- Thứ năm: bảo đảm bình đẳng, đồn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau cùng
3.2.3. Đổi mới cách tiếp cận và hoàn thiện các chính sách xã hội theo hướng thay thế cung cấp bằng hỗ trợ cho đồng bào các tộc ngườ
theo hướng thay thế cung cấp bằng hỗ trợ cho đồng bào các tộc người thiểu số
- Chính sách an sinh xã hội
Phát triển hệ thống an sinh xã hội đến tận bn, làng đồng bào thiểu số, trợ giúp các nhóm dân cư yếu thế. Xây dựng hệ thống bảo hiểm đa dạng, nhất là bảo hiểm y tế cho người nghèo, gia đình chính sách, đồng bào thiểu số. Phát triển các hình thức bảo hiểm bắt buộc và bảo hiểm tự nguyện. Phát triển đa dạng các hình thức tổ chức tự nguyện, nhân đạo, khơng vì mục đích lợi nhuận
để chăm sóc đối tượng bảo trợ xã hội. “Hồn thiện hệ thống và chính sách và cơ chế cung ứng dịch vụ cơng cộng thích ứng với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước không ngừng nâng cao mức bảo đảm các dịch vụ công cộng thiết yếu cho nhân dân. Phát triển hệ thống an sinh xã hội đa dạng, ngày càng mở rộng và hiệu quả. Phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để người lao động tiếp cận và tham gia vào các loại hình bảo hiểm. Thực hiện tốt các chính sách ưu đãi và khơng ngừng nâng cao mức sống đối với người có cơng. Mở rộng các hình thức trợ giúp và cứu trợ xã hội, nhất là đối với các đối tượng khó khăn [21, tr.125-126].
Theo phương án điều chỉnh đã được phê duyệt, tồn vùng Tây Ngun hiện cịn 1.679 hộ cần được hỗ trợ đất ở với diện tích 54 ha. 5.223 hộ cần được hỗ trợ giải quyết đất sản xuất; 539 hộ cần được hỗ trợ nhà ở; 10.248 hộ cần được hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán và 417 cơng trình cần được xây dựng để hỗ trợ giải quyết nước sinh hoạt tập trung. Ngoài ra, các hộ dân tộc thiểu số nghèo phát sinh sau 31-12-2006 không thuộc diện hỗ trợ theo Quyết định 198/QĐ-TTg cũng cần được hỗ trợ để ổn định đời sống và phát triển sản xuất [3, tr.3].
- Chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nước sinh hoạt cho đồng bào tộc người thiểu số, nhất là đồng bào thiểu số nghèo đất ở, đất canh tác, tránh
tình trạng du canh, du cư, phá rừng làm rẫy; để họ ổn định cuộc sống, thoát nghèo đủ ăn và có ý thức làm giàu. Cơng tác định canh, định cư cho đồng bào tộc người thiểu số tại chỗ và giải quyết tốt vấn đề di dân tự do ở cả nơi đi và nơi đến để đến năm 2015 ổn định các buôn làng, cụm dân cư, đưa các vùng di dân tự do hoà nhập với sự phát triển Tây Nguyên.
+ Về hỗ trợ nhà ở: Đất đai ở là cần thiết, tuy vậy nhà ở đối với các tộc người thiểu số lại càng cấp thiết hơn. Ở Tây Nguyên đã giải quyết 224,65 ha đất ở cho 7.804 hộ, cịn 1.679 hộ có nhu cầu hỗ trợ đất ở với
diện tích 54 ha chưa được giải quyết. Rừng Kon Tum còn 1.438 hộ với 39 ha. Đối với đồng bào thiểu số hiện nay, việc hỗ trợ nhà ở thì thực hiện phương châm Nhà nước hỗ trợ một lần (5 triệu đồng/hộ, mặc dù có Quyết định 167 đã nâng mức lên 6 triệu đồng/hộ), còn lại huy động giúp đỡ một phần và tự lực một phần. Theo chúng tôi đề nghị, Nhà nước phải tăng lên khoảng 10 triệu đồng vì tình hình lạm phát, giá nguyên vật liệu làm nhà tăng, không đủ để làm 1 ngôi nhà tạm.
+ Về nước sinh hoạt: Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí cho các hộ đồng bào ở vùng sâu, vùng xa khó khăn về nước sinh hoạt, đào giếng, xây bể dự trữ với kinh phí từ 1,5-2 triệu đồng.
+ Chính sách đất đai:
Toàn vùng Tây Nguyên đã giải quyết đất sản xuất cho 15.899 hộ, đạt 78,03% diện tích và 75,27% số hộ. Nên có chính sách đất đai cụ thể đối với từng địa phương, từng vùng. Đối với những tỉnh còn quỹ đất, nên giao cho đồng bào thiểu số với mức tối thiểu là 0,5ha đất nương rẫy, 0,30ha đất ruộng nước/1 vụ, hoặc 0,20ha đất ruộng nước/2 vụ, 1ha đất rừng. Đối với các đồng bào thiểu số cịn khó khăn, nên hỗ trợ một vài năm đầu về lương thực, nhất là lúc giáp hạt, họ còn non yếu về kỹ thuật và cách làm ăn mới và chưa thể sản xuất có hiệu quả cao ngay được để bảo đảm đời sống.
Cùng với việc giao đất, giao rừng phải tiến hành công tác khuyến nơng, khuyến lâm, đưa các giống cây, con mới có năng suất và hiệu quả kinh tế cao và áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới vào canh tác. Có chính sách thúc đẩy gắn khoa học - cơng nghệ với sản xuất, đặc biệt là hình thức “dắt tay, chỉ việc”, “nói đi đơi với làm” cho các tộc người thiểu số. Tiếp tục nghiên cứu, hồn thiện cơ cấu cây trồng vật ni cho các vùng sinh thái đặc thù. Đầu tư nghiên cứu ứng dụng các công nghệ mới về bảo quản, chế biến. Tổ chức thu mua hết sản phẩm cho đồng bào với giá cả hợp lý nhằm tạo điều kiện cho đồng bào tộc người thiểu số có thu nhập ổn định.
Khi lập kế hoạch, tiến hành giao đất, giao rừng thế nào cũng phải điều chỉnh đất và do đó sẽ nẩy sinh nhiều vấn đề phải giải quyết như thu hồi đất của chủ cũ giao cho chủ mới, thậm chí có thể phải di chuyển cả chỗ ở của đồng bào… Vì vậy, cần có các chính sách, các văn bản dưới luật hướng dẫn thực hiện để tránh có những sai sót, làm nẩy sinh những vấn đề xã hội phức tạp. Đối với vùng đồng bào tộc người thiểu số, vấn đề này là rất quan trọng. Đối với các hộ thiếu đất sản xuất (kể cả các hộ không phải là hộ 134) tùy điều kiện cụ thể, các địa phương thống kê và xây dựng chương trình, dự án về đào tạo nghề và giải quyết việc làm, di dân thực hiện định canh định cư theo Quyết định 33/2007/QĐ-TTg, phát triển nơng, lâm nghiệp (trồng cao su, trồng rừng...).
- Chính sách tài chính
Xây dựng và áp dụng một cách đúng đắn các chính sách tài chính phù hợp với từng vùng, từng tộc người có một ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào tộc người thiểu số ở Tây Nguyên. Chính sách chẳng những là lực lượng vật chất bằng tiền mà còn là một động lực làm biến đổi kết cấu lực lượng sản xuất. Nó điều khiển mọi hành vi hoạt động kinh tế - xã hội.
Chính sách khuyến khích đầu tư nhằm thu hút các nhà đầu tư của các thành phần kinh tế, nhất là các nhà đầu tư nhà nước đầu tư vào vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế đồng bào tộc người thiểu số, sẽ tạo điều kiện cho những vùng này thực hiện tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động phù hợp theo định hướng của nhà nước và của địa phương.
Các chính sách tài chính phục vụ cho việc phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, phúc lợi xã hội khác và phục vụ cho các đối tượng hưởng chính sách, chính sách ưu đãi,… phù hợp với vùng đồng bào tộc người thiểu số sẽ góp phần tăng thu nhập, từ đó nâng cao đời sống, trình độ dân trí, sức khỏe,… của đồng bào tộc người thiểu số.
Trước mắt, một số tỉnh trong vùng trong điều kiện tốc độ tăng trưởng kinh tế không cao, tỷ lệ động viên các nguồn thu tăng chậm, nhất là vùng đồng bào dân tộc ít người, nguồn thu ngân sách rất thấp, thì Nhà nước cần phải đặc biệt quan tâm trong việc đầu tư cho phát triển và chi thường xuyên, trong đó phải hỗ trợ từ ngân sách cho các chương trình mục tiêu, nhất là các chương trình xố đói giảm nghèo, kết cấu hạ tầng, giải quyết việc làm, định canh, định cư...
Chính sách tài chính phải đáp ứng được các nguồn chi tối thiểu, đồng thời bồi dưỡng được nguồn lực tài chính ở địa bàn.
Bảo đảm quan hệ tích lũy, tiêu dùng, tránh tình trạng nhấn mạnh quá đến chi tiêu tiêu dùng, ít quan tâm chi cho tích lũy như hiện nay.
Phải đảm bảo cơng bằng, đạt hiệu quả cao, phục vụ thiết thực cho đồng bào các tộc người thiểu số ở Tây Nguyên nhất là các địa bàn trọng điểm, giáp biên giới với Campuchia. Đặc biệt phải có chính sách đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tránh tình trạng cao bằng, bình qn. Ví dụ, khi tính tốn đầu tư, phải tính đến quy mơ khác nhau giữa các xã miền núi, dân số, địa bàn hiểm trở,… Cần có sự phối hợp giữa các chương trình, dự án, các nguồn vốn, các thành phần kinh tế để nâng cao hiệu quả đầu tư.
Chính sách tín dụng ưu đãi cho đồng bào tộc người thiểu số. Cung cấp tín dụng cho đồng bào tộc người thiểu số có sức lao động, có nhu cầu về vốn để phát triển sản xuất, tăng thu nhập và để vượt nghèo, vươn lên làm giàu. Đa dạng hóa các hình thức tín dụng, chủ yếu là tín dụng nhỏ, ngắn hạn với thủ tục đơn giản, thuận tiện, nhanh chóng, áp dụng linh hoạt phù hợp với phong tục tập quán của đồng bào dân tộc.