2. thực trạng thực hiện xóa đói giảm nghèo ở tỉnh chămpasac từ năm 2001 đến năm 2010.
2.1 Tình hình phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo của tỉnh Chămpasac từ năm 2001 đến năm 2010.
của tỉnh Chămpasac từ năm 2001 đến năm 2010.
Nguyên chủ tịch Cay- xon- phôm- vi- hản nhận định rằng: “ Phát triển kinh tế ở nước ta phải tập trung vào phát triển nông lâm nghiệp gắn với công nghiệp và dịch vụ”. Thấm nhuần tư tưởng này tại đại hội V, VI,VII của Đảng NDCM Lào, Đảng cách mạng Lào đã khẳng định: Cần phải xây dựng cơ cấu kinh tế ngành nông lâm nghiệp gắn chặt vào công nghiệp và dịch vụ. Trong tương lai ở CHĐCN Lào, nông- lâm- thuỷ sản vẫn là ngành sản suất quan trọng việc đảm bảo các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu”.
Do những điều kiện về lich sử, kinh tế riêng và tình hình chính trị nước CHĐCN Lào đặc biệt là nền kinh tế nông nghiệp tự cấp, tự túc. Do vậy nền kinh tế Lào nói chung và của tỉnh Chăm- pa- sắc nói riêng đang phải chuyển dịch từ nền nông nghiệp tự túc, tự cấp sang nông- lâm nghiệp - công nghiệp dịch vụ theo hướng sản xuất hàng hoá theo cơ chế thị trường
Sau khi có đường lối đổi mới kinh tế và phong trào CNH- HĐH nông nghiệp nông thôn, Chăm- pa- sắc đã triển khai nội dung của Nghị quyết Đại hội lần thứ VI ngày 18/3/1996, lần thứ VII ngày 12/3/2001 và lần thứ VIII năm 2006 của Đảng nhân dân cách mạng Lào, nội dung kế hoạch phát triển
kinh tế xã hội, lần thứ IV, thứ V. thứ VI của chính phủ và thực hiện nội dung của nghị quyết của Đại hội Đảng bộ lần thứ VIII của tỉnh.
Với mặt bằng của tỉnh chia làm 2 khu vực đó là: Đồng bằng và cao nguyên với diện tích tự nhiên rộng, trong đó chủ yếu là đất lâm nghiệp: 9.611 ha
Thực hiện kinh tế trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế trong điều kiện: trình độ dân trí thấp, kinh tế đã bước đầu chuyển từ tự cấp, tự túc sang kinh tế hàng hoá song đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng thấp kém.Từ đó Đai hội Đảng bộ tỉnh lần VIII đã xác định phải chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế trên địa bàn. Trong điều kiện đó Nghị quyết VIII có tác động mạnh mẽ tới sự chỉ đạo điều hành của tỉnh, do đó từ năm 2006 đến nay kinh tế xã hội có sự tăng trưởng mạnh, an ninh quốc phòng được giữ vững.
Kết quả thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế mà Nghị quyết lần thứ VIII của thường vụ tỉnh uỷ Chăm- pa sắc đã được cụ thể hoá thành các chuyên đề phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Chăm- pa- sắc là: hình thành cơ cấu kinh tế: nông- lâm nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; nhanh chóng chuyển dịch kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá, đưa nhanh tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất để chuyển đổi cây trồng, mùa vụ, vật nuôi như là:
- áp dụng nhiều giống cây trồng, vật nuôi mới - Cải tiến kỹ thuật thâm canh, tăng năng suất.
Trong lâm nghiệp đặc biệt coi trọng hình thức khoanh nuôi, trồng mới, chăm sóc và bảo vệ rừng.
Trong tiểu thủ công nghiệp chú trọng việc sản xuất vật liệu xây dựng và nguyên liệu giấy, chè.
Trong dịch vụ chú ý phát triển các trung tâm cụm làng bản, phát triển toàn diện các ngành nghề kinh doanh, dịch vụ, đáp ứng sự đòi hỏi của xã hội.
Chính vì đã xác định được nhiệm vụ cụ thể cho phát triển kinh tế nên đời sống văn hoá, tinh thần nhân dân được cải thiện, giáo dục phát triển, cơ cấu hạ tầng từng bước được đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp.
Trên thực tế, kinh tế ở tỉnh Chăm- pa-sắc đã có sự thay đổi, diện mạo nông thôn tiến bộ từng bước. Tăng cường củng cố khối đoàn kết trong nhân dân, giữ vững an ninh chính trị và đẩy lùi được các tệ nạn xã hội. Kết quả cụ thể được thể hiện trên các mặt sau đây:
Về sản xuất nông nghiệp:
- Trong lĩnh vực trồng trọt.
Nhờ coi trọng khoa học- công nghệ, sử dụng các loại giống mới và các quy trình thâm canh khoa học mà đưa sản lượng lương thực năm 2000 là 246.333 tấn/ha, bình quân đầu người từ 439 kg/người/năm, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, sử dụng các loại giống mới và các quy trình thâm canh khoa học mà làm cho sản lượng ngày càng tăng. Diện tích lúa năm 2001 từ 73.440 ha tăng lên 80.115 ha năm 2002, lúa chiêm từ 18.100 ha của năm 2000 giảm xuống còn 5.200 ha năm 2002, lúa rẫy là 1.470 ha, tổng cộng tất cả diện tích là 93.010 ha của năm 2000, và 85.325 ha năm 2002. Đến năm 2003- 2004 tổng diẹn tích lúa mùa là 87.663 ha, sản lượng đạt 396 tấn/ha, tổng cộng năm 2003- 2004 là 289.679 , năm 2007- 2008 là 310.368 tấn, bình quân đầu người 535 kg/người, còn khoảng thời gian năm 2008- 2009 cụ thể như: Diện tích lúa mùa 23.431 ha so với năm 2006 tăng lên 10,7% và sản lượng đạt 3,7 tấn/ha.
+ Diện tích trồng cây công nghiệp từng bước tăng đáng kể Cây công nghiệp hàng năm: đậu, lạc, mía, bông
2001: 3654 ha, 2002: 2660 ha, 2005: 27.000 ha, 2007 : 29.000ha, 2009: 30.120ha
Cây công nghiệp lâu năm như: cà phê, chè, cao su cũng rất được người dân và nhà kinh doanh đầu tư vào, cây ăn quả phát triển nhanh đến năm 2009 có diện tích hơn 15.150 ha
- Trong lĩnh vực chăn nuôi:
Ngành chăn nuôi Chăm pa sắc có sự phát triển với nhịp độ tăng giá trị của ngành hàng năm trong vùng ở mức khá cao. Ngành chăn nuôi đã góp phần đáng kể trong sự tăng trưởng kinh tế nông nghiệp, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho người dân ở nông thôn. Nhưng so với các tỉnh khác, ngành chăn nuôi Chăm pa sắc phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thể mạnh của vùng. Tỷ trọng ngành chăn nuôi còn mất cân đối so với trồng trọt, hầu hết ở tỉnh giá trị sản lượng chăn nuôi hàng năm chỉ đạt 55% trong tổng giá trị ngành nông nghiệp. Tỉ lệ ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp vẫn chỉ đạt trung bình toàn vùng khoảng 52,7%.
Về lâm nghiệp:
Trong những năm qua lâm nghiệp là ngành kinh tế có vị trí quan trọng. Theo thống kê năm 2009Chăm- pa- sắc có 70% rừng thuộc quyền sở hữu của các hộ gia đình. Diện tích rừng nhiều nhất là Xê piên có 165.600 ha, thứ hai là đồng Khăn thung (Mương Mun) là 140.000 ha diện tích toàn tỉnh. Ngành lâm nghiệp Chăm pa sắc về qui mô diện tích, sản lượng khá lớn so với một số vùng trong nước, hàng năm đã tạo khối lượng gỗ củi, tre, than. giai đoạn 2007-2008 toàn vùng khai thác gỗ được 2.500 m3, trong đó gỗ để xuất khẩu là 2.200 m3 và gỗ sử dụng trong nước. Thông qua việc thực hiện cụ thể tất cả khai thác được 25.593,54 m3, so với kế hoạch đạt 102,17% hơn mục tiêu là 2,17%. Bên cạnh việc thực hiện quản lý, điều tra phải tổ chức thực hiện khai thác có kế hoạch nhưng vẫn không tránh khỏi sai sót, khai thác ngoài kế hoạch mất 3,799,891 m3.
Về công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp:
Chăm pa sắc phát triển chậm sau khi hoàn thiện cuộc khôi phục các làng nghề truyền thống lâu đời, do những điều kiện kinh tế xã hội thời kỳ mới ở nông thôn được khôi phục và bắt đầu có sự phát triển. Thực tế sự phát triển và thủ công nghiệp có vai trò quan trọng cho sự phát triển toàn
diện nông thôn, có tác dụng trực tiếp mạnh mẽ đến sự chuyển dịch kinh tế nông nghiệp nông thôn tỉnh.Từ 2005 đến hiện nay, việc chế biến nông sản của hộ gia đình bắt đầu phát triển. Theo thống kê năm 2009 tổng giá trị sản lượng 252,87 tỷ kíp tăng 12,76% so với kế hoạch và chiếm 22,58% của GDP, đồng thời tạo ra việc làm cho người lao động.
Năm 2008- 2009, tiểu thủ công nghiệp phát triển nhanh phần lớn là: xay xát gạo, sản xuất gạch, làm bánh mì, vôi, ngói. . . ngoài ra còn có ngành gò hàn cơ khí, may mặc cũng đã có chuyển dịch tích cực. Để phát triển tiểu, thủ công nghiệp, công nghiệp đòi hỏi phải kết hợp nhiều cấp, nhiều ngành.
Đạt được những kết quả sản xuất nông lâm nghiệp là do tỉnh đã cụ thể hoá nghị quyết III của ban thường vụ tỉnh về an toàn lương thực, trong các năm qua nhò có sự chỉ đạo của tỉnh uỷ, uỷ ban nhân dân tỉnh sản xuất nông nghiệp đã có những tiến bộ rõ rệt:
Vụ đông: Chăm- pa- sắc có thể trồng lúa đạt 30.602 tấn, ngô đạt 4.503 tấn (năm 2009). Ngoài ra còn có cây ăn quả khác đạt 20.627 tấn trong năm 2008,và đến năm 2009 đạt 24.224 tấn.
Các biện pháp áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật đã được áp dụng như: trồng lạc, công nghệ mạ ném, và chăm sóc cây trồng vật nuôi. Một số cây trồng ,vật nuôi mới cho năng suất cao đã được chỉ đạo đưa vào áp dụng: lợn nướng nạc, bò lai sinh, gà siêu trứng, gà siêu nạc, cá rô phi đơn tính cho bà con nông dân áp dụng có hiệu quả.
Việc đầu tư thuỷ lợi được quan tâm từng bước. Hệ thống hồ, đập, kênh mương và dụng cụ chống hạn thủ công được khai thác triệt để đã đem lại hiệu quả rõ rệt, và đến năm 2009 có thể mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp và cây ăn quả như sau:
Ngô: 3917 ha Lạc: 6000 ha Bông:7000 ha Đậu: 8390 ha
Sầu riêng: 500 ha
Về xây dựng cơ bản- điện, nước.
Ngay từ khí bước vào quá trình đổi mới và phát triển kinh tế, tỉnh đã xác định phải đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm. Thực hiện đầu tư vốn và quản lý vốn xây dựng cơ bản có hiệu quả và tăng liên tục. Xây dựng cơ bản của tỉnh đặc biệt xây dựng cơ sở hạ tầng mà chủ yếu là xây dựng mới và nâng cấp các tuyến đường giao thông từ tỉnh xuống các huyện đã xong hoàn toàn, còn từ huyện xuống các làng bản còn gặp nhiều khó khăn trong việc đi laị, giao lưu hàng hoá giữa nông thôn và thành thị, xây dựng và sửa chữa lại cầu được 39 nơi, bình quân mỗi năm xây dựng được 7,8 nơi, trong tỉnh có cầu qua sông Mê Kông và sân bay quốc tế. Mỗi huyện có thể sử dựng phương tiện liên lạc tiên tiến hiện đại như: điện thoại cố định trong 8 huyện, điện thoại di động trong 10 huyện, bưu chính..v.v..nhưng đa số chỉ tập trung ở trong thị trấn, còn ở nông thôn vẫn chưa đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân.
Đến hết năm 2009 nhân dân toàn tỉnh dùng nước sạch chiếm 71%, có công trình nước sạch như: nhà máy nước sạch tỉnh , nhà máy nước Năm- phủ, nhưng chỉ nằm ở thành thị, còn ở nông thôn đa số chỉ dùng nước giếng.
Trong thời gian 2005- 2009 có thể kéo điện về làng bản được 460 bản, chiếm 49,72%, so với năm 2004 tăng lên 9,7%, số gia đình được sử dựng điện là 51.929 gia đình, chiếm 52,8% của số gia đình trong tỉnh, lắp đặt điện ở thị trấn được 1.651 máy/22 bản, xây dựng điện lưới thế mạnh được 392 km, xây dựng điện thế mạnh từ Pak- sê-> Khon-pha- phềnh và bản Na đến át- ta- pư, xây dựng điện trung thế được 1.137 km so với năm 2004 tăng lên3,3%, những thành công này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất hàng hoá.
Theo thống kê, đến hết năm 2009 có 10 bệnh viện, trong đó có một bệnh viện cấp tỉnh, 9 bệnh viện cấp huyện, sở y tế tỉnh đã bổ sung và bồi dưỡng nhân sự cho các bệnh viện, có thể chữa trị những bệnh huy hiểm như: sốt rét, sốt Malilia.
Từ năm 2005 đến năm 2010 tỉnh đã đầu tư ngân sách vào để xây dựng cơ sở hạ tầng như: Mua thêm giường bệnh, đầu tư các thiết bị chữa bệnh hiện đại đồng thời gửi một số cán bộ đi sang nước ngoài đào tạo tay nghề như sang: Việt Nam, Mĩ , Singgapo….
Về giáo dục:
Hết năm 2009 có 991 ngôi trường, trong đó có 117 trường mẫu giáo, 767 phổ thông cơ sở, một trường trung cấp nông nghiệp và trung cấp tài chính và trường y trung cấp, nói chung về cơ sở giáo dục chúng ta đạt như trên, nhưng chưa thực sự hoàn thiện và về giáo viên thì chưa có kiến thức rộng lớn sâu sắc và chưa tiếp cận được với phương pháp giảng dạy hiện đại, cơ sở giáo dục chưa thực sự được hoàn thiện đặc biệt ở vùng nông thôn như: trường phổ thông Pha phô, trường học Pắc cụt...đó là một trở ngại để chúng ta phát triển toàn diện kinh tế xã hội.