Hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN á CHÂU (Trang 64 - 77)

2.1 .GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU

2.1.2 .Cơ cấu tổ chức

2.2.1. Hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần

mại Cổ phần Á Châu giai đoạn 2019-2021

2.2.1.1. Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng của của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu giai đoạn 2019 – 2021

49

Đây là hoạt động tạo ra lợi nhuận chủ yếu cho NH. Với sự phát triển kinh tế hiện tại và trong tương lai, hoạt động tín dụng của ACB sẽ có những tiến triển tốt hơn về thị phần cũng như quy mơ. Để thấy rõ hơn tình hình tín dụng của NH trong 3 năm qua, ta sẽ phân tích cụ thể:

 Cơ cấu dư nợ theo loại hình cho vay

Bảng 2.4 Dư nợ theo loại hình cho vay của ACB giai đoạn 2019 – 2021

Chỉ tiêu

Cho vay

chức kinh tế và cá nhân trong nước

Cho vay khấu cơng chuyển nhượng và giấy tờ có giá Các khoản trả thay khách hàng Cho vay bằng vốn tài trợ, ủy thác đầu tư

Cho thuê tài chính

Cho vay giao dịch

ký quỹ, ứng trước tiền bán CK

Tổng cộng

Nguồn: Tổng hợp từ BCTC năm 2019 - 2021 Từ bảng 2.4 cho thấy, tỷ trọng cho vay các tổ chức kinh tế và cá nhân trong nước gần như chiếm tuyệt đối trong hoạt động cho vay của ACB (chiếm tỷ trọng lần lượt là: 99,9%; 99,9%; 98,2% vào các năm 2019, 2020, 2021).

Năm 2020, ACB tiếp tục cơ cấu các phân đoạn khách hàng một cách có chiều sâu. Nhiều chương trình chăm sóc khách hàng được thiết kế đặc thù nhằm phục vụ các đối tượng khách hàng trọng tâm trong mảng bán lẻ, nhiều chương trình chương trình ưu đãi lãi suất đã được ACB triển khia với tổng hạn mức hàng chục nghìn tỷ đồng. Dẫn đến năm 2020, quy mô dư nợ đối với loại hình này đạt 307.489 tỷ đồng. Tiếp theo đà tăng trưởng năm 2020, năm 2021 nhờ vào việc đẩy mạnh chất lượng dịch vụ, con số này được đẩy lên thành 355.757 tỷ đồng, tăng 15,69% so với năm 2020.

Cơ cấu dư nợ theo thời hạn cho vay

Bảng 2.5 Dư nợ theo thời hạn cho vay của ACB giai đoạn 2019 – 2021Chỉ tiêu Chỉ tiêu

Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn

Đối với hoạt động cho vay, cho vay ngắn hạn thì ln thu hồi vốn

51

nhanh và ít xảy ra rủi ro hơn cho vay trung và dài hạn. Năm 2020, tỷ trọng cho vay ngắn hạn tăng 22.8% so với năm 2019, chiếm 57.8% tổng dư nợ cho vay. Dư nợ cho vay dài hạn cũng ở mức cao, chiếm 37.36% tổng dư nợ vay. Xét về tốc độ tăng trưởng thì dư nợ cho vay dài hạn có xu hướng tăng qua từng năm.

Năm 2021, dư nợ ngắn hạn tiếp tục đà tăng trưởng, chiếm 62.08% tổng dư nợ với tốc độ tăng trưởng là 26,3% so với năm 2020. Dư nợ dài hạn tăng 7.38% so với năm 2020, chiếm 34,01% tổng dư nợ. Dư nợ trung hạn tiếp tục giảm 9.6% so với năm 2020, chiếm 3.8% tổng dư nợ.

Nhìn chung, nếu đánh giá dựa trên con số tuyệt đối và tương đối thì dư nợ ngắn hạn và dài hạn có xu hướng tăng qua các năm. Ngun nhân do ACB đang trong q trình chuẩn hóa theo Basell II. Do vậy, ACB đang cân đối giữa kỳ hạn của nguồn vốn huy động đầu vào và thời hạn cho vay ra. Đồng thời thực hiện chủ trương cho vay của NHNN tăng cường cho vay đối với hoạt động sản xuất kinh doanh và hạn chế cho vay đối với lĩnh vực bất động sản đê tránh q trình tăng trưởng nóng.

 Cơ cấu dư nợ theo loại tiền tệ

Bảng 2.6 Dư nợ theo loại tiền tệ cho vay của ACB giai đoạn 2019 – 2021

Chỉ tiêu

Cho vay bằng VND Cho vay bằng ngoại

tệ và vàng Tổng cộng - Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của ACB năm 2019 - 2021 Theo bảng 2.6, các năm 2019, 2020 và 2021 cho vay bằng đồng Việt Nam luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng

mức cho vay, lần lượt đạt 97.28%, 97.45% và 97.79%. Tốc độ cho vay bằng đồng Việt Nam tăng trưởng liên tục, năm 2020 tăng 15.8% so với năm 2019 và năm 2021 tăng 18,06% so với năm 2020. Tính đến cuối năm 2021, dư nợ cho vay bằng đồng Việt Nam tăng 36.77%, tăng gần gấp đôi so với năm 2019.

Ngược lại, cho vay bằng ngoại tệ chỉ chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng mức cho vay. Năm 2020, dư nợ cho vay bằng ngoại tăng nhẹ 0.8% so với năm 2019; năm 2021 gần như không thay đổi khi chỉ tăng 0.1% so với năm 2020 do ACB ngày càng kiểm soát chặt chẽ việc tài trợ bằng ngoại tệ để thực hiện lộ trình kiểm sốt cho vay ngoại tệ theo Thông tư 24/2015/TT-NHNN ngày 08/12/2015 của NHNN nhằm hạn chế tình trạng đơ la hóa nền kinh tế.

53

 Cơ cấu dư nợ theo đối tượng khách hàng và loại hình doanh nghiệp

Bảng 2.7 Cơ cấu dư nợ theo đối tượng khách hàng và loại hình doanh nghiệp của ACB giai đoạn 2019 – 2021

Chỉ tiêu DNNN CTCP, TNHH, DNTN Công ty liên danh Công ty 100% vốn nước

ngoài HTX CN, KH khác

Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của ACB năm 2019 2021

Theo bảng 2.7 dư nợ cho vay đối với đối tượng KH là CTCP, công ty TNHH, DN tư nhân và KH cá nhân luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ. Các đối tượng còn lại chiếm tỷ trọng rất thấp so với tổng dư nợ cho vay ra (chỉ từ 0% - 1%) do nhiều nguyên nhân khác nhau: DN nhà nước, chủ yếu sử dụng ngân sách nhà nước hoặc được tài trợ bởi các ngân hàng có vốn nhà nước với lợi thế chi phí sử dụng vốn thấp; các DN nước ngoài chịu sự ảnh hưởng bởi yếu tố về pháp lý nên họ thường ưu tiên sử dụng dịch vụ của chi nhánh các ngân hàng nước ngồi mở tại Việt Nam, vốn có lợi thế về mạng lưới, giá cả của vốn tín dụng …. Cịn với hợp tác xã, họ thường ưu tiên sử dụng dịch của ngân hàng hợp tác xã.

Năm 2019, tỷ trọng cho vay CTCP, Công ty TNHH, DNTN đạt 102.647 tỷ đồng, chiếm 38.59% trong tổng dư nợ. Tỷ trọng cho vay KHCN chiếm 60.35% tương đương 160.521 tỷ đồng.

Đến năm 2020, ACB đã xử lý thành công những tồn động của giai đoạn trước. Để phát triển đúng định hướng của NHNN. ACB đã triển khai 13 chương trình ưuđãi lãi suất nhằm hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh của cá nhân và DN. Nhờ vậy, dư nợ cho vay KHCN và KH khác tăng 18.8% so với năm 2019, đạt 190.778 tỷ đồng; dư nợ cho vay CTCP, Công ty TNHH, DNTN tăng 1.3% so với 2019, chiếm 37.14% tổng dư nợ cho vay.

Trong năm 2021, hoạt động cho vay của ACB, đặc biệt là mảng bán lẻ đã đạt được mức tăng trưởng khá ấn tượng nhờ vào q trình cơ cấu KH và

55

chiến lược chăm sóc KH. Kết quả đến hết năm 2021, tổng dư nợ cho vay KH đạt 361.912 tỷ đồng, tăng 54.295 tỷ đồng (+17.65%) so với cuối năm 2020. Cho vay KH cá nhân đạt 230.598 tỷ đồng vào cuối 2021, tăng 20.87%, tiếp tục đóng vai trị đầu tàu cho tăng trưởng tín dụng tồn ngân hàng. Trong khi đó cho vay của nhóm KHDN cũng đạt mức tăng trưởng ổn định là 13.4%.

2.2.1.2. Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu giai đoạn 2019 – 2021

Bảng 2.8 Tình hình nợ xấu của ACB giai đoạn 2019 – 2021Chỉ tiêu Chỉ tiêu

Tổng dư nợ(tỷ đồng)

Nợ xấu(tỷ đồng)

+ Nợ nhóm 3 – Nợ dưới tiêu chuẩn + Nợ nhóm 4

+ Nợ nhóm 5 vốn

Nợ xấu/Tổng dư nợ (%)

Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của ACB năm 2019 - 2021

Theo bảng 2.8, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của ACB luôn ở mức thấp. Vượt qua những khó khăn giai đoạn trước, ACB đang dần trở lại và đạt

56

những thành tựu tích cực trong kết quả hoạt động, đặc biệt là hoạt động tín dụng với dư nợ tăng trưởng ổn định (#20%/năm) và nợ xấu được kiểm soát khá tốt. Năm 2019, 2020, 2021 ACB duy trì tỷ lệ nợ xấu ổn định ở mức dưới 1%. Điều này cho thấy những nỗ lực rất lớn của NH trong việc kiểm soát RRTD để ngân hàng phát triển một cách bền vững nhất.

57

Bảng 2.9 Phân loại nợ của ACB giai đoạn 2019 – 2021Chỉ tiêu Chỉ tiêu Nợ nhóm 1 Nợ nhóm 2 Nợ nhóm 3 Nợ nhóm 4 Nợ nhóm 5 Tổng cộng

Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của ACB năm 2019 - 2021

Qua bảng 2.9, ta thấy dư nợ đủ tiêu chuẩn của ACB duy trì ở mức ổn định qua các năm. Trong đó, năm 2019 nợ nhóm 1 đạt 263.992 tỷ đồng, chiếm 99,25% tổng dư nợ. Năm 2020 tỷ trọng này là 99,2% và đến năm 2021 con số này là 97,4%.

Tương tự, tỷ trọng nợ nhóm 2 của ACB cũng có xu hướng giảm qua các năm. Năm 2019 là 0.1%, năm 2020 và 2021 tỷ trọng này ổn định ở mức 0,1% và 0.6%. Tỷ trọng nợ nhóm 3 và nhóm 4 cũng ln ở mức bằng hoặc thấp hơn 0,5%. Đối với nợ nhóm 5, nhìn chung từ năm 2019 đến năm 2021 có xu hướng giảm, nhưng năm 2021 tỷ trọng nhóm nợ này có xu hướng tăng nhẹ so với năm 2020 chiếm 0,5% so với tổng dư nợ.

Xét về tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn 2019 – 2021, tổng dư nợ có xu hướng tăng qua các năm nhưng ACB đã kiểm sốt khá tốt cơ cấu nhóm nợ khi giữ tỷ trọng nợ nhóm 1 ln ở mức rất cao (ln trên 99%) và các nhóm nợ cịn lại ln ở mức rất thấp. Tuy nhiên, sau giai đoạn tăng trưởng

58

mạnh mẽ, năm 2021 tỷ trọng dư nợ nhóm 5- nợ có khả năng mất vốn cao chiếm 0,5% trong tổng dư nợ tăng 13.7% so với năm 2020.

Bảng 2.10 Dự phòng rủi ro cho vay tại ACB giai đoạn 2019 – 2021

Chỉ tiêu

Dự phòng chung Dự phòng cụ thể Dư nợ

Tỷ lệ DPRRTD/Tổng dư nợ

Nguồn: Tổng hợp từ BCTC ACB năm 2019 - 2021

Năm 2020, tỷ lệ trích lập dự phịng RRTD/tổng dư nợ của ACB tăng cả ở dự phòng chung và dự phòng cụ thể. Sau khi xử lý xong những tồn động trong quá khứ, ACB bên cạnh việc thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, ACB cũng tích cực trích lập dự phịng theo giá thị trường để phòng ngừa tổn thất do nợ xấu trong tương lai.

2.2.2.Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN á CHÂU (Trang 64 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w