- Cơ cấu kinh tế có sự thay đổi theo hướng là: Nông nghiệp giảm từ
3. các nhóm giảI pháp chủ yếu để thực hiện phát triển kinh tế và thực hiện xóa đói giảm nghèo.
3.1.1. Nâng cao trình độ về kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng sản xuất cho người lao động và hộ đói nghèo.
xuất cho người lao động và hộ đói nghèo.
Hiện nay, lao động có chuyên môn kỹ thuật ở nông thôn rất thấp, chiếm 5% tổng nguồn lao động nông thôn. Việc đào tạo lao động chuyên môn kỹ thuật cho nông thôn rất hạn chế, do các nguyên nhân: giáo dục xuống cấp, kinh tế nhiều vùng nông thôn thấp kém, không có điều kiện để theo học, Nhà nước chưa có chính sách quan tâm đào tạo, phân phối sức lao động, kỹ thuật cho nông dân. Vì vậy, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, đào tạo chuyên môn, kỹ thuật, đào tạo, bồi dưỡng chủ doanh nghiệp cho nông thôn, phân bố lao động kỹ thuật (những người do Nhà nước bỏ tiền đào tạo) về phục vụ nông thôn, thực hiện rộng rãi chương trình khuyến nông, hướng nghiệp trong nhà trường. Khuyến khích các hiệp hội tổ chức chuyển giao công nghệ, hướng dẫn các hộ làm ăn phù hợp với từng vùng sinh thái, chú trọng đặc biệt các công nghệ mới, đơn giản, như công nghệ sinh học đang có thị trường tiêu thụ sản phẩm. Khuyến khích các cơ sở dạy nghề đào tạo những hộ biết tổ chức sản xuất kinh doanh giỏi ở nông thôn.
Riêng đối với các hộ đói nghèo, thường không có nghề, không biết cách làm ăn, trình độ khoa học, quản lý thấp vì văn hoá thấp không được đào tạo, để thoát khỏi tình trạng đói nghèo họ phải được khắc phục các khiếm khuyết đó bằng sự trợ giúp của Nhà nước, của cộng đồng, của các nhà khoa học. Đi đôi với đào tạo, hướng dẫn kiến thức kinh nghiệm, cần phải tiến hành dạy văn hoá cho họ để họ có năng lực, trí tuệ, có khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có hiệu quả cao hơn; giúp họ biết tiếp cận với thị trường, tạo cho họ có niềm tin vào bản thân, để tự vươn lên.
3.1.2. Thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội có liên quan đếnlao động - việc làm - thu nhập - xoá đói giảm nghèo.