2. thực trạng thực hiện xóa đói giảm nghèo ở tỉnh chămpasac từ năm 2001 đến năm 2010.
2.2. Một số quan điểm chủ chương chính sách xóa đói giảm nghèo của cộng hòa dân chủ nhân dân Lào nói chung và tỉnh Chămpasac nó
của cộng hòa dân chủ nhân dân Lào nói chung và tỉnh Chămpasac nói riêng.
Xóa đói giảm nghèo là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước và của tỉnh Chăm Pa Sắc, là yếu tố quan trọng bảo đảm sự ổn định, phát triển kinh tế - xã hội, đó cũng là nhiệm vụ rất nặng nề của toàn xã hội hiện nay.
Đảng, Nhà nước Lào đã đẩy mạnh cuộc vận động xoá đói giảm nghèo, coi đó là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn xã hội. Hiện nay cần phải tuyên truyền, giáo dục, nâng cao hơn nữa nhận thức của mọi cán bộ Đảng viên ở tất cả các ngành, các cấp trong các tầng lớp dân cư về ý nghĩa kinh
tế, chính trị, xã hội của vấn đề xoá đói giảm nghèo. Với tầm cỡ to lớn và khó khăn phức tạp của nó, xoá đói giảm nghèo không thể chỉ dừng ở các chủ trương, đường lối chung, mà phải có sự phối hợp đồng bộ, nhất quán từ chủ trương, đường lối của Đảng, các chính sách biện pháp cụ thể của Nhà nước các cấp, đến sự nỗ lực của mỗi gia đình, mỗi cá nhân người lao động.
Xoá đói giảm nghèo là sự kết hợp, thống nhất giữa các biện pháp về kinh tế với chính sách xã hội và giữ vững ổn định chính trị
Đói nghèo trước hết là vấn đề kinh tế, đồng thời cũng là vấn đề xã hội nhức nhối. Nó tác động sâu sắc vào các quan hệ xã hội, làm phát sinh và lây lan các tệ nạn, làm mất ổn định xã hội và có thể làm mất ổn định về chính trị. Đặc biệt nếu phân hoá giàu nghèo vượt quá giới hạn an toàn thì biến thành phân hoá giai cấp và xung đột giai cấp, làm suy giảm sự bền vững của chế độ chính trị xã hội. Vì vậy xoá đói giảm nghèo không phải chỉ có các chính sách, biện pháp phát triển kinh tế mà còn gắn liền với các chính sách xã hội, đặt trong tổng thể của sự ổn định chính trị.
Phải đặc biệt chú trọng bảo vệ lợi ích, quan tâm tới đời sống của các tầng lớp cơ bản trong xã hội như công nhân, nông dân, trí thức, các lực lượng bảo vệ an ninh cho chế độ. Đây chính là cơ sở xã hội của chế độ chính trị, không được để xảy ra hiện tượng người lao động bị bần cùng hoá, không được để tái sinh tràn lan hiện tượng người lao động bị bóc lột, ngược đãi, nhất là trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường nhiều thành phần.
Xoá đói giảm nghèo bằng phát huy tính tự lực, tự chủ, tự vươn lên của chính người nghèo, hộ nghèo, vùng nghèo.
Mặc dù xoá đói giảm nghèo là nhiệm vụ to lớn của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội, nhưng để vượt qua được nghèo đói, rút cuộc lại phải bằng sự nỗ lực, sự vươn lên vượt qua nghèo đói của chính người nghèo, hộ nghèo. Nếu mỗi người nghèo, hộ gia đình nghèo, vùng nghèo không tự vươn lên, thì không thể xoá được đói, giảm được nghèo. Đây là mối quan hệ qua lại giữa các hộ gia đình (đơn vị kinh tế cơ bản) với cộng đồng xã hội. Cộng
đồng xã hội chỉ có thể tạo mọi điều kiện thuận lợi, hỗ trợ cho mỗi cá nhân người lao động. mỗi gia đình tiếp cận các nguồn lực, vượt lên nghèo đói, mà không thể làm thay họ được.
Phải làm cho hộ nghèo, người nghèo tin vào triển vọng cuộc sống, có điều kiện và môi trường xã hội thuận lợi để phát triển khả năng sẵn có, bằng lịch sử, bằng đào tạo, bồi dưỡng để hình thành khả năng đó. Tính chất trợ giúp, hỗ trợ phát triển là nét nổi bật của xoá đói giảm nghèo. Cần quán triệt quan điểm này và thể hiện nó một cách toàn diện trong nội dung và biện pháp xoá đói giảm nghèo. Đây chính là sự thực hiện xã hội hoá vấn đề xoá đói giảm nghèo.
Huy động và khai thác hiệu quả mọi nguồn lực trong xã hội để xoá đói giảm nghèo.
Xoá đói giảm nghèo là nhiệm vụ rất khó khăn và không thể thực hiện được trong vài ngày, vài tháng, nó đòi hỏi các nguồn lực vật chất và tinh thần rất to lớn, trong đó trước hết là các nguồn lực vật chất như: tài nguyên, đất đai, vốn, kỹ thuật, công nghệ, thị trường, trình độ tay nghề của người lao động và cả môi trường chính trị, xã hội, kết cấu hạ tầng...
Nguồn tài chính của Nhà nước là rất quan trọng, song không thể chỉ trông chờ vào một nguồn đó, nhất là trong điều kiện ngân sách quốc gia còn nghèo, mà phải huy động mọi nguồn tài chính có thể xoá đói giảm nghèo. Nguồn đầu tư của Nhà nước cho xoá đói giảm nghèo chỉ có kết quả và ý nghĩa tích cực, khi nó được đặt trong tổng thể các nguồn lực vật chất huy động từ đóng góp của toàn xã hội. Bằng cách phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao hiệu quả sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ... chứ không phải bằng bao cấp tiêu dùng cho người nghèo, hộ nghèo.
Mở rộng và khai thác hiệu quả các nguồn lực từ bên ngoài cho xoá đói giảm nghèo
Mở rộng và khai thác hiệu quả các nguồn lực từ bên ngoài là sự bổ trợ quan trọng cho các nguồn lực trong nước trong công cuộc xoá đói giảm nghèo. Trong xu thế hội nhập, mở cửa với khu vực và thế giới, chúng ta có nhiều khả năng tìm kiếm các đối tác, phát triển các dự án phối hợp, các tài trợ và các viện trợ nhân đạo cho chương trình xoá đói giảm nghèo. Trong quá trình hợp tác này, chúng ta phải biết quản lý, điều phối khoa học, kiểm tra chặt chẽ để sử dụng, khai thác nguồn lực bổ trợ này một cách có hiệu quả. Như vậy xoá đói giảm nghèo cũng được đặt trong quá trình mở rộng hợp tác, tranh thủ khai thác và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực từ các nước, các tổ chức quốc tế bằng nhiều hình thức đa dạng phong phú.
Cần khuyến khích mọi người làm giàu, đồng thời ưu tiên xoá đói giảm nghèo ở các đối tượng chính sách và các vùng đặc biệt.
Xoá đói giảm nghèo không phải là chủ trương riêng, tách biệt khỏi các giải pháp kinh tế - xã hội mà luôn luôn nằm trong tổng thể của quá trình phát triển. Các hộ nghèo tồn tại bên cạnh các hộ không nghèo, các vùng nghèo tồn tại bên cạnh các vùng không nghèo, giữa hai bộ phận này luôn luôn có sự tác động qua lại lẫn nhau. Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho một bộ phận dân cư có điều kiện giàu lên, một mặt có tác dụng như những hạt nhân, động lực thúc đẩy kinh tế trong vùng phát triển, mặt khác có tác dụng lan toả, tác động đến sự phát triển của các hộ nghèo. Đồng thời với khuyến khích các nhóm dân cư có điều kiện làm giàu, cần có biện pháp ưu tiên mạnh đối với các hộ nghèo là đối tượng chính sách như: gia đình liệt sĩ, thương binh, gia đình có công với nước... để các hộ này có thể nhanh chóng thoát khỏi tình trạng đói nghèo.
Đối với những vùng đặc biệt khó khăn cũng cần phải có những giải pháp ưu tiên mạnh về nhiều mặt, nhất là với các vùng căn cứ địa cách mạng, những vùng đã chịu sự tàn phá nặng nề trong chiến tranh. Nếu để các vùng này tự vươn lên thì sẽ rất khó khăn và lâu dài, thậm chí những vùng này không thể tự vươn lên nếu không có sự hỗ trợ.
Sáu quan điểm trên đây có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, tác động và chi phối lẫn nhau, hợp thành hệ quan điểm chỉ đạo ở cấp vĩ mô và trong hoạt động cụ thể ở từng lĩnh vực, từng ngành, từng địa phương và cơ sở.