3 Những thành tựu và hạn chế mà tỉnh Chămpasac đã có được.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế với việc xoá đói giảm nghèo ở tỉnh chăm pa sắc (Trang 36 - 40)

Thành tựu đạt được.

Thông qua công tác lập kế hoạch và công tác phổ cập, người dân trong vùng sâu, các thôn bản đã có được những chuyển đổi mạnh mẽ về nhận thức, giúp họ xoá bỏ lối nghĩ, cách làm ăn bảo thủ lạc hậu trước đây. Mạnh dạn áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất, từ chỗ tuỳ tiện trong sản xuất được chăng hay chớ, nay nông dân đã biết tính toán, cân nhắc, sắp đặt các thứ tự công việc trên cơ sở thực tiễn lao động, tiền vốn, đất đai của mình và đã mạnh dạn dầu tư vào sản xuất để cho hiệu quả kinh tế cao. Người dân đã có nhu cầu vay để đầu tư cho sản xuất, đã có biểu hiện trao đổi kinh nghiệm, sản xuất giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Chất lượng cuộc sống cộng đồng này càng được nâng lên, mỗi người có ý thức phấn đấu cho mình và trách nhiệm với cộng đồng. Trong sản xuất nông nghiệp, một bộ phận nông dân đã biết chủ động dùng giống mới, thành thạo trong việc gieo cấy và trồng ngô, sử dụng các loại phân bón, chăm sóc và thuốc trừ sâu.

Có thể so sánh chỉ trong thời gian 5 năm (2005 – 2010 ), thực hiện chương trình an toàn lương thực và phát triển kinh tế gắn với việc xoá đói giảm nghèo, có xu hướng giảm dần như sau: đến tháng 12/05 số hộ đói nghèo giảm 1.362 hộ gia đình, chiếm 10,2% (tức là giảm 2,8).

- Số bản nghèo đói giảm còn 134 bản, chiếm 53% của số bản nghèo đói và so với năm 2004 - 2005 số làng nghèo đói giảm xuống 27 bản, chiếm 10% và 6 huyện đã vượt khỏi sự nghèo đói, tình trạng đói nghèo đã có sự giảm dần mà ta có thấy rõ trong bảng dưới đây:

Năm Tỷ lệ(%) 1996 33 2002 18,38 2003 13 2005 10,2 2007 9,2 2009 8,3

( Nguồn: Báo cáo của sở kế hoạch và hợp tác phát triển năm: 1996, 2002, 2003, 2005, 2009 )

Đó là một tỷ lệ đáng mừng,mặc dù không thể xoá được hoàn toàn sự đói nghèo, nhưng đó là khuôn mặt và là dấu hiệu mới của tỉnh để phát triển toàn diện đời sống xã hội của người dân.

Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế.

Hạn chế : Đói nghèo là vấn đề có tính toàn cầu, không loại trừ bất kỳ

quốc gia nào. Trong nền kinh tế thị trường, sự phân hoá giàu nghèo lại càng không thể tránh khỏi. Vấn đề đặt ra là, các chính sách của Nhà nước tác động vào quá trình phân hoá giàu nghèo trong kinh tế thị trường ở từng quốc gia cần phải phù hợp với tình hình, đặc điểm của mỗi quốc gia đó. Đối với Lào, sau hơn 15 năm đổi mới đất nước, nền kinh tế - xã hội của đất nước đã đạt được những thành tựu nhất định, qua đó đã tạo điều kiện giảm mức đói nghèo trên phương diện rộng, đời sống nhân dân đã được cải thiện đáng kể so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên hiện nay trong công cuộc xóa đói giảm nghèo của tỉnh vẫn còn nhiều vấn đề nổi lên cần được giải quyêt.

- Chính sách giao đất giao rừng cho nhân dân quản lý và sử dụng nhằm phát triển kinh tế hộ trong những năm qua, vai trò kinh tế hộ được khẳng định, song vẫn còn tình trạng một số hộ nông dân phải đi làm thuê và xu hướng tập chung phần lớn đất trồng trọt, chăn nuôi vào những hộ khá giả có cơ hội mở rộng phát triển dẫn tới tình trạng điều tiết tư liệu sản xuất không cân đối.

- Nhiều hộ gia đình trở thành những người nghèo vì một số nguyên nhân như: Thiếu kinh nghiệm, thiếu vốn, làm ăn thua lỗ hoặc không có đất đai sản xuất. Do vậy khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng. Sự phân hóa giàu nghèo giữa các vùng , các nhóm dân cư, giữa nông thôn, vùng sâu vùng xa và thành thị đang tiếp tục diễn ra khá phức tạp và ngày càng bức xúc gây khó khăn cản trở cho việc phát triển kinh tế.

- Chính sách tiền lương ở khu vực kinh tế nhà nước chưa đãi ngộ thỏa đáng đối với những người có tài, chưa đảm bảo tái sản xuất mở rộng sức lao động. Tiền lương nhiều nơi vẫn còn tính chất bình quân. Đặc biệt một số nơi một số ngành do lợi dụng lợi thế riêng nên có tiền thưởng lớn,, mức lương thực tế ngày càng xa so với mức lương danh nghĩa.

- Các thành phần kinh tế chưa được quản lý chặt chẽ vẫn còn nhiều vấn đề bất cập. Nhất là cơ chế sin – cho vẫn tồn tại ở các cấp các ngành các điaj phương và các doanh nghiệp. Vấn đề trốn thuế , vi phạm luật pháp còn xảy ra khá phổ biến. Vấn đề khen thưởng và kỷ luật nhiều khi không đúng mục đích và chưa được thực hiện nghiêm chỉnh.

- Tình hình thất nghiệp, thiếu việc làm sảy ra phổ biến theo sơ kết 5 năm “ 2004 – 2008” của sở lao động và thương binh xã hội thì số người thất nghiệp trong 5 năm qua là 1985 người. Tạo công ăn việc làm cho được 293 nguời còn lại một số người vẫn chưa có việc làm. Đó là con số còn chiếm tỉ lệ lớn thu nhập của đại bộ phận dân cư vẫn còn ở mức thấp vì vậy vấn đề đặt ra là phải giải quyết tốt vẫn đề việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động.

- Tình hình tham nhũng là hiện tượng phổ biến, gây thiệt hại tài sản của nhà nước, có ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển kinh tế xã hội làm cho công tác xóa đói giảm nghèo cho nhân dân không đạt được kế hoạch đề ra. Thủ đoạn chủ yếu là lợi dụng chức vụ, quyền hạn, và những kẽ hở trong cơ chế quản lý. Tình trạng tham nhũng có mặt ở tất cả các ngành quản lý kinh tế xã hội với nhiều hình thức như: Khai khống chi phí sản

xuất, đòi hỏi hối lộ cấp giấy phép, câp kinh phí và cho vay vốn không đúng nguyên tắc…

- Tình trạng phá rừng làm nuơng trồng lúa vẫn còn diễn ra phổ biến nhất là đối với vùng dân tộc miền núi. Làm nương không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến rừng mà còn ảnh hưởng đến tài nguyên nước dẫn đến một số công trình thủy lợi thiếu nước nghiêm trọng.

Nguyên nhân của hạn chế: Trong một số bộ phận dân cư không nhỏ hiện

nay ở Lào thì có nhiều, song chủ yếu vẫn là do bối cảnh Lào vẫn chưa thoát khỏi tính chất của nền kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc. Kinh tế hàng hoá tuy đã được hình thành, song về cơ bản vẫn chưa trở thành phổ biến tại khu vực nông thôn. Bản thân người dân cũng phải chịu sức ép của cơ chế thị trường, trong khi vai trò tác động và điều chỉnh của Nhà nước chưa đủ mạnh, nên ở một số nơi sự phân hoá giàu nghèo diễn ra rất nhanh thể hiện rõ nhất là có sự khác biệt ngày càng gia tăng giữa hai mức sống: mức sống người dân thành thị và mức sống người dân nông thôn.

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng nghèo đói của người dân ngoài các nguyên nhân đã kể trên, còn có những nguyên nhân đặc thù riêng, như điều kiện tự nhiên cho việc sản xuất canh tác ở đây không thuận lợi, lại thêm lối sống du canh du cư, thói quen canh tác lạc hậu của một số bộ tộc, chưa thích nghi được với điều kiện và cơ chế của nền kinh tế sản xuất hàng hoá, tâm lý trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước giống như thời kỳ bao cấp, từ đó không có ý chí vươn lên làm giàu để thoát khỏi đói nghèo, hoặc khi có tiền lại tiêu xài lãng phí....

Xoá đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho mọi người dân là chủ trương chung của Đảng và Nhà nước Lào trong quá trình phát triển sản xuất kinh tế và xã hội Lào. Đây là vấn đề rất lớn, và để thực hiện nó không chỉ là công việc riêng của Đảng, Nhà nước, mà còn là công việc chung của toàn thể các tổ chức, cá nhân và từng người dân trong xã hội; không chỉ là chủ trương, chính sách tác động từ cấp trung ương, mà còn đòi hỏi sự vận dụng

sáng tạo, với các giải pháp cụ thể của các cấp, các ngành ở từng địa phương trong cả nước.

Chương iii

Những quan điểm cơ bản và các giảI pháp chủ yếu để thực hiện phát triển kinh tế và thực hiện xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Chămpasac nước

chdc- nd lào

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế với việc xoá đói giảm nghèo ở tỉnh chăm pa sắc (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w