Những quan điểm cơ bản

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế với việc xoá đói giảm nghèo ở tỉnh chăm pa sắc (Trang 40 - 42)

Ngay từ khi mói thành lập nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào một trong những nhiệm vụ quan trọng và xuyên suốt đó là vấn đề xóa đói giảm nghèo và tiến tới công bằng xã hội. Đó là mục tiêu đồng thời cũng là động lực để phát triển kinh tế mà liên quan đến tất cả các lĩnh vực kinh tế - chính trị - pháp luật - văn hóa - xã hội.

Trong các văn kiện đại hội Đảng của Lào vấn đề xóa đói giảm nghèo được nhiều lần đề cập đến. Để đảm bào xóa đói giảm nghèo và công bằng xã hội thì Đảng dân chủ Lào khằng định cần khuyến khích người dân làm giàu hợp pháp chăm lo xóa đói giảm nghèo thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng nông thôn và thành thị nhất là những khu vực vùng sâu vùng xa để cho mọi người tiến tới cuộc sống ấm no hạnh phúc, ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành, chữa bênh và có việc làm ổn định.

1.1. Phát triền kinh tế phải hướng vào sự phát triển kinh tế - xã hội.

Quan điểm có tính chất mục tiêu và chiến lược về xóa đói giảm nghèo là phải hướng vào sự phát triển. Trong chiến lược phát triền kinh tế phải lấy mục tiêu quan trọng hàng đầu là tạo việc làm, sử dụng có hiệu quả

nguồn lực lao động. Việc đưa đến bộ khoa học – kĩ thuật và công nghệ vào phải vừa đạt được mục tiêu về tăng trường kinh tế vừa đảm bảo hiệu quả về mặt xã hội của lao động, nghĩa là sử dụng kĩ thuật cao để tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh. Mặt khác phải áp dụng công nghệ tiên tiến để giải quyết những vấn đề đặt ra của xã hội, của lao động.

Tuy nhiên, do mặt bằng kinh tế xã hội và trình độ dân chí của một số huyện hoặc một số vùng trong tỉnh Chămpasac còn thấp, do đó để tạo được việc làm và sử dụng có hiệu quả nguồn lực lao động phải được tiến hành từng bước cải tiến nâng cấp khoa học kĩ thuật vào sản xuất. Theo chúng tôi bước đầu chủ yếu đưa công nghệ sinh học, giống cây trồng vật nuôi năng suất cao vào một số huyện thí điểm sau đó nhân rộng ra toàn tỉnh. Làm như vậy vừa đảm bảo phát triển ổn định cũng với trình độ nhận thức của nhân dân trong tỉnh.

1.2. Các ngành các cấp có trách nhiệm nâng cao hiệu quả lao động gópphần xóa đói giảm nghèo. phần xóa đói giảm nghèo.

Nâng cao hiệu quả lao động, xóa đói giảm nghèo là trách nhiệm của nhà nước, của các cấp các ngành các tổ chức xã hội và là trách nhiệm của cả người dân. Do vậy nhà nước cần có những chính sách để khuyến khích các tổ chức, các đơn vị kinh tế, các chủ doanh nghiệp, các hộ gia đình và mọi người ở mọi thành phần kinh tế chủ động tạo ra việc làm.

Khuyến khích sử dụng có hiệu quả các nguồn lực lao động, làm giàu chính đáng, mặt khác phải có những biện pháp tích cực kiểm soát các hoạt động kinh tế đặc biệt là kiểm soát thị trường lao động giảm tỉ lệ thiếu việc làm trong khả năng và phạm vi cho phép.

1.3. Thực hiện các chính sách phải khai thác hết tiềm năng lao động.

Để nâng cao hiệu quả lao động và thực hiện xóa đói giảm nghèo vấn đề bao trùm là phải bằng mọi biện pháp, tiêp tục khai thác tiềm năng lao động trên cơ sở phát triển mạnh mẽ nền sản xuất hàng hóa nhiều thành phần, với những hình thức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đa dạng, đan sen

va hỗ trợ lẫn nhau, vừa hợp tác vừa cạnh tranh, hình thành thị trường thống nhất và linh hoạt, không bị chia cắt bởi yếu tố địa lý, hành chính. Khai thác hết tiềm năng lao động là quan điểm cơ bản để hình thành chính sách tạo việc làm xóa đói giảm nghèo. Quan điểm này phải được thể chế hóa thành lập pháp để người lao động nâng cao trình độ lành nghề. Hỗ trợ người đói nghèo để họ có điều kiện, cơ hội vượt qua đói nghèo đảm bảo mức sống cần thiết và theo kịp sự phát triển của xã hội.

1.4. Kết hợp giữa mục tiêu trước mắt và lâu dài, tiến hành có trọng điểmtrong quá trình phát triển. trong quá trình phát triển.

Phát triển kinh tế với việc xóa đói giảm nghèo là vấn đề cơ bản, vừa có tính chiến lược lâu dài , vừa là những vấn đề phải giải quyết trước mắt. Trong quá trình thực hiện những năm tiếp theo phảI tập trung các chương trình dự án để hỗ trợ cho các đối tượng bức bách nhất ở nông thôn, những người nghèo đói, nhất là những người thuộc diện chính sách, người tàn tật, trẻ em, phụ nữ, đồng bào dân tộc ở những huyện vùng đặc biệt khó khăn.

Trong chương trình quốc gia về xóa đói giảm nghèo, phải lập các quý về xóa đói giảm nghèo để hỗ trợ cho các đối tượng ưu tiên trên đồng thời phải tiến hành có trọn tâm trọng điểm, phải hình thành tổ chức từ trung ương đến địa phương, cơ sở để thực hiện công tác này.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế với việc xoá đói giảm nghèo ở tỉnh chăm pa sắc (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w