Đổi mới quản lý nhà nước.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế với việc xoá đói giảm nghèo ở tỉnh chăm pa sắc (Trang 68 - 72)

- Cơ cấu kinh tế có sự thay đổi theo hướng là: Nông nghiệp giảm từ

3. các nhóm giảI pháp chủ yếu để thực hiện phát triển kinh tế và thực hiện xóa đói giảm nghèo.

3.2.5. Đổi mới quản lý nhà nước.

Để đạt được mục tiêu xoá đói giảm nghèo, điều kiện tiên quyết nhất là phải thực hiện cải cách nền hành chính hoàn thiện, cơ quan Nhà nước phải thực sự là của dân, do dân, vì dân. Nhận thức đầy đủ công tác xoá đói giảm nghèo, thực sự thấm nhuần nhận thức, thấy đó là trách nhiệm nặng nề, là thách thức toàn đảng bộ và chính quyền các cấp. Muốn vậy chính quyền các cấp, các ngành nâng cao trình độ chuyên môn, nắm chắc rõ pháp luật, trên cơ sở đó tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế, mọi người dân tự do sản xuất kinh doanh theo pháp luật một quyền cơ bản của dân đã được xác định trong hiến pháp nước Lào. Về chính sách phải được tháo gỡ vướng mắc trong các quy định của thể chế, thủ tục, giúp dân tìm kiếm thị trường, phương hướng sản xuất kinh doanh, tiếp cận các nguồn vốn, kỹ thuật, được Nhà nước cung cấp thông tin, đào tạo nghề nghiệp.

Đây chính là động lực quan trọng thúc đẩy nông nghiệp và kinh tế nông thôn của tỉnh phát triển, khuyến khích mạnh kinh tế hộ, các hình thức kinh tế hợp tác ở nông thôn, kinh tế trang trại. Kinh tế nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, theo mô hình cũ phải được chuyển sang hình thức tổ chức mới theo luật, đổi mới phương thức hoạt động theo hướng chính là hỗ trợ có hiệu quả cho kinh doanh hộ nông dân trong cả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Trong giải pháp này, sự đổi mới thể chế chính sách thuộc trung ương và tỉnh phải có vai trò tích cực và có sự năng động của chính quyền địa phương trong việc hướng dẫn hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn.

Có chính sách phải hướng dẫn trực tiếp mới thực sự có hiệu quả trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung và muốn tạo sự phát triển bền vững phải có giải pháp hữu hiệu trong chương trình xoá đói giảm nghèo.

Phần Kết luận

Phát triển kinh tế- xã hội và xoá đói giảm nghèo là những nhiệm vụ cấp bách, có ý nghĩa chiến lược lâu dài không chỉ vấn đề riêng của 1 quốc gia nào. Điều này cũng đúng với nước CHDC nhân dân Lào nói chung và tỉnh Chăm- pa- sắc nói riêng. Tỉnh Chămpasac là một tỉnh còn nhiều khó khăn về kinh tế và mức sống người dân còn thấp. Đồng thời còn rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết để có thể thực hiện được mực tiêu phát triển kinh tế nâng cao mức sống nhân dân, giảm bớt những cách biệt về sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội. Từ thực tế của tỉnh Chăm- pa- sắc, kết hợp với kinh nghiệm của nhiều nước và vùng lãnh thổ thế giới ta có thể thấy rằng: Không thể phát triển kinh tế- xã hội chỉ để làm giàu cho một thiểu số người, trong khi đại đa số người trong xã hội lại trở nên nghèo đói. Đó là đạo lý của sự phát triển quốc gia trong thời kỳ hiện đại. Đất nước càng phát triển, việc giảm phân cách giàu nghèo nói chung và xoá đói, giảm nghèo nói riêng càng trở thành một nhiệm vụ cấp bách, thường xuyên và có ý nghĩa tác động tích cực đối với quá trình phát triển lâu dài của quốc gia. Do đó, nếu không chú trọng tới vấn đề này, những thành tựu phát triển kinh tế của tỉnh cũng trở nên vô nghĩa, và đó là một trở ngại rất lớn tới ổn định tình hình chính trị xã hội về lâu dài của tỉnh nói riêng và nước CHDC nhân dân Lào nói chung. Với ý nghĩa đó luận văn “ Phát triển kinh tế với việc xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Chăm- pa- sắc nước CHDC nhân dân Lào ” mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé vào việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Chăm- pa- sắc nói riêng và đất nước Lào nói chung theo nghị quyết

của Đảng nhân dân CM Lào và của Đảng bộ tỉnh Chăm- pa- sắc trong thời kỳ 2010- 2015.

Tài liệu tham khảo

1. Phê phán cương lĩnh Gôta, C. Mác, Nxb sự thật, Hà Nội, 1975 2. Lênin toàn tập, tập 17, Nxb Tiến bộ Matxcơva, 1978

3. Lênin toàn tập, tập 36, Nxb Tiến bộ Matxcơva, 1978 4. Lênin toàn tập, tập 43, Nxb Tiến bộ Matxcơva, 1978

5. Văn kiện Đại hội Đảng nhân dân cách mạng Lào VII, năm 2001 6. Văn kiện Đại hội Đảng nhân dân cách mạng Lào VIII, năm 2006

7. Ban chỉ đạo xoá đói giảm nghèo tỉnh Chăm- pa- sắc, tổng kết năm thực hiện công tác xoá đói giảm ngheo giai đoạn 2001- 2005 và 2005 - 2010. 8. Báo cáo thống kê của sở nông nghiệp của tỉnh Chăm- pa- sắc

từ năm 2005- 2009

9. Báo cáo thống kê hoạt động kinh tế xã hội tỉnh Chăm- pa- sắc năm:2000,2003, 2005, 2007, 2009.

10. Báo cáo của sở kế hoạch và hợp tác phát triển về chương trình xoá đói giảm nghèo từ nay đến năm 2015 của tỉnh Chăm- pa- sắc.

11. Báo cáo tổng kết của phòng giáo dục đào tạo tỉnh Chăm-pa- sắc qua các năm:2001, 2003, 2005, 2007, 2009.

12. Giới thiệu về tỉnh Chăm- pa- sắc, năm 2010

13. Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm lần thứ VI năm 2006- 2010 14. Giáo trình: Dân số và phát triển, Nxb CTQG, Hà Nội - 2005

Lời cảm ơn

Để hoàn thành khóa luận nay em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Kinh tế – Học viện Báo chí & Tuyên truyền đã nhiệt tình dạy bảo em trong suốt bốn năm học vừa qua, trang bị cho em những kiến thức và hiểu biết cơ bản về chuyên ngành và những hiểu biết xã hội khác cũng như những kĩ năng thực hiện nghiên cứu khoa học để em có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.

Em cũng xin được bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến Ts. Trần Minh Trang đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này trong suốt thời gian qua.

Mặc dù đã rất cố gắng và nghiêm túc trong quá trình thực hiện khoá luận. Nhưng do trình độ và khả năng nghiên cứu khoa học còn hạn chế, cùng với những khó khăn riêng của một lưu học sinh nước ngoài nên chắc chắn luận văn còn nhiều thiếu sót. Kính mong các thầy, các cô và toàn thể các bạn thông cảm và cho em những lời chỉ bảo, đóng góp ý kiến quý báu để em có được những nhận thức sâu sắc hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội ngày 05 - 06 - 2011 Tác giả khóa luận. Saymayin Simon Sivon.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế với việc xoá đói giảm nghèo ở tỉnh chăm pa sắc (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w