Chính sách đối với các tộc người thiểu số ở Việt Nam (chính sách dân tộc)

Một phần của tài liệu đánh giá việc thực hiện chính sách xã hội đối với các tộc người thiểu số ở tây nguyên (Trang 33 - 36)

dân tộc)

Mỗi quốc gia đa tộc người bao giờ cũng cần bảo vệ và thực hiện các lợi ích của các tộc người thơng qua hệ thống chính sách cơng. Điều đó là một tất yếu khách quan nhằm đề cao các giá trị và lợi ích của các tộc người thiểu số, tăng cường ý thức tộc người và tình đồn kết giữa các tộc người, đồng thời bảo vệ các lợi ích chính trị và kinh tế của quốc gia dân tộc. Nó cũng là tất yếu trong điều kiện các lực lượng thù địch bên ngồi ln tìm mọi cách phá hoại tính thống nhất chính trị của quốc gia thơng qua việc chia rẽ, gây kích động, hận thù giữa các tộc người.

Mỗi tộc người trong một quốc gia, ngoài những đặc điểm chung của một quốc gia dân tộc, cịn có những đặc điểm riêng, có những khát vọng theo đuổi những lợi ích riêng. Hơn nữa, sự phát triển của mỗi tộc người, giữa tộc người đa số với các tộc người thiểu số trong một quốc gia đa tộc người lại khơng đồng đều, do đó khơng thể thực hiện phân phối đồng đều, bình quân những nguồn lực, các giá trị cho các tộc người.

Sự bình đẳng giữa các tộc người khơng có nghĩa là thực hiện bình qn các giá trị. Bình đẳng giữa các tộc người là quá trình thực hiện các chính sách cho các tộc người đều có cơ hội để phát triển, để các tộc người thiểu số, lạc hậu nhanh chóng tiến kịp các dân tộc đa số, tiên tiến hơn về mọi phương diện. Song để thực hiện q trình ấy, cần có sự giúp đỡ của các tộc người có trình độ phát triển cao hơn đối với các tộc người có trình độ phát triển thấp hơn. Q trình ấy khơng thể được thực hiện bằng biện pháp áp đặt chính trị để phá vỡ sự cân bằng, hay bằng cách hợp nhất các phương thức lạc hậu vào một phương thức phát triển hơn. Cách thức ấy có thể làm tăng tính lệ thuộc của các tộc người thiểu số vào một tộc người lớn, làm đảo lộn đời sống, những phong tục tập qn văn hố hình thành từ ngàn năm, làm mất đi những giá trị truyền thống của các tộc người thiểu số. Do đó, bên cạnh việc Nhà nước ban hành những chính sách chung cho cả nước, thì đồng thời Nhà nước cũng cần thiết phải xây dựng những chính sách riêng, đặc thù cho các tộc người thiểu số, cho vùng tộc người thiểu số.

Trên thực tế, thực hiện bình đẳng giữa các tộc người khơng tránh khỏi sự cần thiết phải phân bổ nguồn lực quốc gia hỗ trợ cho các tộc người thiểu số. Mặt khác, sự thống nhất dân tộc ở mức độ nhất định còn được xây dựng trên cơ sở của những sự khác biệt, tính phổ biến gắn bó mật thiết với tính đặc thù. Chẳng hạn, ngoài những nguyên tắc thể chế nhà nước chung, phổ biến áp dụng cho tất cả các tộc người, nhà nước, có thể cho phép các tộc người thiểu số có một số quyền quyết định trong phạm vi nhất định mà không cần xin ý kiến ở cấp trung ương (gọi là tự trị hoặc tự quản).

Như vậy, chính sách xã hội đối với tộc người thiểu số ở nước ta là toàn bộ những chủ trương, biện pháp của Đảng và Nhà nước tác động vào lĩnh vực đời sống xã hội của các tộc người thiểu số, các vùng tộc người thiểu số và có thể đối với từng tộc người riêng biệt, nhằm thay đổi tình trạng lạc hậu, biệt lập, phân biệt, bất bình đẳng giữa các tộc người, hướng tới sự đồn kết, bình đẳng và tương trợ lẫn nhau cùng phát triển.

Chính sách xã hội đối với tộc người thiểu số là một bộ phận của chính sách cơng (chính sách quốc gia) nhằm phát triển, khai thác tiềm năng, thế mạnh, truyền thống của các tộc người và vùng tộc người thiểu số trong quan hệ hữu cơ với các vùng khác, hướng tới phát triển đất nước trong tổng thể.

Có thể thấy một số chính sách xã hội đối với tộc người thiểu số, các vùng tộc người thiểu số tiêu biểu như:

- Chính sách xố đói giảm nghèo, việc làm, bảo trợ xã hội (cứu đói, trợ giúp người già, trẻ em khơng nơi nương tựa).

- Chính sách dân số.

- Chính sách chăm sóc sức khoẻ (tiêm chủng mở rộng, cấp phát, hỗ trợ muối i-ốt phịng, chống bướu cổ).

- Chính sách phát triển sự nghiệp giáo dục (cử tuyển, ưu tiên điểm cho học sinh dân tộc, miền núi thi vào các trường đại học cao đẳng, chính sách xố mù chữ và phổ cập tiểu học, phát triển trường dân tộc nội trú…).

Về hình thức, những chính sách đó có khi nằm trong một văn bản riêng biệt dành cho đồng bào các dân tộc và miền núi (chẳng hạn, Quyết định mang số 127, hay 135), nhưng cũng có khi nằm trong một văn bản quy định chung cho cả nước. Có khi một văn bản thể hiện nhiều nội dung kinh tế, xã hội, văn hoá, song phần nhiều là thể hiện trong nhiều văn bản khác nhau, tạo thành một hệ thống các văn bản. (Do đó khi nghiên cứu về chính sách xã hội đối với tộc người thiểu số phải nghiên cứu nhiều loại văn bản do nhiều cơ quan khác nhau ban hành).

Cũng như vậy, việc thực hiện chính sách xã hội đối với tộc người thiểu số có khi nằm trong một dự án riêng biệt, do một cơ quan riêng biệt chủ trì, song phần lớn nằm trong khn khổ của nhiều dự án khác nhau, do các cơ quan và tổ chức khác nhau thực hiện (Thậm chí, do tổ chức nước ngoài thực hiện với sự cho phép của Nhà nước và sự giúp sức của chính quyền sở tại). Hiện nay, để tăng tính hiệu quả, tránh chồng chéo, phát huy được nhiều nguồn

tài chính, nhiều địa phương đã thực hiện các dự án hoặc chương trình lồng ghép nhiều mục tiêu. Ví dụ, dự án hỗ trợ xố đói giảm nghèo kết hợp với phát triển năng lực của phụ nữ,...

Như vậy, chính sách xã hội đối với tộc người thiểu số cần được hiểu là những chính sách khơng chỉ dành riêng cho đồng bào mỗi tộc người, mà là cả với vùng có nhiều tộc người thiểu số sinh sống, trong đó có tộc người đa số. Chính sách này được đặt trong mối quan hệ với chiến lược phân bổ các nguồn lực của cả quốc gia. Ở nước ta, chính sách đối với tộc người thiểu số thể hiện rất đậm nét mối quan hệ giữa những nhiệm vụ chung của quốc gia với sự phát triển đặc thù của tộc người, giữa những địi hỏi bảo đảm tính thống nhất của cả nước với sự phát triển đa dạng của địa phương, quan hệ giữa miền núi và miền xuôi, giữa thành thị và nông thôn.

Một phần của tài liệu đánh giá việc thực hiện chính sách xã hội đối với các tộc người thiểu số ở tây nguyên (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w