.Quy trình tín dụng và chính sách tín dụng

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN á CHÂU (Trang 77 - 80)

2.1 .GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU

2.2.2.1 .Quy trình tín dụng và chính sách tín dụng

Để có thể hạn chế, phịng ngừa RRTD, ACB xây dựng cho mình quy trình tín dụng và chính sách tín dụng phù hợp với khẩu vị rủi ro, chiến lược của ngân hàng tương ứng với từng thời kỳ phát triển đồng thời đảm bảo tuân thủ quy định của NHNN, quy định của pháp luật. Các chính sách này ln được ACB triển khai đến từng nhân viên thông qua các lớp đào tạo trực tiếp tại trung tâm đào tạo hoặc học trực tuyến tại đơn vị để đảm bảo thực hiện đúng quy định được đề ra. Trong đó, đáng chú ý là các điểm sau:

 Đối tượng KH:

ACB tập trung vào đối tượng KH là DN vừa và nhỏ và KH cá nhân để phân tán rủi ro. Đối với SME, ACB hướng đến cả một chuỗi cung ứng nên

59

đặt mục tiêu thu hút nhà cung cấp và đơn vị phân phối của DN cốt lõi bằng chính sách hợp lý về lãi suất và phí. Từ đó có thể áp dụng các giải pháp dài hạn và đồng bộ trong việc cung cấp các gói sản phẩm. Cá nhân là nhân viên của SME cũng là KH mục tiêu thông qua các khoản cho vay tiêu dùng, thẻ tín dụng. Đối với nhóm KH cá nhân có thu nhập cao, ACB định hướng khai thác tăng huy động tiền gửi, thu nhập từ dịch vụ bán bảo hiểm, thẻ tín dụng…

 Chính sách tín dụng:

ACB ln tuân thủ quy định của NHNN, pháp luật Việt Nam, định hướng phát triển kinh tế xã hội, mục tiêu của ngân hàng từ đó ban hành các chính sách tín dụng thơng qua các công văn nội bộ và triển khai rộng rãi đến từng đơn vị trong hệ thống. Giai đoạn 2019 - 2021là một phần trong lộ trình 5 năm của ACB với định hướng chính tập trung vào hoạt động ngân hàng lõi và xử lý triệt để các vấn đề tồn đọng. Năm 2019 là năm cuối cùng của ACB trong giai đoạn hoàn thiện nền tảng, xây dựng năng lực tiến tới vị trí ngân hàng hàng đầu Việt Nam. Trong năm 2019, ACB tiếp tục khắc phục, xử lý các vấn đề tồn đọng, đồng thời bắt đầu những cuộc bứt phá trong hoạt động kinh doanh. Năm 2020 là năm ACB khẳng định lại vị trí của mình trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam với kết quả kinh doanh ấn tượng. Các kết quả đạt được trong năm cho thấy ACB đang có một sự trở lại ngoạn mục sau một thời gian dài xử lý các khó khăn. Năm 2021 ACB giữ vững tốc độ phát triển so với giai đoạn trước.

 Quy trình cấp tín dụng:

ACB thực hiện kiểm sốt theo cả chiều dọc và chiều ngang. Kiểm soát dọc:

CBTD thu thập hồ sơ từ KH => CBTD lập tờ trình thẩm định KH => trình trưởng phịng KH => Giám đốc/Phó Giám đốc đơn vị kinh doanh =>

60

Chuyên viên phê duyệt/ Ủy ban tín dụng/Ủy ban tồn thể. Tùy mức độ rủi ro của hồ sơ mà hồ sơ đó sẽ được trình qua các cấp phê duyệt khác nhau. Các chuyên viên phê duyệt hằng năm sẽ trải qua kỳ thi kiểm tra nghiệp vụ kiểm tra kiến thức.

Sau khi hồ sơ được phê duyệt, sẽ được chuyển sang Trung tâm pháp lý chứng từ soạn thảo các văn kiện tín dụng (hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp, đơn đăng ký giao dịch bảo đảm, các cam kết…), hướng dẫn KH ký kết văn kiện tín dụng và thực hiện thủ tục thế chấp TSBĐ.

Khi hoàn tất các thủ tục trên, hồ sơ sẽ được chuyển về đơn vị kinh doanh và tại đây, nhân viên vận hành sẽ kiểm tra lại một lần nữa về tính tuân thủ, phù hợp của hồ sơ, soạn thảo khế ước nhận nợ … giải ngân cho KH.

Sau khi giải ngân xong, hồ sơ được sắp xếp lại theo chuẩn mực của ACB và chuyển cho kiểm soát viên để kiểm sốt sau, tránh sai sót về hồ sơ, về nhập liệu vào hệ thống corebanking của ngân hàng.

Kiểm soát ngang:

Đối với việc giải ngân tại đơn vị kinh doanh, ACB thực hiện kiểm soát chéo hồ sơ giữa các đơn vị trong cụm nhằm giảm thiểu rủi ro do tính chủ quan, cũng như áp lực vơ hình về chỉ tiêu tín dụng khiến việc giải ngân dễ dàng khi KH chưa cung cấp đủ chứng từ, hoàn thiện hồ sơ.

- Việc kiểm soát sau cho vay cũng được ACB đặc biệt quan tâm. ACB quy định thời gian bổ sung chứng từ thường là 30 ngày đối với khoản vay tiêu dùng, riêng với các sản phẩm đặc thù thời gian có thể nhiều hơn, việc kiểm tra sẽ được thực hiện định kỳ 6 tháng hoặc 12 tháng/lần.

Cơng tác kiểm tốn được ACB thực hiện định kỳ hàng năm bởi bộ phận kiểm tốn của chính ngân hàng hoặc th cơng ty kiểm tốn độc lập. Các CN/PGD có dư nợ lớn hoặc tỷ trọng nợ xấu cao, việc kiểm toán sẽ

61

được thực hiện với tần suất nhiều hơn.

Ngồi ra, ACB cũng tích hợp cơng nghệ thơng tin vào q trình kiểm tra, giám sát tín dụng thơng qua việc báo email, tin nhắn đến CBTD về tình trạng hồ sơ, định kỳ kiểm tra, định giá TSBĐ. Hệ thống giám sát lỗi nghiệp vụ hàng ngày sẽ báo email đến nhân viên vận hành về các sai sót trên hệ thống corebanking để xử lý kịp thời. Áp dụng các chỉ tiêu về lỗi nghiệp vụ đến nhân viên vận hành để tăng cường trách nhiệm trong q trình kiểm sốt hồ sơ.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN á CHÂU (Trang 77 - 80)

w