.Phân loại rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN á CHÂU (Trang 29 - 32)

Có nhiều cách phân loại và tiếp cận RRTD khác nhau, tuy nhiên, để phân loại chính xác cần căn cứ vào các vấn đề sau:

 Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro

Theo Trần Huy Hoàng, 2010. Quản trị ngân hàng, TP. Hồ Chi Minh: Nhà xuất bản Lao động xã hội, căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro, RRTD được phân chia thành: rủi ro giao dịch và rủi ro danh mục

Rủi ro giao dịch:

Rủi ro giao dịch là một hình thức của RRTD mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá KH. Rủi ro giao dịch có 03 bộ phận chính:

+ Rủi ro lựa chọn: là rủi ro có liên quan đến q trình đánh giá và phân tích tín dụng, khi ngân hàng lựa chọn những phương án vay vốn có hiệu

16

quả để ra quyết định cho vay.

+ Rủi ro bảo đảm: phát sinh từ các tiêu chuẩn bảo đảm như các điều khoản trong hợp đồng cho vay, các loại TSBĐ, chủ thể bảo đảm, cách thức đảm bảo và mức cho vay trên giá trị của TSBĐ.

+ Rủi ro nghiệp vụ: là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản cho vay có vấn đề.

 Rủi ro danh mục:

Rủi ro danh mục là một hình thức của RRTD mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, được phân chia thành 02 loại:

+ Rủi ro nội tại: xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng có, mang tính riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế. Nó xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của KH vay vốn.

+ Rủi ro tập trung: là trường hợp ngân hàng tập trung vốn cho vay quá nhiều đối với một số KH, cho vay quá nhiều DN hoạt động trong cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế; hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định; hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao.

 Căn cứ vào lý do gây ra rủi ro  Rủi ro khách quan:

Là rủi ro do các nguyên nhân khách quan như thiên tai, chiến tranh, người vay bị chết, mất tích và các biến động ngồi dự kiến khác làm thất thoát vốn vay trong khi người vay thực hiện nghiêm túc theo hợp đồng tín dụng.

 Rủi ro chủ quan:

Là rủi ro do người vay hoặc người cho vay do vơ tình hay cố ý làm thất

17

thốt vốn vay hay vì những lý do chủ quan khác.  Căn cứ vào mức độ tổn thất

Rủi ro đọng vốn:

Là rủi ro xảy ra trong trường hợp đến hạn mà KH vẫn chưa thanh toán cho ngân hàng, dẫn đến ngân hàng không cân đối dược giữa nguồn vốn cho vay và nguồn vốn huy động và làm NHTM gặp khó khăn cho việc thanh toán cho người gửi tiền.

Rủi ro mất vốn:

Là rủi ro khi người vay khơng có khả năng trả được nợ theo hợp đồng, bao gồm vốn gốc hoặc lãi vay, ngân hàng chỉ trông chờ việc thanh lý tài sản của KH. Rủi ro mất vốn sẽ làm tăng chi phí do nợ khó địi tăng, chi phí quản trị, chi phí giám sát; giảm lợi nhuận do trích lập các khoản dự phòng.

 Căn cứ phạm vi của RRTD RRTD cá biệt:

Là RRTD xảy ra đối với một khoản vay của một KH cụ thể, thuộc một nhóm ngành cụ thể. RRTD cá biệt xảy ra do một số nguyên nhân, như: đặc điểm ngành và loại hình kinh tế của KH; tình hình tài chính của KH; khả năng quản trị của KH; đạo đức KH; Các nguyên nhân khác.

RRTD hệ thống:

Là RRTD xảy ra không chỉ đối với một ngân hàng mà mang tính chất hệ thống, lan truyền đến cả khu vực ngân hàng. Nguyên nhân của rủi ro hệ thống bao gồm: sự thay đổi chính sách thể hiện ở chính sách tài chính tiền tệ, chính sách thuế, chính sách xuất nhập khẩu và chính sách khác.

Các yếu tố vĩ mơ của nền kinh tế cũng ảnh hưởng đến rủi ro hệ thống bao gồm: lạm phát, thất nghiệp, GDP, chỉ số chứng khoán, chỉ số giá tiêu dùng; luật pháp và môi trường đầu tư và các yếu tố bất khả kháng. Để hạn chế rủi ro do các yếu tố này gây ra, thay vì đa dạng hóa hoạt động tín dụng,

18

ngân hàng cần thực hiện tốt cơng tác dự báo tình hình kinh tế trong nước, khu vực và thế giới từ đó dự báo các chính sách sắp đến của Chính phủ và chủ động đưa ra các giải pháp kiểm soát rủi ro phù hợp.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN á CHÂU (Trang 29 - 32)

w