Thực hiện chương trình tổng thể phát triển kinh tế xã hội của nông thôn.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế với việc xoá đói giảm nghèo ở tỉnh chăm pa sắc (Trang 48 - 53)

- Cơ cấu kinh tế có sự thay đổi theo hướng là: Nông nghiệp giảm từ

3. các nhóm giảI pháp chủ yếu để thực hiện phát triển kinh tế và thực hiện xóa đói giảm nghèo.

3.1.3. Thực hiện chương trình tổng thể phát triển kinh tế xã hội của nông thôn.

của nông thôn.

Trong mục tiêu chương trình phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn, trang 25 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII có ghi: “... chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn có hiệu quả. Trên cơ sở đảm bảo vững chắc nhu cầu lương thực, chủ yếu là lúa, mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, tăng nhanh đàn gia súc, gia cầm, phát triển kinh tế rừng, khai thác có hiệu quả tiềm năng của nền nông nghiệp sinh thái, tăng nhanh sản lượng hàng hoá, gắn với công nghiệp chế biến và xuất khẩu...”. Vận dụng chủ trương này của Đảng vào thực hiện

chương trình xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Chăm Pa Sắc, được cụ thể hoá như sau:

Chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn

Tạo ra sự chuyển đổi từng bước nền sản xuất mang nặng tính độc canh tự túc, tự cấp sang nền kinh tế hàng hoá, theo hướng đa dạng hoá cơ cấu kinh tế nông thôn, khai thác lợi thế của từng vùng sinh thái, tăng nhanh năng suất, lao động và hiệu quả.

Bên cạnh chỉ tiêu về số lượng (như diện tích, sản lượng,...) cần coi trọng chỉ tiêu giá trị, tốc độ tăng trưởng về sản lượng. Cũng cần thay đổi cơ cấu lao động nông - lâm nghiệp - dịch vụ phù hợp với sự phát triển kinh tế cho những năm tiếp theo. Tương tự như vậy, cần từng bước tăng tỉ lệ lao động xây dựng, công nghiệp lên.

Phải bố trí cơ cấu đầu tư, cung ứng tiền vốn và hệ thống các chính sách, làm đòn bảy theo hướng thuận lợi cho việc chuyển dịch cơ cấu nói trên.

Chương trình phát triển nông thôn toàn diện:

Phát triển nông thôn, được biểu hiện một cách chung, là hoạt động định hướng đa ngành thuộc vùng lãnh thổ. Bên cạnh phát triển nông nghiệp, còn bao gồm cả phát triển công nghiệp hoá nông thôn hình thành các trị trấn, thị tứ phát triển văn hoá, y tế, giáo dục và kế hoạch hoá gia đình.

Phát triển nông thôn phải được “tổng thể hoá”, trong đó những hoạt động đa ngành được thể hiện, không chỉ là kinh tế mà cả phương diện chính trị - xã hội. Vì vậy, phải nhấn mạnh sự phụ thuộc lẫn nhau, tác động lâu dài giữa các yếu tố tự nhiên, công nghệ, kinh tế, xã hội. Các yếu tố, lĩnh vực này cần phải được chú trọng đầu tư hợp lý cho sự phát triển lâu bền. Trước hết, phải đổi mới cơ chế vận hành của hệ thống này, để tạo thuận lợi cho sự gia tăng sản xuất, từ đó tăng thu nhập cho nhiều người một cách lâu dài.

- Thực hiện chương trình dành riêng cho người nghèo (chương trình xoá đói giảm nghèo).

Chủ trương xóa đói giảm nghèo lần đầu tiên được đề cập trong Nghị quyết Đại hội VII của Đảng là: “Cùng với quá trình đổi mới, tăng trường kinh tế, phải tiến hành chương trình xoá đói giảm nghèo...”. Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII tiếp tục cụ thể hoá chủ trương này: “... Phải trợ giúp người nghèo bằng cách cho vay vốn, hướng dẫn cách làm ăn, hình thành quỹ xoá đói giảm nghèo ở từng địa phương trên cơ sở giúp dân, Nhà nước giúp dân và tranh thủ các nguồn tài trợ quốc tế, phấn đấu tăng hộ giàu, đi đôi với xoá đói giảm nghèo”. Đến Đại hội VIII của Đảng, xoá đói giảm nghèo chính thức được xác định là một trong những chương trình quốc gia.

Chúng ta cần phải hiểu và có nhận thức đúng đắn chủ trương của Đảng, coi hoạt động xoá đói giảm nghèo cho hộ và vùng nghèo là một quá trình, từ nay đến năm 2015. Mục tiêu chủ yếu là từ giảm đi đến xoá bỏ hộ thiếu đói kinh niên, giảm cơ bản số hộ nghèo, huyện nghèo, theo chuẩn mực đã xác định, trước hết ở từng làng, huyện (đặc biệt là ở miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn, với điều kiện tự nhiên, khí hậu khó khăn, khắc nghiệt, nhiều hạn hán, mất mùa). Đồng thời, tập trung cho đối tượng chính sách ưu đãi xã hội, người bị tàn tật, người già cô đơn, trẻ mồ côi. Trong thời gian trước mắt đối với vùng sâu, vùng cao, vùng xa, khu căn cứ cách mạng cũ, đồng bào dân tộc ít người, đảm bảo được lương thực cho nhu cầu ăn, giảm đến chấm dứt hộ thiếu đói hàng tháng, đứt bữa, từng bước giảm số hộ nghèo, để các hộ có mức sống trung bình.

Thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo về nội dung bao gồm các chương trình sau:

Một là, chương trình tín dụng cho người đói nghèo:

Thiếu vốn để sản xuất, kinh doanh, dịch vụ là nguyên nhân trực tiếp của đói nghèo trong các hộ gia đình và chiếm tỷ lệ cao. Cần phải có một sự hỗ trợ vốn trực tiếp của Nhà nước (cả Chính phủ và phi Chính phủ) của cộng đồng (anh em, họ hàng, bạn bè, làng xóm) thông qua quỹ “xóa đói giảm nghèo”. Quỹ này được hình thành cả 3 cấp” trung ương, tỉnh, huyện.

Quỹ xóa đói giảm nghèo có một ý nghĩa rất lớn, nó là một phần của ngân sách chuyển sang, của cơ quan đoàn thể, tổ chức xã hội, cá nhân trong cộng đồng kể cả vốn góp của chính người nghèo.

Một đặc điểm của các hộ đói nghèo là dù vay vốn nhưng không biết làm thế nào để xoá được đói, giảm được nghèo. Vì thế, cần phải tính cho họ vay một lượng là bao nhiêu, tuỳ vào việc giải quyết nguyên nhân đói nghèo và khả năng sử dụng vốn của họ. Mặt khác, cần phải có sự hướng dẫn họ nên làm việc gì, làm như thế nào, làm ở đâu. Đây là công việc của Ban xoá đói giảm nghèo cấp huyện và sự giúp đỡ của anh em họ hàng, bạn bè, các hộ khá giả. Họ là những người đã đăng ký với Ban xoá đói giảm nghèo huyện và đoàn thể mình, nhận giúp đỡ trực tiếp một vài hộ đói nghèo cụ thể nào đấy, bằng cách trực tiếp theo dõi. Mục đích của quỹ xoá đói giảm nghèo, chủ yếu là quỹ tín dụng quay vòng cho hộ đói nghèo, để phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, làm tăng thu nhập để xoá đói giảm nghèo. Vốn này không cấp cho không, cứu tế xã hội hay cho vay không có lãi, cũng không phải vốn sử dụng theo phương thức kinh doanh như các ngân hàng hiện nay đang làm. Vốn phải có lãi suất nhất định, dù thấp để trả dịch vụ tín dụng ngân hàng.

Hai là, chương trình chuyển giao công nghệ hướng dẫn cách làm ăn cho hộ đói nghèo:

Không có nghề, không biết cách làm ăn là nguyên nhân cơ bản trực tiếp dẫn đến đói nghèo của mỗi hộ. Phần lớn các hộ đói nghèo có trình độ văn hoá thấp, ít được đào tạo về nghề nghiệp, và do yếu kém kiến thức kinh doanh, sản xuất dịch vụ, kể cả kiến thức chi tiêu trong gia đình. Vì vậy, phải có chương trình hướng dẫn cách làm ăn cho họ, trước hết là các nội dung mà bản thân họ đang làm, nhưng không biết làm, nên làm không có hiệu quả, và những việc họ sẽ làm bằng vốn trong quỹ xoá đói giảm nghèo.

Các chương trình hướng dẫn đào tạo rất đa dạng. Nên đào tạo, hướng dẫn tại chỗ. Hướng dẫn viên là cán bộ các trường chuyên nghiệp, các trung

tâm khoa học kỹ thuật, trung tâm khuyến nông - lâm - ngư nghiệp, những người có trình độ chuyên môn, am hiểu công việc, những chủ hộ khá giả biết làm ăn sinh sống trong cộng đồng... Mặt khác, đại đa số người đói nghèo có trình độ thấp, nhiều người còn mù chữ hoặc tái mù chữ, do vậy phải dạy văn hoá để họ có khả năng tiếp cận với trình độ văn minh, hiện đại. Chuẩn bị cho một số kiến thức, để khi họ vượt qua ngưỡng đói nghèo, có thể bắt tay vào làm giàu, theo kịp với sự phát triển của xã hội.

Thiếu công cụ sản xuất cũng là một đặc điểm của hộ đói nghèo. Vì vậy, bên cạnh việc hướng dẫn cho người đói nghèo cách thức, kinh nghiệm làm ăn, còn phải hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ cho họ. Trước hết vì ít vốn và thiếu khả năng sử dụng, điều kiện bảo hành, sửa chữa, bảo quản công cụ sản xuất còn thấp, nên họ cần hỗ trợ các kỹ thuật nhỏ, rẻ tiền nhưng có khả năng tăng năng suất và giảm cường độ lao động. Sau khi họ khá lên, mới đầu tư hỗ trợ kỹ thuật tiên tiến hơn.

Ngoài ra, còn phải hệ thống thông tin báo cho họ biết về nhu cầu sắp tới trên thị trường, và chuẩn bị sẵn lối thoát cho họ trong tình hình thị trường bị tràn ứ sản phẩm do họ làm ra (do quá nhiều người cùng đầu tư sản xuất, kinh doanh cùng một loại sản phẩm) hoặc do sự thay đổi đột ngột của thị trường gây ra. Đồng thời, chuyển giao cho người đói nghèo kinh nghiệm nhanh nhạy với diễn biến trên thị trường, tránh cho họ khỏi mất cơ nghiệp khi đã dốc hết sức lực vào sản xuất, kinh doanh. Tạo cho họ vững vàng, tự tin để tự cứu mình và vươn lên trong cơ chế thị trường.

Ba là, chương trình đầu tư về phúc lợi xã hội cho người đói nghèo:

Trên thực tế, ở các địa phương đang bộc lộ mối quan hệ giữa sự phát triển vùng với giảm số lượng các hộ đói nghèo của vùng. Nhìn chung vùng nghèo thì tỷ lệ hộ đói nghèo cao, vùng giàu có trình độ phát triển hơn và tỷ lệ đói nghèo thấp. Xét trên phạm vi cả tỉnh, so sánh giữa nông thôn với các trung tâm thì nông thôn chậm phát triển hơn tỷ lệ đói nghèo cao hơn đô thị, xét riêng giữa các vùng nông thôn với nhau thì những vùng nghèo, xã

nghèo có tỷ lệ hộ đói nghèo cao hơn so với vùng giàu, xã giàu. Vì vậy, phát triển vùng có ảnh hưởng quan trọng tới xoá đói giảm nghèo ở nông thôn. Những biện pháp phát triển vùng là: đầu tư cơ sở hạ tầng, phục vụ sản xuất và đời sống dân cư cho nông thôn nói chung, đặc biệt cho các vùng, xã nghèo nói riêng, chủ yếu là đầu tư xây dựng thuỷ lợi, giao thông, điện cho sản xuất, trường học, bệnh viện, trạm xá, nhà trẻ, nước sạch nông thôn... Muốn làm được, cả trung ương và địa phương cần hỗ trợ và khuyến khích các hợp tác xã, cộng đồng làng xã và các nhóm dân cư xây dựng và thực hiện từng bước các cơ sở hạ tầng nhỏ ở nông thôn, đặc biệt là giao thông nội đồng, nội xã, tạo điều kiện sử dụng công cụ cải tiến, đưa tiến bộ công nghệ mới vào sản xuất; cấp điện để dân sử dụng trong bảo quản chế biến nông sản, mở mang ngành nghề, phát triển kinh tế gia đình, hỗ trợ dịch vụ đời sống, dịch vụ gia đình, có ánh sáng để học văn hoá, nghiệp vụ, nuôi dạy con cái... Cần hoàn chỉnh công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ của làng xã, để chủ động công tác tưới tiêu theo khoa học, cải tạo đất, nâng cao năng suất cây trồng - vật nuôi. Đây là một giải pháp căn bản phải đi trước một bước, trước khi thực hiện các chương trình khác, hỗ trợ cho hộ đói nghèo và vùng nghèo.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế với việc xoá đói giảm nghèo ở tỉnh chăm pa sắc (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w