Đặc điểm tộc người ở Tây Nguyên và thực hiện chính sách xã hội đối với các tộc người thiểu số ở Tây Nguyên

Một phần của tài liệu đánh giá việc thực hiện chính sách xã hội đối với các tộc người thiểu số ở tây nguyên (Trang 36 - 39)

đối với các tộc người thiểu số ở Tây Nguyên

Tây Nguyên là vùng đất cao nguyên rộng lớn nằm dọc theo dãy Trường Sơn, trong vùng tam giác biên giới của 3 nước Đơng Dương. Diện tích đất tự nhiên khoảng 54.474 km2 chiếm khoảng 17% diện tích cả nước, bao gồm 5 tỉnh (Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng). Có 58 đơn vị hành chính cấp huyện (50 huyện, 3 thành phố, 5 thị xã). Cấp xã có 691 đơn vị (gồm 580 xã, 65 phường, 46 thị trấn), 6889 thơn bn, bon, làng, khu phố, trong đó có 2497 bn làng đồng bào dân tộc thiểu số. Dân số toàn vùng là 4.815.243 người (chiếm khoảng 5% dân số cả nước), trong đó đồng bào dân tộc thiểu số là 1.566.720 người (chiếm khoảng 33%), đồng bào dân tộc tại chỗ 1.232.200 người (chiếm khoảng 26%). Đây là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội và an ninh, quốc phòng của cả nước.

Tây Nguyên hiện nay là địa bàn cư trú của 46 dân tộc trong cả nước, trong đó có 12 dân tộc thiểu số bản địa: Gié Triêng, Xơ Đãng, GiaRai, BaNa, ÊĐê, Brâu, Rơ Măm, M’Nơng, Kơ Ho, Mạ, Ra Glai, ChuRu. Trong đó, dân

tộc GiaRai, BaNa, ÊĐê, Kơ Ho có số dân trên 10 vạn người. Số cịn lại chỉ dưới 10 vạn dân, nhất là dân tộc Brâu, Rơ Măm dân số trên dưới 350 người.

Quá trình hình thành cộng đồng các dân tộc ở Tây Nguyên diễn ra khá lâu dài và phức tạp. Thành phần dân tộc và sự phân bố dân cư ở Tây Nguyên hiện nay, có thể chia thành 2 khối: khối các dân tộc thiểu số bản địa và khối cư dân mới nhập cư.

Các dân tộc thiểu số bản địa là những dân tộc đã sinh sống lâu đời trước khi người Kinh và các dân tộc thiểu số ở miền Bắc di cư đến. Các dân tộc thiểu số bản địa Tây Nguyên thuộc hai ngữ hệ: đó là nhóm ngơn ngữ Mơn - Khơme (thuộc ngữ hệ Nam á) và nhóm văn hố - ngơn ngữ Mala - Pơlinêxia (thuộc ngữ hệ Nam Đảo). Cư dân thuộc hai ngữ hệ này ở Tây Nguyên do giao tiếp với nhau lâu đời nên các yếu tố văn hố đan xen lẫn nhau, vì vậy, hiện nay khó phân biệt được yếu tố văn hố nào của dân tộc này mà không phải của dân tộc kia, khi mà các dân tộc ở đây về phương diện phát triển kinh tế - văn hóa gần như đồng đều và cùng ở trong một môi trường sinh thái như nhau. Phần lớn các dân tộc thiểu số Tây Nguyên sống phân tán ở những vùng núi cao, xa xơi, hẻo lánh, một bộ phận cịn sống du canh, du cư,…

Khối dân cư chuyển đến với nhiều luồng chuyển cư qua các thời kỳ, bao gồm chủ yếu là người Kinh với số lượng chiếm khoảng trên 66%, phân bố rộng khắp trên lãnh thổ Tây Nguyên, nhưng phần lớn tập trung ở các khu vực có điều kiện sống thuận lợi, đặc biệt ven các trục đường giao thông, các thị trấn, thị xã, thành phố như ở thành phố Pleycu người Kinh chiếm 93,84% số dân, thành phố Đà Lạt 96,12%, thị trấn Bảo lộc (Lâm Đồng) 94,54%... Cùng với người Kinh, lớp cư dân mới đến Tây Ngun cịn có đồng bào các dân tộc thiểu số từ miền Bắc vào và các dân tộc khác từ miền Trung nhập cư vào Tây Nguyên. Đáng chú ý là mấy năm gần đây, xuất hiện nhiều luồng di cư tự do từ các dân tộc thiểu số từ miền núi phía Bắc vào Tây Nguyên, như các dân tộc Tày, Nùng, Dao, Hmông, Thái…

Môi trường sinh tồn của các dân tộc Tây Nguyên là một vùng núi rừng trùng điệp với những bình nguyên đất đỏ bao la, những dịng sơng, dịng suối cuồn cuộn chảy vào mùa mưa. Thiên nhiên hùng vĩ vừa gần gũi, vừa hoang sơ, in đậm trong đời sống tinh thần của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên.

Đặc điểm kinh tế - xã hội của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên là nền nông nghiệp nương rẫy, sản xuất mang tính tự nhiên, tự cung tự cấp, dựa trên một nền sản xuất nơng nghiệp sơ khai; trình độ lực lượng sản xuất thấp, cơng cụ sản xuất thô sơ, kỹ thuật canh tác lạc hậu, lao động chân tay là chủ yếu, năng suất và hiệu quả lao động thấp; phân cơng lao động chưa phát triển, có tính chất tự nhiên theo giới tính. Hiện nay có tình trạng chênh lệch khá lớn về trình độ phát triển giữa các dân tộc, đặc biệt là dân tộc Kinh với dân tộc thiểu số và chênh lệch ngay trong nội bộ các dân tộc thiểu số.

Do sự tác động của nhiều yếu tố, nhất là tác động của quá trình di dân làm cho mức độ cư trú đan xen ngày càng tăng, quan hệ dân tộc phức tạp nảy sinh giữa những người dân bản địa và người mới đến. Tình trạng phá rừng làm rẫy ồ ạt khiến cho tài nguyên rừng ngày càng cạn kiệt, mâu thuẫn dân tộc do tranh chấp đất đai dẫn đến xung đột nội bộ gia tăng. Bên cạnh đó cịn có các mâu thuẫn nảy sinh do sự khác biệt về văn hóa, tơn giáo, tín ngưỡng mà các thế lực thù địch lợi dụng để gây chia rẽ khối đồn kết dân tộc. Vì vậy, địa bàn Tây Ngun ln là điểm nóng về mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và tơn giáo, tín ngưỡng mà điển hình là các cuộc xung đột vào tháng 2 năm 2001 và tháng 4 năm 2004, khiến cho tình hình chính trị, xã hội hết sức phức tạp.

Những đặc điểm của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên đã phản ánh đậm nét đời sống tâm lý, tình cảm, xã hội của họ; tạo nên sự phong phú đa dạng và khơng ít phức tạp về văn hóa, tín ngưỡng, tơn giáo, phong tục tập qn…Điều đó cũng tạo nên những điểm đặc thù trong việc hoạch định và thực thi các chính sách xã hội đối với đồng bào tộc người thiểu số nơi đây.

Một phần của tài liệu đánh giá việc thực hiện chính sách xã hội đối với các tộc người thiểu số ở tây nguyên (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w