Giải pháp về vốn, kỹ thuật và công nghệ.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế với việc xoá đói giảm nghèo ở tỉnh chăm pa sắc (Trang 61 - 66)

- Cơ cấu kinh tế có sự thay đổi theo hướng là: Nông nghiệp giảm từ

3. các nhóm giảI pháp chủ yếu để thực hiện phát triển kinh tế và thực hiện xóa đói giảm nghèo.

3.2.2. Giải pháp về vốn, kỹ thuật và công nghệ.

Giải pháp huy động và sử dụng vốn đầu tư và công nghệ có hiệu quả nhằm phát triển kinh tế nông thôn Chăm Pa Sắc có ý nghĩa quyết định. Để thực hiện tốt giải pháp này, phải quan tâm hàng loạt vấn đề trong đó có những vấn đề cơ bản sau:

Một là, thực hiện tiết kiện trong sản xuất và tiêu dùng

Đối với nền kinh tế của Lào nói chung, và kinh tế nông thôn chậm phát triển thì thực hành tiết kiệm vừa là quốc sách, vừa là giải pháp để tạo vốn và sử dụng có hiệu quả. Tiết kiệm trong sản xuất càng lớn thì hiệu qủa trong sản xuất càng cao. Ngay đối với lĩnh vực tiêu dùng, nếu mức tiết kiệm

tiêu dùng cao sẽ có điều kiện hỗ trợ vốn ngược lại đối với quá trình sản xuất tiếp theo.

Những năm qua vừa, tại các vùng nông thôn của tỉnh có tỷ lệ đói nghèo rất cao, cao hơn rất nhiều so với vùng khác, nhưng trong thực tế sự lãng phí trong sản xuất và tiêu dùng lại rất lớn. Đó là một nghịch lý trong phát triển kinh tế nông thôn. Muốn giải quyết nghịch lý trên, cần phải đề cao giải pháp tiết kiệm, mà trước hết là tiết kiệm trong sản xuất. Cụ thể là:

- Tỉnh cần thực hiện miễn giảm thuế đối với các chủ đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, để thu hút ngày càng nhiều các nhà đầu tư vào khu vực nông thôn. Để đảm bảo hiệu quả đầu tư, bắt buộc các nhà đầu tư phải xây dựng các phương án đầu tư trên cơ sở các luận chứng kinh tế kỹ thuật có tính khả thi cao, và phải được thẩm định một cách chặt chẽ trước khi cho phép bỏ vốn đầu tư.

- Tỉnh phải tạo được cơ chế quản lý và giám sát các chương trình, dự án và sử dụng vốn vay một cách chặt chẽ. Huỷ bỏ dự án nếu thấy không hiệu quả, hạn chế tối đa tình trạng lãng phí và làm thất thoát vốn, thực hiện “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.

- Phải thực hiện kịp thời chế độ khen thưởng đối với các cá nhân và các tổ chức nghiên cứu khoa học có sáng kiến cải tiến, tiết kiệm vốn đầu tư cho Nhà nước và nhân dân.

- Đối với các doanh nghiệp, cá nhân đã có đóng góp vốn để phát triển kinh tế xoá đói giảm nghèo, cần tạo mọi điều kiện để mở rộng quyền đầu tư. Cần biểu dương, tuyên truyền thông qua phương tiện thông tin đại chúng, ghi nhận sự đóng góp của họ đối với sự nghiệp chung của tỉnh, hay trong cả nước.

- Để thực hiện tiết kiệm có hiệu quả, cần xử lý nghiêm khắc đối với các tổ chức, các cá nhân vi phạm nguyên tắc tài chính, có biện pháp ngăn chặn và xử lý nghiêm khắc đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi hối lộ, tham nhũng và lãng phí, bất kể đó là ai, và là tổ chức nào.

Hai là, mở rộng mọi hình thức liên doanh, liên kết vốn đầu tư.

Để xoá đói giảm nghèo của tỉnh trong điều kiện hiện nay, đòi hỏi số lượng về vốn rất lớn, trong khi thu nhập của dân cư vùng nông thôn còn quá thấp, chưa đủ để tích luỹ hoặc tập trung vốn để sản xuất. Vì vậy, việc liên doanh, liên kết để huy động vốn từ trong sản xuất, phát triển kinh tế là vấn đề rất quan trọng. Tuy nhiên, muốn để cho quá trình liên doanh, liên kết diễn ra thuận lợi, và qua đó tạo được nhiều vốn để đầu tư cho các quá trình kinh tế - xã hội, lại đòi hỏi có sự tác động không nhỏ trong các chính sách can thiệp của Nhà nước đối với nền kinh tế.

Trước hết, tỉnh cần hoàn thiện chiến lược đầu tư và điều chỉnh cơ cấu kinh tế, căn cứ vào mục tiêu phát triển chiến lược chung của cả nước. Nhà nước cần sử dụng các biện pháp kinh tế tối ưu để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài theo kế hoạch đã đề ra. Có chính sách ưu đãi đầu tư vào các vùng nông thôn miền núi, các ngành mà Nhà nước cũng như chính quyền của tỉnh coi là cấp bách. Tuy vậy, trong vấn đề này cũng nên có thái độ mềm dẻo như chấp nhận ý muốn của nhà đầu tư vào nơi họ muốn mà pháp luật cho phép, miễn là thu hút được nhiều dự án và vốn đầu tư. Đối với phát triển kinh tế nông thôn vùng núi, vùng sâu, vùng xa do điều kiện khó thu hút vốn đầu tư trực tiếp, Nhà nước có thể dùng các giải pháp để huy động các nguồn vốn khác như vốn từ nguồn ODA, vốn từ ngân sách Nhà nước... để đưa nhanh kinh tế các vùng này phát triển kịp kinh tế vùng xuôi.

- Những năm tới, để thu hút thêm nữa các nguồn vốn đầu tư Nhà nước và các bộ, ngành có liên quan cần đổi mới và hoàn thiện các luật lệ và thủ tục đầu tư theo hướng nhanh chóng, bớt phiền hà và hai bên cùng có lợi; tăng cường cải tạo, nâng cấp và phát triển mới kết cấu hạ tầng nông thôn; hoàn thiện cơ chế quản lý, nâng cao trình độ và nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý, đồng thời cần lựa chọn đội ngũ cán bộ quản lý có tầm vĩ mô. Về lâu dài, cần xây dựng kế hoạch đào tạo chuyên ngành đầu tư nước ngoài, nhằm tiêu chuẩn hoá trình độ và năng lực đội ngũ cán bộ làm

công tác quản lý đầu tư cho ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới.

- Cần xây dựng hệ thống ngân hàng đủ mạnh, với cơ chế phù hợp, đặc biệt là cơ chế nhận, gửi và cho vay. Trước mắt, tích cực nâng cấp hệ thống ngân hàng từ trung ương tới địa phương, đáp ứng ngang tầm với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới.

- Cần mở rộng mọi hình thức liên doanh, liên kết để thu hút vốn. Đặc biệt, cần có kế hoạch chiến lược tổng thể về sử dụng vốn có hiệu quả, nhất là việc sử dụng vốn phải đặt trong khuôn khổ định hướng xuất khẩu. Mặt khác, cần tạo lập môi trường pháp lý về kinh tế vĩ mô để có khả năng thu hút mạnh mẽ các dòng vốn nước ngoài.

- Khuyến khích các doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn, chủ động liên doanh, kết kết để tạo thế chủ động thu hút vốn của các thành phần kinh tế khác cùng tham gia đầu tư xây dựng các công trình vừa và nhỏ ở nông thôn.

- Nhà nước cần có kế hoạch đào tạo đội ngũ lao động trẻ ở nông thôn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư theo hướng ckhuyến khích sử dụng nguồn nguyên liệu và lao động tại chỗ.

Đầu tư cho phát triển kinh tế nông thôn trước hết là tạo điều kiện cho phát triển sản xuất và ổn định đời sống dân cư nông thôn, tận dụng nguồn lao động và tài nguyên, nâng cao thu nhập, nhanh chóng xoá đói giảm nghèo. Vì vậy, quá trình đầu tư phải tuân thủ mục tiêu, đầu tư phải tập trung và có hiệu quả, tránh đầu tư rải rác và thiếu tính khả thi, gây lãng phí vốn.

Ba là, tăng cường áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật và công nghệ.

Với điểm xuất phát như kinh tế nông thôn hiện nay, muốn phát triển mạnh, tất yếu đòi hỏi phải có sự tham gia của khoa học kỹ thuật và công nghệ mới. Để có khoa học kỹ thuật và công nghệ mới, ngoài sự nỗ lực đầu tư nghiên cứu trong nước, cần có sự hợp tác đầu tư với nước ngoài, nhằm

nghiên cứu và chuyển giao công nghệ để khai thác hết tiềm năng và thế mạnh của kinh tế nông thôn.

Với điều kiện kinh tế - xã hội thấp, điều kiện tự nhiên cũng gặp nhiều khó khăn và để thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu, thì nhân dân phải từng bước chuyển sang kinh tế sản xuất hàng hoá, tạo tiền đề cho công nghiệp hoá nông thôn, kinh tế nông thôn. Vì vậy tất yếu phải từng bước tiếp cận kịp thời với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ mới của thời đại. Muốn vậy, trước hết cần phải tập trung nghiên cứu, tuyển chọn các loại giống cây trồng, vật nuôi thích hợp và có hiệu quả kinh tế cao. Việc triển khai nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ mới phải được triển khai toàn diện, từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm. Chú trọng khai thác công nghệ nhập ngoại để tác động mạnh mẽ vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong những năm tới. Trên cơ sở đó, xây dựng các mô hình canh tác nông - lâm kết hợp trên các vùng sinh thái khác nhau, và đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ đó đến từng vùng và tiểu vùng nông thôn.

Đối với vùng nông thôn, việc đưa khoa học kỹ thuật và công nghệ vào phát triển kinh tế là vấn đề cấp bách hiện nay. Nhưng muốn vận dụng thành công khoa học kỹ thuật và công nghệ để phát triển kinh tế nhằm xoá đói giảm nghèo không thể dùng ý chí chủ quan, mà phải dựa vào các cơ sở khách quan khoa học, như điều kiện kinh tế - xã hội, văn hoá, giáo dục của từng vùng. Bên cạnh đó, phải có sự điều tra, đánh giá tỷ mỉ các nguồn tài nguyên về đất đai, rừng, khoáng sản..., đồng thời, lại phải xây dựng được quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, huyện; xây dựng các dự án phát triển ngành, nghề; các dự án về công tác định canh, định cư và phát triển các vùng kinh tế mới... Chỉ có trên cơ sở khách quan khoa học đó, thì việc vận dụng các thành tựu về khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo hiện nay mới có thể mang lại hiệu quả.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế với việc xoá đói giảm nghèo ở tỉnh chăm pa sắc (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w