vùng tộc người thiểu số, góp phần tích cực trong cơng tác phát triển văn hóa, giáo dục và y tế, giao lưu trao đổi hàng hóa giữa các xã trong vùng, tạo điều kiện phát triển văn hóa - xã hội trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn.

Các tuyến đường giao thơng liên xã, liên bn, làng được mở rộng đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của nhân dân, thúc đẩy giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội; hệ thống thủy lợi được xây dựng đã nâng cao năng lực tưới, mở rộng diện tích đất sản xuất giúp các xã đặc biệt khó khăn ổn định lương thực; tăng số người được sử dụng nước sinh hoạt và sử dụng điện; số trường, lớp học được xây dựng kiên cố với quy mô nhà cấp III, cấp IV và trang thiết bị phục vụ cho giáo viên và học sinh được đầu tư tương đối đầy đủ, nhanh chóng khắc phục được tình trạng thiếu lớp học, góp phần tích cực tăng tỷ lệ các em trong độ tuổi đến trường đi học; cơ sở trạm y tế được xây dựng thêm, giảm bớt những khó khăn trong việc khám và điều trị những bệnh thông thường cho đồng bào các dân tộc ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tái định cư mới đến.

Việc thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II kết hợp với việc lồng ghép các chương trình, dự án khác trên địa bàn đã góp phần xóa đói giảm nghèo, thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất đã giúp cho một số hộ đồng bào dân tộc có tập quán sản xuất nương rẫy, phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, canh tác một vụ nay biết làm ruộng nước, thâm canh tăng vụ, biết áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong canh tác, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn công nghiệp; đưa giống cây trồng, vật nuôi mới, năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất thay cho giống địa phương. Tại một số vùng người dân trước đây chỉ trồng độc canh cây lúa, ngô, nay đã đưa những cây cơng nghiệp có giá trị như: Cà phê, cao su, ca cao… vào sản xuất. Cơng tác xóa đói, giảm nghèo được triển khai liên tục bằng nhiều giải pháp với gần 111.000 hộ được xóa nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo là tộc người thiểu số toàn vùng đã giảm từ 47,48% năm 2006 xuống còn 21,69% năm 2010, tốc độ giảm nghèo 12,67% [xem bảng 2.5].

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xã, bn, làng và cộng đồng đã góp phần nâng cao năng lực và trình độ cho đội ngũ cán bộ ở các xã đặc biệt khó

khăn về giám sát các cơng trình cơ sở hạ tầng, cơng tác khuyến lâm, khuyến nơng, quản lý tài chính, quản lý đất đai, quản lý thực hiện pháp lệnh dân chủ cơ sở, quy chế quản lý bảo vệ biên giới. Góp phần quan trọng cải thiện rõ rệt đời sống của đồng bào các dân tộc vùng đặc biệt khó khăn trên các lĩnh vực đời sống xã hội: Văn hóa, giáo dục, y tế và sức khỏe cộng đồng. Góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội, đảm bảo an ninh quốc phịng; góp phần củng cố và tăng cường khối đoàn kết dân tộc, nâng cao niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước; tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng bộ và Chính quyền địa phương.

- Chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống khó khăn theo Quyết định 132, 134/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Các tỉnh đã xem xét, giải quyết hợp lý cho các hộ nghèo có đất sản xuất, nhất là những vùng có nhiều hộ dân thiếu đất hoặc do việc cấp đất trước đây không đúng đối tượng, người được cấp sử dụng khơng đúng mục đích. Thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước thông qua các chủ trương giải quyết đất ở, đất sản xuất (Quyết định số 132 của Thủ tướng Chính phủ), cấp nhà cho các hộ khó khăn về nhà ở (Quyết định số 134 của Thủ tướng Chính phủ) các địa phương đã giải quyết đất sản xuất cho 34.700 hộ thiếu đất sản xuất, bằng 57,7% tổng số hộ; xây dựng 12.745 căn nhà cho đồng bào các dân tộc thiểu số thuộc diện nghèo, khó khăn về nhà ở; đầu tư hơn 560 tỷ đồng để thực hiện xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm cho khoảng 85.000 lao động trong 1 năm [16, tr.386].

Quyết định 132, 134 là một chính sách hợp lịng dân vì đã hỗ trợ trực tiếp tới từng hộ gia đình, giải quyết những vấn đề bức xúc nhất về nhà ở, đất ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt của các hộ dân tộc thiểu số nghèo đời sống khó khăn. Chính sách đã thể hiện được sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước dành cho đồng bào tộc người thiểu số nghèo, nhất là đồng bào tộc người thiểu số nghèo ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa.

Việc thực hiện Quyết định 134 tạo nên khí thế mới cho đồng bào các dân tộc thiểu số, Quy chế dân chủ ở cơ sở được thực hiện nghiêm túc, thúc đẩy phong trào tương thân, tương ái, giúp đỡ nhau trong cộng đồng. Đồng bào các dân tộc phấn khởi và tin tưởng vào đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Các cấp ủy Đảng, Chính quyền đã tập trung, nỗ lực trong cơng tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện, đạt hiệu quả.

Quyết định 134 được thực hiện cùng với nhiều chương trình, dự án đầu tư khác của Nhà nước và của tỉnh trên cùng địa bàn đã làm chuyển biến nhiều vùng nơng thơn nhất là ở vùng sâu, vùng xa, góp phần trực tiếp vào mục tiêu xóa đói giảm nghèo, tăng cường khối đại đồn kết dân tộc, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội trên địa bàn.

- Chính sách thí điểm giao rừng, khốn bảo vệ rừng cho hộ gia đình và cộng đồng trong buôn, làng là đồng bào tộc người thiểu số tại chỗ tại các tỉnh Tây Nguyên theo Quyết định số 304/2005/QĐ-TTg ngày 23-11-2005 của Thủ tướng Chính phủ.

Đến ngày 31/10/2008, tồn vùng đã thực hiện 50 dự án giáo rừng và khoán bảo vệ rừng cho trên 5,3 ngàn hộ với diện tích trên 78 ngàn ha, tổng kinh phí 14,6 tỷ đồng; trong đó: hỗ trợ gạo 4,7 tỷ đồng (tương đường 734 tấn), hỗ trợ cây giống 1,26 tỷ đồng, tiền cơng khốn quản lý bảo vệ rừng 3,72 tỷ đồng, chi phí quản lý (gồm chi phí xây dựng, triển khai dự án và chi phí khác) 4,97 tỷ đồng. So với dự án được phê duyệt, đạt 81% về số dự án, 15% về số hộ, 52% về diện tích và 28% về vốn.

Các tỉnh đã thực hiện 11 dự án giao rừng cho gần 2 ngàn hộ, với diện tích 24,5 ngàn ha. Trong đó: 1 dự án giao cho cộng đồng tại tỉnh Đắk Lắk với diện tích 2,7 nghìn ha với 307 hộ tham gia; 10 dự án giao cho hộ gia đình với diện tích 24,5 ngàn ha cho 1659 hộ. Trong số các hộ được giao rừng, có 373 hộ đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Kom Tum 338 hộ, Gia Lai 35 hộ) với diện tích 9,5 ngàn ha (Kom Tum 8458 ha và Gia Lai 1036,5

ha). Các tỉnh đã giải ngân hỗ trợ gạo 441 triệu đồng (tương đương 60 tấn); hỗ trợ cây giống 1,26 tỷ đồng cho các hộ nhận giao rừng.

Toàn vùng đã triển khai 40 dự án giao khoán bảo vệ rừng cho 3340 hộ, với diện tích 50,9 ngàn ha. Trong đó: 2 dự án khoán cho cộng đồng tại tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nơng với 84 hộ tham gia, diện tích 2,3 ngàn ha; 38 dự án khốn cho hộ gia đình cho 3256 hộ với diện tích 48,6 ha.

Q trình thực hiện, mỗi tỉnh cũng đã có nhiều phương thức triển khai khác nhau: hai tỉnh Gia Lai và Kom Tum thực hiện đồng thời cả giao rừng và khoán bảo vệ rừng nhưng đến nay, cả hai tỉnh đều nhận thấy việc giao rừng phù hợp với điều kiện thực tế. Tỉnh Đắk Lắk chú trọng việc giao rừng; hai tỉnh Đắk Nơng và Lâm Đồng chú trọng việc khốn bảo vệ rừng. Các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Lâm Đồng triển khai cho đối tượng hộ gia đình. Tỉnh Đắk Nơng triển khai cho đối tượng là cộng đồng. Tỉnh Đắk Lắk có thực hiện một số dự án với đối tượng là cộng đồng nhưng chủ yếu triển khai cho đối tượng hộ gia đình.

- Chính sách lao động, giải quyết việc làm và bảo đảm an sinh xã hội.

Công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cũng đạt được nhiều kết quả với mức là 1 triệu lao động được giải quyết việc làm, trong đó có trên 180.000 lao động dân tộc thiểu số. Năm 2010 đã tiến hành điều tra thực trạng lao động tại các doanh nghiệp, thực hiện hiệu quả chế độ bảo hiểm thất nghiệp và trợ cấp thất nghiệp, tổ chức tập huấn về an toàn lao động, xây dựng đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 theo Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; kiểm tra xử lý những tồn tại trong việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội đối với người lao động.

Khuyến khích tạo điều kiện, hướng dẫn các địa phương, các hộ đồng bào xây dựng mơ hình làm ăn giỏi ở từng vùng, từng tộc người để từ đó hướng dẫn cách làm ăn, phổ biến các biện pháp và kỹ thuật giúp các hộ khác

biết cách sản xuất. Qua khảo sát ở xã Er Trul (huyện Krông Bông tỉnh Đắc Lắc) cho thấy, đồng bào mua sắm thêm 49 máy cày, 22 máy xay xát, 32 máy nổ, 285 xe bò kéo, 4 video, 23 ti vi, 30% số hộ có nhà ngói. Ở xã Iaphê của huyện Krơng Dắk có hộ đồng bào thiểu số trồng 15 ha cà phê, 3 ha bông, thu nhập 100 triệu đồng/năm [16, tr.387].

Tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện tốt các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, nhất là trong dịp Tết nguyên đán đảm bảo mọi người dân đều được ăn tết theo chỉ đạo của Chính phủ. Trong dịp Tết nguyên đán hàng năm, các cấp, các ngành đều thực hiện trợ cấp, đi thăm hỏi và tặng quà cho các hộ nghèo đồng bào tộc người thiểu số

- Chính sách giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực trong đồng bào các tộc

người thiểu số.

Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị chỉ rõ mục tiêu của giáo dục - đào tạo ở Tây Nguyên từ 2001 - 2010 là: “Bảo đảm trường, lớp và đội ngũ giáo viên cho các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đáp ứng mục tiêu bảo đảm con em đồng bào được đi học với số lượng lớn và chất lượng ngày càng tốt hơn; bậc tiểu học được học cả chữ viết, tiếng nói phổ thơng và chữ viết, tiếng nói của dân tộc mình. Xây dựng các trung tâm dạy nghề đào tạo ngắn hạn và các trường đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số”.

Để thực hiện mục tiêu dó, ngành giáo dục Tây Nguyên đã đầu tư hàng trăm tỉ đồng xây dựng cơ sở vật chất ch các trường phổ thông dân tộc nội trú, đầu tư kiên toàn hệ thống các trường, lớp bán trú đến cụm, xã, tạo nguồn cho các trường chuyên nghiệp và đại học để đào tạo cán bộ cho các dân tộc. Hiên nay, hệ thống trường dân tộc nội trú ở Tây Nguyên đều khắp các tỉnh và huyện; trong số đó 65% trường phổ thơng dân tộc nội trú đã được xây dựng tương đối kiên cố, có nhà ở, lớp học khang trang; 35% có phịng thí nghiệm và thư viện. Nhờ vậy, trong những năm gần đây, tình hình giáo dục – đào tạo vùng tộc người thiểu số ở Tây Ngun đã có những bước chuyển biến về qui

mơ trường, lớp; số lượng và chất lượng học sinh cũng như đội ngũ giáo viên. Năm học 2005-2006, tồn vùng Tây Ngun có 2.331 trường, 37.487 phịng học, 46.334 lớp và 1.417.296 học sinh; trong đó có 491.663 học sinh tộc người thiểu số, chiếm 34,07%; số học sinh trong các trường dân tộc nội trú là 7.900 em. So với năm 2001-2002, số học sinh dân tộc thiểu số đã tăng 39%, trong đó trung học cơ sở tăng cao nhất (56%).

Bên cạnh việc quan tâm đến sự nghiệp giáo dục đối với học sinh từ tiểu học đến trung học phổ thông, việc đào tạo nguồn nhân lực trong đồng bào tộc người thiểu số cũng được Đảng, Nhà nước và các cấp ủy đảng, chính quyền Tây nguyên chú trọng. Ngành giáo dục Tây Nguyên đã đầu tư nâng cao chất lượng các trường trung học và cao đẳng dạy nghề. Đầu tư nâng cấp Trường Đào tạo nghề thanh niên dân tộc ở Đắk Lắk; mở rộng bốn trường dạy nghề ở các tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai. Đến nay, 100% số huyện của các tỉnh đã có trung

Một phần của tài liệu đánh giá việc thực hiện chính sách xã hội đối với các tộc người thiểu số ở tây nguyên (Trang 54 - 63)