Kinh nghiệm và bài học rút ra

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế với việc xoá đói giảm nghèo ở tỉnh chăm pa sắc (Trang 85 - 86)

- Cơ cấu kinh tế có sự thay đổi theo hướng là: Nông nghiệp giảm từ

4. kinh nghiệm và bài học rút ra

4.1. Kinh nghiệm của Việt Nam.

Việt Nam cũng là một nước rất thành công về xoá đói giảm nghèo trong hai thập kỷ gần đây. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam đã giảm được tỷ lệ nghèo từ 58% năm 1993 giảm xuống còn 24,5% năm 2004 và 16% năm 2009. Đây là một kỳ tích không phải nước nào cũng thực hiện được. Những bài học rút ra trong công tác xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam là:

Việt Nam đã thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng những năm cuối 1980 và duy trì được tốc độ tăng trưởng tương đối cao trong thời gian tương đối dài từ 1992 đến nay (ước tính tốc độ phát triển trung bình từ 6 - 7%/năm). Đây chính là tiền đề thực hiện xoá đói giảm nghèo.

Vấn đề xoá đói giảm nghèo được đặt thành một trong những chương trình trọng tâm trong quá trình phát triển ở Việt Nam. Tất cả các cơ quan,

đoàn thể từ Trung ương đến địa phương, toàn xã hội đều tham gia vào công tác xoá đói giảm nghèo dưới các góc độ khác nhau.

Ví dụ: Sự phối hợp đồng bộ giữa các Bộ, ngành, đoàn thể từ Trung ương đến địa phương trong việc lồng ghép các chương trình xoá đói giảm nghèo với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác. Phát động phong trào xoá đói giảm nghèo trong toàn xã hội với tinh thần tương thân, tương ái, lá lành đùm lá rách.v.v.

Có những giải pháp thích hợp để huy động mọi nguồn lực trong xã hội vào công tác xoá đói giảm nghèo. Tự tạo nguồn lực tại chỗ là chính với sự hỗ trợ một phần của Nhà nước và cộng đồng, khơi dậy tiềm năng phát triển trong các hộ nghèo theo hướng vươn lên “tự cứu”. Xoá đói giảm nghèo luôn luôn gắn với việc khuyến khích làm giàu chính đáng.

Sử dụng có hiệu quả sự giúp đỡ, tài trợ của các Chính phủ, các tổ chức quốc tế và cá nhân trong công tác xoá đói giảm nghèo. Việt Nam đã triển khai và thực hiện tương đối thành công một số chương trình trực tiếp đến xoá đói giảm nghèo như: chương trình hỗ trợ phát triển đối với xã nghèo (chương trình 135); chương trình việc làm và xoá đói giảm nghèo, chương trình phủ xanh đất trống, đồi núi trọc (chương trình 127); quỹ tín dụng cho người nghèo.v.v..

Người nghèo phải được tham gia vào quá trình hoạch định các chính sách, biện pháp giúp đỡ họ thoát nghèo của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương, cơ sở. Chỉ có trên cơ sở này các chính sách, biện pháp giúp người nghèo mới có thể thực hiện có kết quả.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế với việc xoá đói giảm nghèo ở tỉnh chăm pa sắc (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w