Xây dựng và kiện toàn đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở, cán bộ khoa học kỹ thuật, và đội ngũ trí thức các tộc người thiểu số

Một phần của tài liệu đánh giá việc thực hiện chính sách xã hội đối với các tộc người thiểu số ở tây nguyên (Trang 102 - 106)

- Thứ năm: bảo đảm bình đẳng, đồn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau cùng

3.2.4. Xây dựng và kiện toàn đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở, cán bộ khoa học kỹ thuật, và đội ngũ trí thức các tộc người thiểu số

bộ khoa học - kỹ thuật, và đội ngũ trí thức các tộc người thiểu số

Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định đẩy mạnh

phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mơ hình tăng trưởng và là lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất, bảo đảm cho phát triển nhanh và bền vững.

Để thực hiện được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên nói chung, vùng đồng bào tộc người thiểu số nói riêng, cần phát huy tốt nguồn nội lực. Trước hết và quan trọng nhất là nguồn lực con người. Nghiên cứu xây dựng một chương trình tổng thể dài hạn về phát triển nguồn lực nói chung cho Tây Ngun, trong đó ưu tiên đào tạo, bố trí việc làm cho con em đồng bào dân tộc, trước mắt tổ chức đào tạo lại, coi trọng đào tạo từ đầu cho các tộc người thiểu số. Chú trọng dạy nghề cho lao động nông thôn, nhất là các huyện, xã ở vùng sâu, vùng xa, cho vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động, nhất là nông nghiệp, nông thôn (theo Quyết định 1956/QĐ-TTg).

Đặc biệt coi trọng các trường nội trú cho con em của họ, có chế độ cử tuyển đến đối tượng. Có chính sách cho con em của họ tại các trường nội trú. Trong đó đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở, cán bộ khoa học - kỹ thuật, đội ngũ trí thức các dân tộc ít người là một trong những nhân tố giữ vai trò quyết định trực tiếp nhất. Do đó, đào tạo đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở, cán bộ khoa học kỹ thuật, xây dựng đội ngũ trí thức các dân tộc ít người là một trong những nhiệm vụ chiến lược quan trọng của các tỉnh Tây Nguyên; nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào tộc người thiểu số, từng bước khắc phục tình trạng lạc hậu, đưa vùng đồng bào tộc người thiểu số phát triển hòa nhịp với sự phát triển chung, thực hiện thành cơng chính sách dân tộc của Đảng ta. Có chính sách ưu đãi đối với cán bộ là tộc người thiểu số và cán bộ luân chuyển vào vùng tộc người thiểu số.

- Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp cơ sở

Cán bộ chủ chốt cấp cơ sở là những hạt nhân nịng cốt của Đảng, chính quyền và các đồn thể từ xã, phường, thị trấn đến các buôn làng. Họ là những

người trực tiếp triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ở cơ sở, trực tiếp sống và làm việc với nhân dân. Do đó, trước hết, họ phải có trình độ văn hóa và nghiệp vụ chun mơn nhất định, hiểu biết pháp luật và các chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng, có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín với nhân dân,…vì vậy, họ cần phải được đào tạo cơ bản và thường xuyên được bồi dưỡng.

Trên cơ sở thống kê và rà soát lại đội ngũ cán bộ chủ chốt ở tất cả các cơ quan Đảng, chính quyền, đồn thể ở cơ sở hiện có, đánh giá số lượng, chất lượng theo yêu cầu của địa phương và theo tiêu chuẩn đề ra - các tỉnh cần có kế hoạch thay thế, bổ sung và tăng cường từ cấp huyện cho những cơ sở yếu kém. Tiến hành xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng các kiến thức cần thiết cho đội ngũ này, trong đó quan tâm đến các cán bộ là người dân tộc.

Đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp cơ sở cần hiểu và nắm được các quan điểm, chính sách lớn về phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên trong những năm sắp tới; các kiến thức về quản lý kinh tế, về pháp luật, các chính sách dân tộc, tơn giáo, đối ngoại của Đảng và Chính phủ, các chính sách về dân số, về mơi trường sinh thái, chủ quyền, an ninh quốc phịng, nhất là những vấn đề thường xuyên gặp phải tại địa phương. Song song bồi dưỡng về nhận thức, lý luận, thực tiễn đồng thời phải bồi dưỡng về trình độ học vấn, với cán bộ chưa biết chữ phải xóa mù và từng bước nâng cao trình độ cho họ, theo ý kiến của chúng tơi, có thể đưa giáo viên về mở lớp ngắn ngày, theo điều kiện tại cơ sở (như hình thức học tại chức và kết hợp với giáo viên các cấp).

+ Các tỉnh trong vùng lập kế hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ kế cận dự nguồn cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở. Đội ngũ kế cận phải được đào tạo để đảm bảo trình đọ học vấn ít nhất tốt nghiệp phổ thông cơ sở và được đào tạo lý luận ở các trường chính trị - hành chính, hoặc các trường trung cấp hoặc dạy nghề theo chương trình sơ hoặc trung cấp.

+ Các ban, ngành của huyện, tỉnh phải trực tiếp kiểm tra, hướng dẫn, giúp đỡ đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở thông qua việc làm thực tế của họ tại địa phương.

+ Tạo nguồn cho đội ngũ cán bộ kế cận qua việc tạo điều kiện để các cháu trong độ tuổi đi học đều được đi học, cố gắng để hồn thành phổ cập trung học phổ thơng, tiến tới phổ cập trung học phổ thông, đồng thời gửi đi đào tạo ngành nghề. Nhà nước nên có chính sách học bổng, chính sách miễn giảm học phí cho đối tượng chính sách xã hội, nhất là các tộc người thiểu số, trong đó có các tộc người ở Tây Nguyên như Nghị quyết Đại hội XI đã chỉ rõ: “Quan tâm hơn nữa tới phát triển giáo dục, đào tạo ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Bảo đảm cơng bằng xã hội trong giáo dục, thực hiện tốt chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với người và gia đình có cơng, đồng bào dân tộc thiểu số, học sinh giỏi, học sinh nghèo, học sinh khuyết tật, giáo viên công tác ở vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều khó khăn” [21, tr.217].

+ Sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ đã được đào tạo, bồi dưỡng theo ngun tắc: vì việc bố trí người, có chế độ đãi ngộ phù hợp và đề bạt hợp lý theo đúng khả năng của cán bộ tiến tới viên chức hóa đội ngũ cán bộ chủ chốt.

- Từng bước xây dựng cán bộ khoa học - kỹ thuật, cán bộ lãnh đạo, quản lý, đặc biệt cán bộ là tộc người thiểu số

Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, cán bộ khoa học - kỹ thuật là những người lao động có tri thức chun mơn và có tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ, năng động, sáng tạo… và do đó, họ có đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, ở Tây Nguyên hiện nay, phần lớn cán bộ này là người Kinh, lại tập trung tại các thành phố hoặc thị xã ở Tây Nguyên. Nhiều năm qua họ đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng các tỉnh Tây Nguyên giàu đẹp, hiện nay, do nhiều vấn đề, đội ngũ này nhiều người không yên tâm, bỏ nghề, xin về xuôi, hoặc về thành phố, thị xã, thị trấn,… Trong khi

đó, đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật là tộc người thiểu số lại rất ít; mất cân đối giữa các ngành và phân bố không hợp lý giữa các vùng. Ví dụ tại tỉnh Đắc Nơng dân số 510.000 người, gồm 39 tộc người, Kinh chiếm 71%, tộc người thiểu số chiếm 32,97%, nhưng tồn tỉnh có 1.290 cán bộ tộc người thiểu số trên tổng số 15.193 cán bộ, công chức, viên chức chiếm 8,4%, trong đó cán bộ cơng chức hành chính: cấp tỉnh có 55/1.257, chiếm 4,37%, cấp huyện 73/752 người, chiếm 9,7%; cấp xã 423/2.450 người chiếm 17,28%, trong các đơn vị sự nghiệp có 739/10.734 người chiếm 6,88% [51]. Điều đó địi hỏi

Một phần của tài liệu đánh giá việc thực hiện chính sách xã hội đối với các tộc người thiểu số ở tây nguyên (Trang 102 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w