.Ảnh hưởng tiêu cực của rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN á CHÂU (Trang 41 - 43)

1.2.1.1. Đối với ngân hàng thương mại

Suy giảm lợi nhuận của ngân hàng:

Những khoản tín dụng gặp rủi ro gây cho ngân hàng những thiệt hại về mặt tài chính khi khơng thu được vốn và lãi trực tiếp làm giảm lợi nhuận ngân hàng. Trong trường hợp ngân hàng thu được lãi treo hay nợ quá hạn thì cũng làm ngân hàng mất cơ hội đầu tư vào những dự án khả thi, có khả năng mang lại lợi nhuận.

Suy giảm khả năng thanh tốn của ngân hàng:

RRTD đã khiến cho việc hồn trả tiền gửi của ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Các khoản đầu tư, cho vay bị thoất thoát hoặc chậm thu hồi trong khi ngân hàng vẫn phải đều đặn trả lãi vốn huy động theo đúng kỳ hạn. Chính điều này đã làm hạn chế khả năng thanh toán của ngân hàng.

Suy giảm uy tín của ngân hàng:

RRTD đã làm giảm uy tín của ngân hàng và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của của ngân hàng. Vì ngân hàng là loại hình DN đặc biệt, kinh

28

doanh tiền tệ dựa trên uy tín. Nên một khi ngân hàng mất lịng tin ở ngân hàng, họ sẽ không gửi tiền vào ngân hàng, thậm chí họ có thể cịn rút lại những khoản tiền đã gửi. Điều đó đã gây khó khăn cho việc huy động vốn của ngân hàng làm giảm quy mô hoạt động của ngân hàng. Ngân hàng gặp rủi ro cũng sẽ làm mất lòng tin đối với các ngân hàng khác trong hệ thống nên rất khó có thể nhận được những khoản tín dụng từ phía họ khi cần thiết. Ngồi ra, ngân hàng khó có thể có các quan hệ đại lý làm cầu nối trong thanh toán quốc tế, phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại.

Nguy cơ phá sản ngân hàng: RRTD đã làm giảm sút đặc biệt lòng tin của dân chúng đối với ngân hàng. Họ lo sợ bị mất những khoản tiền đã gửi và sẽ đến rút tiền để tìm cơ hội đầu tư có lợi hơn ở một ngân hàng khác. Trường hợp nghiêm trọng xảy ra khi có quá nhiều người đến rút tiền về rất dễ dẫn đến sự phá sản thực sự của ngân hàng, khơng chỉ vậy nó cịn có thể gây ra rủi ro cho cả hệ thống ngân hàng.

Hậu quả việc phá sản ngân hàng không chỉ bản thân ngân hàng phải gánh chịu mà nó cịn liên quan đến hệ thống ngân hàng. Điều này sẽ tạo ra một phản ứng dây chuyền gây ra sự phá sản hàng loạt của các ngân hàng khác ảnh hưởng tiêu cực đến tồn bộ nền kinh tế. Chính điều này đã gây ra những rối loạn về an ninh, chính trị, xã hội... kéo theo hàng loạt những hậu quả khác như: thất nghiệp, lạm phát, tệ nạn xã hội nảy sinh. Đây là những kết quả tiêu cực mà RRTD gây ra cho NHTM.

1.2.2.2 Đối với khách hàng của ngân hàng

KH có thể mất vốn dẫn đến khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Khi KH cần vốn họ buộc phải quan hệ với các ngân hàng khác và phải mất một thời gian tìm hiểu gây trì trệ quá trình sản xuất.

1.2.2.3. Đối với nền kinh tế

Hoạt động ngân hàng có liên quan chặt chẽ đến tất cả các chủ thể trong

29

nền kinh tế. Nền kinh tế càng phát triển, NHTM càng giữ vai trò quan trọng. RRTD gây ra những hậu quả xấu cho chính NHTM như: giảm khả năng thanh tốn, giảm uy tín, giảm lợi nhuận, đồng thời cũng gây ra những tác động xấu cho nền kinh tế sẽ kéo theo sự xáo trộn rất lớn đối với tình hình kinh tế, xã hội. Người gửi tiền bị mất vốn, có thể bị khánh kiệt; các doanh nghiệp khơng có vốn để tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, sản xuất bị đình trệ, hàng hóa sản xuất ra không tiêu thụ được, hậu quả tất yếu là dẫn đến suy thoái kinh tế.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN á CHÂU (Trang 41 - 43)

w