kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh vùng tộc người thiểu số là điều kiện, tiền đề để thực hiện tốt các chính sách xã hội.
Sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào tộc người thiểu số là sự nghiệp chung của nhân dân Tây Nguyên cũng như của nhân dân cả nước. Trong quá trình phát triển phải giải quyết đúng đắn quan hệ giữa quyền và nghĩa vụ, giữa Nhà nước và nhân dân các tộc người ở Tây Nguyên; giữa
Trung ương với địa phương, giữa tỉnh, huyện với vùng đồng bào tộc người thiểu số, khắc phục tư tưởng ỷ lại, thụ động trông chờ vào Trung ương, tỉnh, xem nhẹ nỗ lực của chính mình; đồng thời phải khắc phục tư tưởng tắc trách, ban ơn, xem đầu tư cho vùng tộc người thiểu số là gánh nặng cho Nhà nước. Tích cực khai thác và sử dụng các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội là vì lợi ích chung của cả nước, của Tây Ngun nhưng trước hết vì lợi ích trực tiếp của nhân dân các tộc người trong vùng, đặc biệt là các tộc người thiểu số, vùng sâu, vùng xa. Tăng cường quản lý nhà nước về đất đai, tài nguyên khoáng sản bao gồm cả quy hoạch, quản lý sử dụng; thực hiện tốt chính sách đất đai; bảo đảm việc sử dụng đất phù hợp với phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và nhiệm vụ an ninh, quốc phòng, đồng thời đảm bảo không gian sinh sống cho đồng bào tộc người thiểu số tại chỗ. Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào tộc người thiểu số là một bộ phận hữu cơ của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên. Do đó, phải gắn sự phát triển kinh tế - xã hội của từng buôn, làng vùng đồng bào với sự phát triển chung của huyện, tỉnh và khu vực. Đồng thời phải tính tốn đầy đủ những đặc thù về tự nhiên, lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã hội, phong tục tập quán từng nơi, từng tộc người trong vùng, làm thức dậy vai trò sáng tạo, tinh thần tự lực, tự cường, phát huy mọi nguồn lực của từng cơ sở. Như Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VII (1991) đã khẳng định “đồn kết, bình đẳng, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc, cùng xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc… Có chính sách phát triển kinh tế hàng hóa ở các vùng dân tộc, đảm bảo cho đồng bào các dân tộc khai thác được thế mạnh của địa phương để làm giàu cho mình và đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [21, tr.77].
Từ nay đến năm 2015, cần tập trung giải quyết căn bản vấn đề đất đai, ưu tiên giải quyết đủ đất sản xuất cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất, đảm bảo cho đồng bào là chủ được mảnh đất của mình [2, tr.3]. Tập trung phát triển mạnh các ngành công nghiệp mũi nhọn, nhất là công nghiệp chế
biến nông - lâm sản. Đầu tư một số nhà máy chế biến cao su, cà phê của vùng Tây Nguyên đạt tầm khu vực và quốc tế.