.Khái niệm rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN á CHÂU (Trang 25 - 26)

Có nhiều định nghĩa khác nhau về RRTD Trong bộ “17 nguyên tắc quản trị RRTD” của Basel 2 được Ủy ban Basel ban hành tháng 9/2000 có đề cập: “RRTD là khả năng bên vay nợ ngân hàng hoặc bên đối tác khơng đáp ứng nghĩa vụ thanh tốn theo các điều khoản đã thỏa thuận”. Theo cuốn Quản trị rủi ro ngân hàng (2001) của Joel Bessis, RRTD được hiểu là những tổn thất do KH khơng trả được nợ hoặc đó là sự giảm sút chất lượng tín dụng của những khoản vay.

RRTD là rủi ro phát sinh khi một hoặc các bên tham gia hợp đồng tín dụng khơng có khả năng thanh tốn cho các bên còn lại. (Lê Thị Mận 2015, trang 47).

Theo thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013, định nghĩa RRTD trong hoạt động ngân hàng là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng,

12

chi nhánh ngân hàng nước ngồi do KH khơng thực hiện hoặc khơng có khả năng thực hiện một phần hoặc tồn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết.

RRTD là loại rủi ro thất thốt tài sản có thể phát sinh khi một bên đối tác khơng thực hiện một nghĩa vụ tài chính hoặc nghĩa vụ theo hợp đồng đối với một ngân hàng, bao gồm cả việc khơng thanh tốn nợ cho dù đấy là nợ gốc hay nợ lãi khi khoản nợ đến hạn.

Hiểu một cách khác thì RRTD đó là rủi ro khơng thu hồi được nợ khi khoản vay đến hạn do người vay đã không thực hiện đúng cam kết vay vốn theo hợp đồng tín dụng. Đây là loại rủi ro gắn liền với hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng.

Như vậy, RRTD là rủi ro khơng thể tránh khỏi và có thể xảy ra bất cứ lúc nào, có thể nói rằng việc ngân hàng kinh doanh trong lĩnh vực tài chính tín dụng chính là hoạt động kinh doanh thu lợi dựa trên rủi ro phát sinh từ chính hoạt động đó, RRTD tiềm ẩn trong suốt q trình trước, trong và sau khi cấp tín dụng cho khách hàng và biểu hiện ra bên ngồi là món vay khơng thu hồi được, phát sinh nợ quá hạn, nợ khó địi, nợ có khả năng mất vốn.

Để xem xét thực trạng RRTD của một NHTM, người ta thường phải xét đến tỷ trọng các nhóm nợ, đặc biệt là xấu cao hay thấp. Nếu các tỷ trọng này càng cao thì khả năng bảo tồn vốn tín dụng của ngân hàng càng thấp.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN á CHÂU (Trang 25 - 26)

w