Thực hiện các chương trình kinh tế xã hội có liên quan đến lao động việc làm thu nhập xoá đói giảm nghèo.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế với việc xoá đói giảm nghèo ở tỉnh chăm pa sắc (Trang 47 - 48)

- Cơ cấu kinh tế có sự thay đổi theo hướng là: Nông nghiệp giảm từ

3. các nhóm giảI pháp chủ yếu để thực hiện phát triển kinh tế và thực hiện xóa đói giảm nghèo.

3.1.2. Thực hiện các chương trình kinh tế xã hội có liên quan đến lao động việc làm thu nhập xoá đói giảm nghèo.

Chương trình dân số kế hoạch hoá gia đình:

Đông con, ít lao động là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến đói nghèo của các hộ gia đình. Việc đưa chương trình dân số và kế hoạch hoá gia đình vào, vận động các hộ đói nghèo thực hiện rất quan trọng, làm cho cảnh đói nghèo của họ bớt gay gắt. Muốn thực hiện được, trước hết phải hỗ trợ các phương tiện nghe nhìn, sách báo..., để họ hiểu được lợi ích của việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình. Cần hỗ trợ họ các loại thuốc men, các dụng cụ tránh thai không phải trả tiền. Cần phải có các chính sách về lợi ích vật chất, khuyến khích cho họ sinh đẻ đúng kế hoạch.

Chương trình cho vay vốn từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm:

Chương trình này cho vay đến hộ gia đình, theo dự án nhỏ, để giải quyết việc làm với lãi suất ưu đãi. Đối tượng chủ yếu là các hộ gia đình ngoài làm ruộng, nay cần phát triển chăn nuôi, làm vườn, ngành nghề... để tạo đủ việc làm, tăng thu nhập.

Đối với các hộ vay vốn từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm, phần lớn đều là các hộ có đầu óc kinh doanh, biết làm ăn, biết sử dụng đồng vốn vào việc tạo ra chỗ làm việc mới thu hút lao động. Họ không những tạo ra chỗ làm việc cho lao động trong gia đình mà còn thu hút thêm lao động của họ hàng, hàng xóm láng giềng, trong đó có các hộ đói nghèo. Sản xuất phát triển, họ có điều kiện trang bị và áp dụng tiến độ khoa học kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh. Từ đó nhân ra các hộ trung bình, hộ đói nghèo học tập. Như vậy, chính họ là những người thầy hướng dẫn các hộ đói nghèo làm ăn có hiệu quả, nhanh chóng tự xoá đói giảm nghèo cho bản thân mình.

Chương trình phủ xanh đất trống đồi trọc:

Trước đây, nhất là sau công cuộc đổi mới về kinh tế, Nhà nước đã có chủ trương trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, và chủ trương này đã trở thành chương trình quốc gia.

Chủ trương này, địa phương đã biết phát huy thế mạnh của nó và triển khai thực hiện tốt, từng bước mang lại hiệu quả lớn. Nó là chương trình hỗ trợ một phần quan trọng chương trình xoá đói giảm nghèo. Để chương trình này được tồn tại và phát triển, yêu cầu Nhà nước mà cụ thể là UBND tỉnh phải tăng cường thực hiện một số chính như: hỗ trợ về vốn, hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, đặc biệt là tiêu thụ sản phẩm.

Chương trình chống mù chữ và phổ cập tiểu học:

Phần lớn người nông dân nông thôn có trình độ văn hoá rất thấp, có vùng tới 80% dân số mù chữ và tái mù chữ ( vùng cao như các huyện: Pa- thum-phon, Ba- chieng, vùng dân tộc ít người ). Để người dân hiểu được các chương trình Nhà nước đến với họ, để giúp đỡ họ, thì trước hết phải dạy cho họ có một số kiến thức, ít nhất là biết đọc, biết viết và biết làm bốn phép tính cộng - trừ - nhân - chia; để họ có thể nhận thức, nắm bắt được các kiến thức, kinh nghiệm làm ăn có hiệu quả, về áp dụng cho gia đình. Đây là giải pháp cần có trước khi giúp dân bằng các giải pháp khác...

Ngoài việc thực hiện các chương trình trên, còn cần phải triển khai thực hiện tốt các chương trình khác (như chương trình phòng chống tệ nạn xã hội, chương trình phòng chống sốt rét...)

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế với việc xoá đói giảm nghèo ở tỉnh chăm pa sắc (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w