- Cơ cấu kinh tế có sự thay đổi theo hướng là: Nông nghiệp giảm từ
3. các nhóm giảI pháp chủ yếu để thực hiện phát triển kinh tế và thực hiện xóa đói giảm nghèo.
3.1.4. Nhà nước và tỉnh cần ban hành một số chính sách dành riêng cho các hoạt động nông thôn.
riêng cho các hoạt động nông thôn.
Hiện nay Nhà nước đang xây dựng và hoàn thiện các chính sách để thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo. Để thực hiện tốt chủ trương của Đảng, các biện pháp xóa đói giảm nghèo phải được thể chế hoá bằng chính sách. Những chính sách đó bao gồm:
*) Chính sách cho hộ nghèo vay vốn với lãi suất hợp lý để phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ.
Đại bộ phận các hộ đói nghèo do nguyên nhân thiếu vốn. Bởi vậy nguồn vốn của quỹ xoá đói giảm nghèo chỉ được sử dụng cho đối tượng đói nghèo, dưới hình thức cho vay, không có trường hợp nào cho không. Lãi
suất cho vay tùy thuộc vào đối tượng và mức độ đói nghèo, khả năng sử dụng vốn... Song lãi suất tối đa không vượt quá 50% mức lãi suất thấp nhất của ngân hàng nông nghiệp; thủ tục vay phải hết sức đơn giản, không phải có tài sản thế chấp, không phải có sự lãnh đạo của tổ chức có thẩm quyền mà chỉ cần có ý kiến của cộng đòng thôn xóm (người trực tiếp giúp đỡ) hay tổ chức đoàn thể, hiệp hội trực tiếp là đủ.
Trường hợp đói đột xuất do thiên tai, dịch hoạ thì cứu tế họ bằng quỹ cứu trợ đột xuất.
Những người thuộc đối tượng già cả, cô đơn, không nơi nương tựa, trẻ em mồ côi, người tàn tật... dùng quỹ cứu trợ thường xuyên để nuôi. Họ không phải là đối tượng của chương trình xoá đói giảm nghèo.
*) Chính sách miễn giảm các khoản đóng góp cho Nhà nước và địa phương.
Trong thời gian hộ đói nghèo đang nằm trong ngưỡng cửa đói nghèo, cần có chính sách miễn giảm tất cả các khoản đóng góp (trừ các khoản pháp lệnh hoặc luật đã định) như thuỷ lợi phí, quỹ an ninh, quỹ kinh tế mới..., lệ phí và các khoản đóng góp có tính chất huy động xây dựng phúc lợi công cộng ở địa phương.
- Những người đói nghèo do thiếu nhu cầu sống tối thiểu, nên ốm đau nhiều, nhưng không có tiền để khám và điều trị bệnh. Cần có sức khoẻ để sản xuất, kinh doanh, dịch vụ - tăng thu nhập xoá đói giảm nghèo. Nhà nước cần có chính sách miễn giảm viện phí cho người thuộc diện đói nghèo, tuỳ tình trạng hộ đói hay hộ nghèo và thuộc đối tượng chính sách ưu đãi hay không.
Phần lớn con của các hộ đói nghèo không được đi học hoặc bỏ học, tình trạng mù chữ hoặc tái mù chữ ở tuổi thổ thông là phổ biến. Vì vậy, Nhà nước cần có chính sách miễn giảm học phí, tạo điều kiện cho con các hộ đói nghèo đi học.
Với các hộ đói nghèo, cần ưu tiên giao đất khoán ở những chỗ có điều kiện thuận lợi cho canh tác. Hộ đói nghèo còn đang nợ khoán sản lượng và nợ thuỷ lợi phí... không được thu hồi đất khoán của họ, cần phải tạo cho họ có cơ hội vươn lên sản xuất tốt, có thu nhập cao, từ đó làm nghĩa vụ công dân.
Những hộ đói nghèo không đủ đất để canh tác, thì sử dụng quỹ dự phòng của huyện để mượn. Cũng có thể dùng phương thức vận động các hộ khá giả có nhiều ruộng đất, hoặc các hộ có ngành nghề khác ở nông thôn cho các hộ đói nghèo mượn. Cuối cùng, có thể đưa họ đi đến vùng đất mới làm ăn, khi họ có nhu cầu.
*) Chính sách khuyến khích đầu tư vào vùng nghèo.
Tuyệt đại bộ phận vùng nghèo có cơ sở hạ tầng thấp kém. Vì vậy, cần có sự ưu tiên đầu tư cho vùng nghèo để có điều kiện vươn lên, bằng các chính sách khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước, những nhà quản lý, các nhà khoa học... Bằng chính sách thu hút cán bộ, chính sách miễn giảm thuế.
*) Chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho huyện nghèo. Trong chương trình phát triển kinh tế xã hội chung của quốc gia và địa phương, phải chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nhỏ, liên quan trực tiếp đến nguyên nhân nghèo của từng vùng nghèo. Hàng năm, ngân sách các cấp phải dành một tỷ lệ nhất định cho các công trình đã được quốc hội, hội đồng nhân dân thông qua.
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các vùng nghèo cần tập trung vào các công trình sau: nước sạch cho sinh hoạt, đường giao thông, điện thắp sáng và sản xuất, đê bao ngăn, cầu nhỏ qua sông suối, đập ngăn nước loại nhỏ, hệ thống tưới tiêu... Đầu tư phải trực tiếp cho các xã, theo nguyên tắc Nhà nước hỗ trợ các thiết bị nguyên vật liệu, nhân dân đóng góp sức lao động (Nhà nước và nhân dân cùng làm).
Thực hiện tốt việc miễn giảm thuế cho các hộ sản xuất kinh doanh khi bị thất bát. Riêng thuế nông nghiệp nên từng bước xoá bỏ, trước hết, xoá cho các hộ thuộc đối tượng chính sách ưu đãi, hộ đói và giảm dần cho các hộ nghèo.
Việc thu thuế sản xuất tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn hiện nay còn một số điểm chưa hợp lý, dẫn tới thất thu thuế đối vối diện trốn được thuế, hoặc quá nặng đối với hộ chịu đóng thuế. Cần có chính sách đối với các hộ đang trong ngưỡng đói nghèo thì không phải nộp thuế.
*) Chính sách tạo mở thị trường
Khuyến khích, tạo điều kiện cho nông dân sản xuất, phát triển các sản phẩm hàng hoá mang tính thế mạnh, và phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội của từng vùng. Đồng thời Nhà nước phải giúp ổn định khâu tiêu thụ sản phẩm làm ra.
*) Chính sách bảo trợ và bảo hiểm sản xuất
Nhằm tạo ra sự ổn định cho nông dân cần có chính sách bảo trợ sản xuất đối với nông nghiệp, trước hết là ổn định giá vật tư, giá mua nông sản thiết yếu. Hàng năm, công bố giá mua nông sản thiết yếu đẻ nông dân có kế hoạch sản xuất, đảm bảo có lãi, bù chênh lệch giá cho dân khi giá cả thị trường lên xuống không thuận lợi cho sản xuất. Cần có các hình thức bảo hiểm sản xuất để đối phó với rủi ro trong sản xuất, kinh doanh. Mở rộng hình thức bảo hiểm cây trồng, vật nuôi.
*) Chính sách xã hội
Tăng nguồn thu ngân sách huyện để có điều kiện xây dựng các công trình phúc lợi, cải tạo bộ mặt nông thôn, giữ gìn an ninh xã hội và bảo vệ sản xuất. Đối với những hộ nghèo, Nhà nước có chính sách hỗ trợ trực tiếp cho họ, để có điều kiện thực hiện xây dựng nông thôn mới, với phương châm Nhà nước hỗ trợ vốn, vật tư xây dựng, còn dân đóng góp công sức lao động và một phần tài chính (nếu có).
Bằng nhiều biện pháp, Nhà nước cần đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, tạo môi trường kinh tế - xã hội cho các hộ gia đình có điều kiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo.
Khuyến khích phát triển các hội, hiệp hội nghề nghiệp nhằm giúp nhau cùng làm giàu, xoá đói giảm nghèo.