.Đặc điểm và dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN á CHÂU (Trang 26 - 29)

 Đặc điểm của RRTD

Rủi ro tín dụng có tính tất yếu:

RRTD ln tồn tại và gắn liền với hoạt động tín dụng của NHTM. Chấp nhận rủi ro là tất yếu trong hoạt động tín dụng ngân hàng dựa trên mối qua hệ: Lợi nhuận - rủi ro. NHTM phải đánh giá tính khả thi của

13

phương án kinh doanh dựa trên mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận nhằm tìm ra những cơ hội đạt được những lợi ích phù hợp với mức chấp nhận rủi ro. Ngân hàng sẽ hoạt động tốt nếu mức rủi ro mà ngân hàng gánh chịu là hợp lý, kiểm soát được và nằm trong phạm vi khả năng các nguồn lực tài chính và năng lực tín dụng của ngân hàng.

Rủi ro tín dụng có tính đa dạng, phức tạp:

Sự đa dạng và phức tạp của RRTD xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau: KH vay vốn, loại hình tín dụng, sự chuyển biến của nền kinh tế, quy định của pháp luật, sự đa dạng của nguyên nhân gây ra RRTD cũng như diễn biến sự việc, hậu quả khi xảy ra rủi ro… Do đó, khi phịng ngừa và xử lý RRTD phải chú ý đến mọi dấu hiệu, xuất phát từ nguyên nhân bản chất và hậu quả do RRTD đem lại để có biện pháp phịng ngừa phù hợp.

Rủi ro tín dụng mang tính gián tiếp/bị động:

RRTD xảy ra sau khi ngân hàng giải ngân vốn vay và trong quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng nên khách hàn mới là người có đầy đủ thơng tin về chất lượng, hiệu quả của khoản vay. Dẫn đến tình trạng thơng tin bất cân xứng và ngân hàng ở vào thế bị động, ngân hàng thường biết thông tin sau hoặc biết thơng tin khơng chính xác về những khó khăn thất bại của khách hàng và do đó thường có những ứng phó chậm trễ.

 Dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng

 Dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ giữa KH với ngân hàng, KH thường có các biểu hiện sau đây:

+ KH khơng thanh tốn đầy đủ và đúng hạn các khoản nợ gốc và nợ lãi;

+ Đề nghị ngân hàng gia hạn nợ, cơ cấu nợ, hoặc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ;

+ Có biểu hiện giảm vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu;

14

+ Sử dụng vốn khác với mục đích thoả thuận trong hợp đồng;

+ Chu kì vay thường xuyên gia tăng; đề nghị ngân hàng tăng hạn mức vay mà không đưa ra được phương án kinh doanh khả thi;

 Dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lý và tổ chức của KH + Khơng có sự thống nhất trong hội đồng quản trị hay ban điều hành về quan điểm, mục đích, cách thức quản lý;

+ Quản lý nhân sự yếu kém, cơ cấu khơng hợp lý, đội ngũ nhân sự khơng gắn bó lâu dài đặc biệt là cấp quản lý; nội bộ có mâu thuẫn, tranh giành quyền lực;

+ Phát sinh nhiều khoản chi phí khơng hợp lý; + Thu hẹp qui mơ sản xuất, chủng loại sản phẩm;

Dấu hiệu về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp + Sản lượng hoặc doanh thu của doanh nghiệp suy giảm; hàng tồn kho tăng đột biến;

+ Thu nhập khơng ổn định; chậm thanh tốn lương cho nhân viên + Hệ số quay vịng vốn lưu động thấp, khả năng thanh tốn giảm; + Các khoản nợ thương mại gia tăng một cách bất thường;

Dấu hiệu thuộc về xử lý thơng tin tài chính

+ Trì hỗn nộp báo cáo tài chính, các số liệu trong báo cáo tài chính có độ tin cậy thấp;

+ Doanh số bán hàng tăng nhưng lãi giảm hoặc thậm chí thua lỗ; + Khả năng thanh toán ngắn hạn giảm;

+ Sản xuất và bán hàng không đạt chỉ tiêu như kế hoạch; Dấu hiệu thương mại

+ Doanh nghiệp lấn sân sang lĩnh vực kinh doanh khơng thuộc chun mơn của mình, lĩnh vực có độ rủi ro cao;

+ Yếu tố đầu vào không thuận lợi như: giá cả nguyên vật liệu đầu vào

15

tăng, không được chiết khấu...

+ Cơ cấu vốn không hợp lý, không cân đối giữa tài sản và nguồn hình thành tài sản ví dụ như: dùng vốn vay ngắn hạn để mua sắm, tài trợ cho tài sản dài hạn...

+ Chi phí của doanh nghiệp khơng hợp lý Dấu hiệu về mặt pháp luật

+ Có những thay đổi về chính sách liên quan đến ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp theo chiều hướng bất lợi

+ Doanh nghiệp có biểu hiện vi phạm pháp luật

Tóm lại, những dấu hiệu cơ bản để nhận biết RRTD đó là: KH khơng thực hiện được nghĩa vụ trả nợ đã cam kết với NHTM ghi trong hợp đồng tín dụng khi đến hạn thanh toán (bao gồm nợ gốc, nợ lãi, các khoản phí, phạt…); tài sản đảm bảo được đánh giá giảm giá trị, giá trị phát mại không đủ trang trải nợ gốc, lãi và các chi phí khác.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN á CHÂU (Trang 26 - 29)

w